Tập đoàn PVN thu về hơn 480.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

(Vietnamdaily) - PVN cho biết các chỉ tiêu tài chính hầu hết hoàn thành vượt mức kế hoạch, duy trì mức tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước.

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) cho biết tổng doanh thu toàn tập đoàn nửa đầu năm ước đạt 482.300 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Tập đoàn nộp ngân sách 71.100 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Năm nay, PVN đặt mục tiêu tổng doanh thu toàn tập đoàn là 734.200 tỷ đồng, cao hơn 56.500 tỷ đồng so với kế hoạch năm ngoái, tương đương tăng 8%. Nộp ngân sách toàn tập đoàn kỳ vọng đạt 94.000 tỷ đồng, tăng 20% so với mục tiêu năm 2023. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tập đoàn phấn đấu đạt 22.000 tỷ đồng.

Như vậy kết thúc nửa đầu năm, PVN đã thực hiện được 66% mục tiêu doanh thu cả năm.

Tap doan PVN thu ve hon 480.000 ty dong trong 6 thang dau nam
Nguồn: Tổng hợp từ công bố của PVN. 

Trong hai quý đầu năm, tập đoàn có 2 phát hiện dầu khí mới (tại Lô 09-1, mỏ Rồng và Lô PM3-CAA, mỏ Bunga Aster), giúp gia tăng trữ lượng trong 6 tháng đầu năm đạt 4,38 triệu tấn quy dầu.

Đây là kết quả rất khả quan vì suốt trong giai đoạn 2019-2023, chỉ có năm 2023, tập đoàn mới có 2 phát hiện dầu khí trong một năm.

Về sản xuất, ngoại trừ chỉ tiêu sản xuất điện (đạt 95,9%) do yếu tố khách quan, tất cả các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu còn lại của PVN đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 6 tháng từ 2,7 - 33,1%, tăng 1,4-21,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Công tác đầu tư được PVN ưu tiên đẩy mạnh trong nửa đầu năm 2024. Với sự hỗ trợ tháo gỡ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ/ngành, các “nút thắt, điểm nghẽn” trong đầu tư tại các dự án trọng điểm của Tập đoàn đã từng bước được xem xét, tháo gỡ. Giá trị giải ngân đầu tư 6 tháng đầu năm ước đạt 15.550 tỷ đồng, tăng 81% so với thực hiện năm 2023.

Thế khó của doanh nghiệp xi măng, chật vật tìm đầu ra

(Vietnamdaily) - Ngành xi măng đang đối diện với thảm cảnh khi tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu trầm lắng. Trong khi đó, các chi phí đầu vào liên tục tăng, và việc tăng giá bán lại chưa thể thực hiện được vì đang phải cạnh tranh gay gắt.

Bộ Tài chính vừa ban hành quyết định thanh tra tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) và 3 công ty con gồm Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng và CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (Mã: HT1).

Nội dung thanh tra sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp; hạch toán doanh thu, chi phí và báo cáo kết quả kinh doanh; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; và chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính khác đối với doanh nghiệp.

'Sức khoẻ' của Danh Khôi: Lợi nhuận trồi sụt, tiền mặt còn vài trăm triệu đồng

(Vietnamdaily) - Danh Khôi đang trải qua thời gian khó khăn khi kết quả kinh doanh trồi sụt thất thường. Hầu hết tài sản của công ty đang nằm ở các khoản phải thu và lượng tiền nhàn rỗi chỉ còn vài trăm triệu.

Xuất phát từ một trưởng phòng kinh doanh của Tập đoàn Đất Xanh – công ty hoạt động trong lĩnh vực môi giới, phân phối bất động sản thời kỳ đầu (2004-2005), sau đó năm 2006 ông Lê Thống Nhất ra ngoài làm ăn riêng với việc thành lập công ty mới. Năm 2014, công ty nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với số vốn ban đầu là 1,9 tỷ đồng.

Mãi đến năm 2016, công ty đổi tên thành CTCP Bất động sản Netland. Đến năm 2020, công ty chính thức đổi tên thành CTCP Tập đoàn Danh Khôi như hiện tại. Từ đó đến nay, Danh Khôi liên tục phát triển và được biết nhiều đến là một trong những đơn vị bán bất động sản tại thị trường phía Nam.