Tập đoàn FLC sau 10 năm: Cổ phiếu họ FLC của ông Trịnh Văn Quyết èo uột, giá thấp hơn ly trà đá (bài 3)

(Vietnamdaily) - Tỷ phú Trịnh Văn Quyết là một trong những doanh nhân có nhiều doanh nghiệp trên sàn nhất ở Việt Nam hiện nay, dù ngoài Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) ông Quyết gần như không giữ ghế lãnh đạo ở bất kỳ doanh nghiệp nào khác.

Tính đến thời điểm này, có tổng cộng 7 công ty có liên quan đến vị tỷ phú Trịnh Văn Quyết đang được giao dịch tập trung trên hai sàn chứng khoán gồm: Tập đoàn FLC (HoSE: FLC); Nông dược H.A.I (HoSE: HAI); Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS); Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (HNX: KLF), Chứng khoán BOS (HNX: ART), Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD (HoSE: AMD), GAB (HoSE: GAB).

Đó đều là những cái tên quen thuộc trong nhóm các doanh nghiệp có liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, mà đứng đầu là CTCP Tập đoàn FLC – nơi ông đang nắm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT (tạm gọi là họ FLC).

Trụ chính - cổ phiếu FLC mang lại nhiều cảm xúc cho tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Tại Tập đoàn FLC, cá nhân tỷ phú Trịnh Văn Quyết nắm giữ trên 21%, tương ứng với 150 triệu cổ phần. Cổ phiếu FLC được ví von như quân cờ trong tay của vị tỷ phú này.

Tuy vậy, cổ phiếu FLC cũng được biết đến là một mã "tai tiếng" vào cuối năm 2017, chính ông Quyết đã chịu án phạt cho hành vi giao dịch “chui” của mình.

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường của Tập đoàn FLC diễn ra ngày 23/10/2017, cổ đông đã thông qua việc ông Trịnh Văn Quyết được nâng sở hữu lên trên 25% vốn mà không phải chào mua công khai.

Theo đó, ông Quyết đã đăng ký mua vào 37 triệu cổ phiếu FLC trong khoảng thời gian từ 20/11-19/12/2017 nhằm tăng sở hữu lên 30,12%.

Bất ngờ, ngay sau đó, UBCKNN công bố quyết định xử phạt ông Quyết về hành vi bán ra tới 57 triệu cổ phiếu FLC (8,9%) trong khoảng thời gian từ 20-24/10 mà không báo cáo dự kiến giao dịch.

Thông tin Chủ tịch Quyết sẽ mua vào 37 triệu cổ phiếu FLC được tung ra thị trường lại chính là thời điểm thực hiện bán “chui” 57 triệu cổ phiếu.

Trên thị trường, thị giá cổ phiếu FLC trong 4 ngày từ 20-24/10 dao động từ 7.140-7.350 đồng/cp. Như vậy, giao dịch “chui” trên đã đem lại cho ông Quyết khoảng hơn 400 tỷ đồng.

Sau “tai tiếng” trên, cổ phiếu FLC của vị tỷ phú cũng khá nhiều lần làm dậy sóng các nhà đầu tư, gần đây nhất có thể kể đến việc tăng trần nhiều phiên rồi lại nằm sàn.

Vào giữa tháng 10/2019, trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam gặp khó khi VN-Index không chinh phục thành công ngưỡng kháng cự mạnh 1.000 điểm thì cổ phiếu FLC có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp với hàng chục triệu đơn vị khớp lệnh.

Điển hình, trong hai phiên 16/10 và 17/10, khối lượng giao dịch khớp lệnh cổ phiếu FLC đạt lần lượt 30,7 và 20,9 triệu đơn vị.

Với việc giá cổ phiếu tăng từ 3.320 đồng/cp lên 4.630 đồng/cp, vốn hóa thị trường của Tập đoàn FLC tăng gần 930 tỷ đồng. Được biết, cổ phiếu FLC liên tục tăng kịch trần vì có tin thời gian sau đó doanh nghiệp này chào bán gần 300 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp.

Sau quyết định huỷ “game” phát hành cổ phiếu trên, cổ phiếu FLC đã nằm sàn xuống 4.750 đồng/cp chốt phiên 31/10 với khối lượng giao dịch rất cao gần 22 triệu cổ phiếu được sang tay.

Tap doan FLC sau 10 nam: Co phieu ho FLC cua ong Trinh Van Quyet eo uot, gia thap hon ly tra da (bai 3)
 Có đến 7 công ty liên quan đến Tỷ phú Trịnh Văn Quyết.

Cổ phiếu HAI, ROS, KLF, ART,... và những giao dịch xung quanh mạng lưới của họ FLC

Những cổ phiếu trong họ FLC tuy không có mối quan hệ mẹ - con với nhau nhưng lại có liên quan đến Tập đoàn FLC hay ông Quyết. Nếu như Chứng khoán BOS và FLC Faros có sự góp mặt của cổ đông lớn là ông Trịnh Văn Quyết thì những công ty liên quan còn lại đều có cổ đông lớn là Tập đoàn FLC.

Với FLC Faros, Công ty lên sàn từ ngày 1/9/2016 dòng tiền của doanh nghiệp này chỉ quanh quẩn trong nội bộ của Tập đoàn FLC.

FLC Faros mang tiếng là nhà thầu hàng đầu nhưng kỳ thực chỉ nhận thầu từ các dự án của Tập đoàn FLC, có nghĩa Tập đoàn FLC chính là bên kiến tạo lợi nhuận và sinh nhai cho FLC Faros.  

Tại FLC Faros, ông Quyết đã sở hữu trên 67% vốn điều lệ và là trong 2 cổ đông lớn. Cổ đông lớn còn lại cũng không phải là người ngoài – mà chính là Công ty TNHH FLC Land (một công ty con của Tập đoàn FLC).

Nhóm cổ phiếu trong họ FLC ghi nhận giao dịch sôi động nhất trong năm 2017. Thời gian ấy, các giao dịch tưởng chừng không liên quan nhưng khi được sâu chuỗi lại và tạo thành chuỗi giao dịch khá có liên quan đến nhau.

Trở lại vào thời điểm vị tỷ phú bị phạt vì bán chui cổ phiếu FLC, khi ấy FLC Faros cũng thực hiện bán “chui” hơn 13,6 triệu cp AMD của FLC AMD và bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tuýt còi.

Trước đó, FLC Faros đã gom vào 15,8 triệu cp AMD tại mức giá 19.250 đồng/cp, kéo cổ phiếu này tím trần liên tục nhiều phiên. Lúc này, FLC Faros còn cử người sang làm Tổng giám đốc tại FLC AMD.

Ở FLC Faros, ngoài những thông tin giao dịch bán “chui” trên thì không thấy sự xuất hiện mua vào của Tập đoàn FLC hay ông Quyết. Duy chỉ có giao dịch mua vào 1 triệu cổ phiếu của em gái ông Trịnh Văn Quyết cuối tháng 8/2017. Đến hiện tại, hầu như chưa xuất hiện giao dịch trong họ FLC với cổ phiếu ROS.

Liên quan đến cổ phiếu AMD của FLC AMD, trong năm 2017, ngoài FLC Faros thì chỉ có Chủ tịch và hai Thành viên HĐQT Công ty thay phiên đăng ký mua bán cổ phiếu. Bước sang năm 2018, Chứng khoán BOS (lúc đó có tên Chứng khoán Artex) mới xuất hiện để giao dịch cổ phiếu AMD, bất ngờ hơn nữa Tập đoàn FLC cũng đã bắt đầu ra tay đăng ký gom cổ phiếu AMD.

Với Nông Dược H.A.I, nơi mà Tập đoàn FLC nắm giữ 17% vốn, Tập đoàn FLC luôn xuất hiện khi mà cổ phiếu HAI cứ liên tục trần rồi lại nện sàn nhiều phiên với khối lượng giao dịch rất lớn. Ngoài ra không ghi nhận giao dịch của các vệ tinh khác trong họ FLC.

Tại các giao dịch của Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS, mặc dù không thấy bóng dáng chính thức của Tập đoàn FLC hay ông Trịnh Văn Quyết nhưng có giao dịch của Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn FLC và Thành viên Hội đồng quản trị của Chứng khoán BOS.  

Bắt đầu từ năm 2017, nhiều vị lãnh đạo của Tập đoàn FLC thay nhau đăng ký mua vào và bán ra cổ phiếu ART của Chứng khoán BOS. Riêng ông Trịnh Văn Quyết sau vô số lần mua vào lại bán ra, hiện ông đang là cổ đông lớn duy nhất tại đây, tương ứng với tỷ lệ sở hữu gần 8,5% vốn Chứng khoán BOS.

Điểm chung của họ FLC có thể kể đến là tình hình kinh doanh không mấy khởi sắc, èo uột, thị giá cổ phiếu cũng chưa bằng ly trà đá.

Tập đoàn FLC bị cưỡng chế thuế

(VietnamDaily) - Tập đoàn FLC thông báo nhận được 9 quyết định cưỡng chế thuế nhưng không tiết lộ số tiền cụ thể.

Lợi nhuận thấp, ngừng phát hành, cổ phiếu 'họ FLC' quay đầu lau sàn

(Vietnamdaily) - Tập đoàn FLC (FLC) vừa báo lãi quý 3 lao dốc đến 70% so cùng kỳ. Ngoài ROS cũng giảm lãi, một số doanh nghiệp khác trong dòng họ FLC có kết quả khởi sắc nhưng lợi nhuận mang lại chẳng là bao.

Kết quả kinh doanh èo uột

Doanh thu thuần quý 3 của Tập đoàn FLC đạt hơn 5.190 tỷ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh 138% lên mức hơn 5.132 tỷ đồng kéo theo lãi gộp trong kỳ suy giảm 73% về còn 58 tỷ đồng.

Tập đoàn FLC sau 10 năm: Quy mô 'voi', lợi nhuận 'chuột nhắt' (bài 1)

(Vietnamdaily) - Kể từ ngày thành lập đến nay đã đủ thập kỷ (10 năm), so với thời điểm chập chững thì giờ đây công ty của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã to lớn. Nhưng đằng sau sự to bự khổng lồ đó là 'chú chuột nhắt lợi nhuận'.

Tiền thân Tập đoàn FLC là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập năm 2008.

Công ty Trường phú Fortune được thành lập với số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng và được chuyển đổi thành CTCP từ ngày 09/12/2009 sau đó đổi tên thành CTCP FLC vào ngày 20/01/2010.

Tin mới