Tập đoàn Nhật Bản chính thức đầu tư 90 triệu USD cho Masan High-Tech Materials

(Vietnamdaily) - Ngày 27/11, Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (MHT) công bố đã hoàn tất thỏa thuận thiết lập liên minh chiến lược với Mitsubishi Materials Corporation (MMC).

Như một phần của hợp tác này, MMC đã mua 109.915.542 cổ phần phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ với tổng giá trị tiền mặt là 90 triệu USD (sau đây gọi tắt là “Thỏa thuận Đầu tư Chiến lược”). MMC nắm giữ 10,0% vốn cổ phần pha loãng hoàn toàn của Công ty và là cổ đông lớn thứ hai của MHT.

Tap doan Nhat Ban chinh thuc dau tu 90 trieu USD cho Masan High-Tech Materials
Dây chuyền chế biến hiện đại của Masan High-Tech Materials (MHT). Ảnh: Masan.
Credit Suisse đóng vai trò tư vấn tài chính độc quyền cho MHT. Thỏa thuận Đầu tư Chiến lược đã được hoàn tất với sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cũng như sự chấp thuận của các cổ đông MHT.
Hai bên sẽ thảo luận về việc phát triển một đơn vị kinh doanh độc lập để phát huy và tăng cường sức mạnh hiệp lực cho nền tảng vonfram chế biến cận sâu của mỗi bên.
Khả năng cung cấp cho khách hàng các giải pháp vượt trội và linh hoạt nhờ vào chuỗi giá trị tích hợp mang tính chiến lược là yếu tố quan trọng để tăng trưởng bền vững, đặc biệt là trong lĩnh vực vonfram. Là một trong những nền tảng vonfram có thế mạnh từ nguồn cung ổn định các nguyên liệu sơ cấp (tinh quặng) và thứ cấp (tái chế), sau đó chế biến thành các oxit vonfram, bột vonfram, vonfram cacbua và hóa chất có chất lượng tốt nhất, MHT tự hào là nhà cung cấp các sản phẩm tiên tiến và không ngừng đổi mới.
Thành công của MHT còn được khẳng định bởi sự kết hợp giữa nền tảng nghiên cứu - phát triển đẳng cấp thế giới và đội ngũ kỹ sư ứng dụng tận tâm, giàu chuyên môn với khả năng phát triển các sản phẩm thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật khắt khe, nhờ đó đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng.
Tap doan Nhat Ban chinh thuc dau tu 90 trieu USD cho Masan High-Tech Materials-Hinh-2
 Nhà máy chế biến khoáng sản của MHT tại mỏ đa kim Núi Pháo. Ảnh: Masan.
Tiếp theo sau thương vụ mua lại mảng kinh doanh vonfram từ H.C. Starck (HCS) – doanh nghiệp vonfram cận sâu hàng đầu thế giới - vào tháng 6/2020, sự hợp tác của MMC với vai trò là đối tác chiến lược một lần nữa củng cố bước chuyển đổi của MHT trở thành nền tảng vonfram công nghệ cao tích hợp theo chiều dọc. 
Thông qua thỏa thuận hợp tác này, sẽ mở ra các cơ hội hợp tác và đầu tư vào các nghiên cứu mang tính cách mạng, thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ quan trọng. Qua đó, mở rộng danh mục sản phẩm vonfram công nghệ cao của mỗi bên.
Đồng thời, nâng cao năng lực của cả MMC và MHT để cung cấp các sản phẩm vật liệu vonfram công nghệ cao có chất lượng và hiệu suất hàng đầu trong tương lai; và tăng cường hệ thống bán hàng ở châu Á Thái Bình Dương, nhờ đó gia tăng sản lượng tiêu thụ bột vonfram của MHT ở khu vực này. 
Masan High-Tech Materials là nhà cung cấp hàng đầu các khoáng sản quan trọng như Vonfram, Florit và Bismuth. Hiện nay, Masan High-Tech Materials đang quản lý và vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim hàng đầu thế giới tại miền Bắc.
Ngoài ra, Masan High-Tech Materials còn là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về kim loại công nghệ chịu nhiệt, cung cấp cho các lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng như điện tử, công nghiệp hóa chất, ô tô, công nghệ y tế, hàng không và hàng không vũ trụ, công nghệ năng lượng và môi trường, chế tạo máy và công cụ được sản xuất tại các tổ hợp thuộc sở hữu của tập đoàn này ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á.
Mitsubishi Materials Group là một “nhà sản xuất vật liệu tích hợp”, cung cấp các vật liệu cơ bản như đồng và xi măng. Bên cạnh đó, MMC còn sản xuất và cung cấp các bộ phận cơ khí, vật liệu và linh kiện điện tử được sử dụng trong ô tô, thiết bị gia dụng..., và các công cụ chế tạo khác. MMC đồng thời tham gia vào lĩnh vực tái chế và năng lượng.

Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Biden có thể diễn ra ở đâu?

(VietnamDaily) - Ông Joe Biden được các hãng truyền thông Mỹ đưa tin là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 và dự kiến nhậm chức vào ngày 20/1/2021. Nếu vậy, buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Biden có thể diễn ra ở đâu?

Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?
Chính trị gia Joe Biden, người được truyền thông Mỹ đưa tin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020, tuyên bố ông sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2021, dù Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chưa nhận thua. Ảnh: Reuters. 
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-2
 Nếu ông Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46 vào ngày 20/1/2021, buổi lễ tuyên thệ của ông dự kiến sẽ diễn ra tại Điện Capitol (Trụ sở Quốc hội Mỹ) ở thủ đô Washington. Ảnh: Wikipedia. 
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-3
 Hồi tháng 10/2020, truyền thông đưa tin, Ủy ban Liên hợp Quốc hội về Lễ Tuyên thệ đã nhất trí rằng lễ tuyên thệ của vị Tổng thống đắc cử trong cuộc bầu cử 2020 sẽ được tổ chức tại khu vực mặt phía Tây Điện Capitol. Ảnh: AP. 
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-4
 Được biết, Trụ sở Quốc hội là nơi từng chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của nhiều vị Tổng thống Mỹ trước đây. Ảnh: CNBC. 
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-5
 Tòa nhà Quốc hội Mỹ được khởi công xây dựng vào năm 1793. Tổng thống George Washington (ảnh) là người chọn địa điểm cũng như đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng tòa nhà. Kiến trúc sư đầu tiên của công trình này là William Thornton. Ảnh: Wikipedia. 
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-6
 Cánh Thượng Nghị Viện được xây xong vào năm 1800 và phiên họp Quốc hội đầu tiên được diễn ra tại đây. Ðến năm 1811, Cánh Hạ Nghị Viện được hoàn tất. Ảnh: Time. 
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-7
 Tuy nhiên, không lâu sau khi hoàn thành cả hai cánh, Tòa nhà Quốc hội đã bị quân Anh đốt cháy một phần vào ngày 24/8/1814, trong cuộc chiến tranh bắt đầu từ năm 1812. Hai kỹ sư sau đó được kêu gọi để giúp xây dựng lại tòa nhà. Ảnh: JA. 
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-8
Việc tái thiết bắt đầu vào năm 1815, bao gồm các phòng được thiết kế lại cho cả hai cánh Thượng viện và Hạ viện, và được hoàn thành vào năm 1819. Ảnh: Getty. 
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-9
 Tòa nhà Quốc hội Mỹ được mở rộng vào thập niên 1850. Năm 1855, quyết định phá bỏ mái vòm cũ bằng gỗ của tòa nhà và thay thế bằng một mái vòm bằng gang được đưa ra. Ảnh: USCP.
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-10
Mái vòm mới do Thomas U. Walter thiết kế, có những ô cửa kính để lấy ánh sáng mặt trời.  
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-11
 Tượng Tự do được đưa lên đỉnh vòm vào năm 1863. Đây có thể nói là điểm nhấn sáng tạo tuyệt vời trong công trình kiến trúc của Điện Capitol. 
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-12
 Qua nhiều lần tái thiết và sửa đổi, ngày nay, Điện Capitol có diện tích hơn 16 nghìn mét vuông, bao gồm 540 phòng, 658 cửa sổ và 850 cửa ra vào. Nó có khả năng chứa khoảng 4.000 người cùng một lúc. Ảnh: Sasaki.   
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-13
 Theo Wikipedia, vào ngày 19/12/1960, Tòa nhà Quốc hội đã được Cục Công viên Quốc gia Mỹ xếp hạng là Di tích Lịch sử Quốc gia.
Le tuyen the nham chuc cua ong Biden co the dien ra o dau?-Hinh-14
 Đây là công trình kiến trúc mang phong cách cổ kính xen lẫn hiện đại rất trang trọng. 

Mời độc giả xem thêm video: Truyền thông Mỹ đưa tin ông Biden là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 (Nguồn video: VTV)

Tòa án ở Pennsylvania tạm thời chặn chứng nhận kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

(VietnamDaily) - Một thẩm phán ở bang Pennsylvania đã tạm thời chặn bang này chứng nhận thêm kết quả bầu cử, sau khi nhiều bang khác đã chứng nhận chiến thắng của ông Joe Biden.

Theo Forbes, một thẩm phán ở Pennsylvania ngày 25/11 đã tạm thời chặn bang Pennsylvania chứng nhận thêm kết quả bầu cử, sau khi nhiều bang đã chứng nhận chiến thắng của ông Joe Biden.
Một số cử tri và ứng cử viên của Pennsylvania, trong đó có Hạ nghị sĩ Mike Kelly của Đảng Cộng hòa, đã kiện chính quyền Pennsylvania, bao gồm cả Tổng Thư ký bang Kathy Boockvar và Thống đốc Tom Wolf, cáo buộc rằng các quy tắc bỏ phiếu qua thư của bang là vi hiến.