Tập trận chung Mỹ-Hàn “đổ thêm dầu vào lửa”

(Kiến Thức) - Phản ứng trước lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc, CHDCND Triều Tiên đã bắn nhiều tên lửa tầm ngắn và xem ra tập trận chung Mỹ-Hàn đang “đổ thêm dầu vào lửa”.

 Tập trận chung Mỹ-Hàn “đổ thêm dầu vào lửa”
Trả lời phỏng vấn của Deutsche Welle (DW), chuyên gia Đông Á Rüdiger Frank nói về tác động của lệnh trừng phạt mới nhất đối với CHDCND Triều Tiên. Ông Rüdiger Frank là giáo sư Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Vienna và đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Triều Tiên cũng như tại Đại học Nghiên cứu về CHDCND Triều Tiên (Đại học Kyungnam) ở Seoul.
Tap tran chung My-Han “do them dau vao lua”
Phản ứng trước lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc và tập trận chung Mỹ-Hàn, Triều Tiên phóng nhiều tên lửa tầm ngắn vào Biển Nhật Bản. 
Về phản ứng bắn tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên, giáo sư Rüdiger Frank cho rằng động thái nói trên là phản ứng trước lệnh trừng phạt mới của LHQ và hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên. Nhiều nhà phân tích đã tiên đoán động thái này của Bình Nhưỡng để phản ứng với LHQ và các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc diễn ra trong tuần này. Triều Tiên muốn bày tỏ thái độ phản đối lệnh trừng phạt mới nhất của LHQ đối với một quốc gia có chủ quyền.
Liên quan đến các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn bắt đầu vào 7/3 và là cuộc diễn tập quân sự lớn nhất từ trước tới nay trên bán đảo Triều Tiên, giáo sư Frank cho rằng đây là hành động “đổ thêm dầu vào lửa”. Trong bối cảnh căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vốn đã dâng cao, lệnh trừng phạt mới của LHQ có thể khiến cho Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân nữa, nếu điều kiện kỹ thuật cho phép. Trong tình hình này, các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc chắc chắn sẽ phản tác dụng.
Tap tran chung My-Han “do them dau vao lua”-Hinh-2
Tập trận chung Mỹ-Hàn chẳng khác gì "đổ thêm dầu vào lửa", khiến cho tình hình Bán đảo Triều Tiên càng thêm căng thẳng. 
Theo giáo sư Frank, tình hình hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên có diễn biến tương tự năm 2013. Sự khác biệt lớn là nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã được nắm quyền lực được ba năm, không giống như trong năm 2013 khi ông mới lên nắm quyền.
Vào thời điểm này, Triều Tiên cũng đang phải đối mặt với áp lực gia tăng từ phía Trung Quốc, nước đã chấp thuận các biện pháp trừng phạt mới của LHQ. Người ta sẽ phải chờ đợi xem căng thẳng trong khu vực sẽ tăng lên đến mức nào và hy vọng rằng tình hình sẽ không dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự.
Nói về các biện pháp trừng phạt mới nhất đánh mạnh vào lĩnh vực xuất khẩu của Triều Tiên, giáo sư Frank nói điều đặc biệt thú vị là Trung Quốc đã ủng hộ việc cấm Triều Tiên xuất khẩu các sản phẩm như đất hiếm. Điều đó cho phép Trung Quốc hưởng lợi về kinh tế và tiếp tục giữ thế độc quyền trên thị trường này.
Các biện pháp mới nhất tác động không chỉ đến xuất khẩu mà còn đến nhập khẩu của Triều Tiên. Do đó toàn bộ ngành ngoại thương của Triều Tiên bị ảnh hưởng. Trong khi các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng xấu đến tất cả những người phụ thuộc vào ngoại thương mại, nhưng chưa chắc chúng sẽ có bất kỳ tác động nào đến các chương trình hạt nhân- tên lửa của Triều Tiên. Bởi vì Triều Tiên không nhập khẩu bất kỳ bộ phận nào được sử dụng trong các chương trình này.
Các biện pháp trừng phạt mới của LHQ sẽ khiến cho tình hình kinh tế của Triều Tiên gặp nhiều khó khăn hơn và gánh nặng chủ yếu lại dồn vào những người “thấp cổ bé họng” trong xã hội. Người ta từng hy vọng rằng điều này sẽ dẫn đến phản ứng dữ dội và lật đổ chế độ, nhưng đây là những gì có vẻ khó xảy ra ở miền bắc Triều Tiên.
Điều đó có nghĩa là mọi thứ vẫn có thể sẽ lại tiếp tục như trước, bất chấp hy vọng rằng CHDCND Triều Tiên cuối cùng sẽ đi vào vết xe đổ của Đông Âu và sẽ nổ tung từ bên trong.
Giáo sư Rüdiger Frank kết luận: Chỉ có điều, phương Tây đã chờ đợi điều đó từ 25 năm qua và có lẽ còn phải chờ đợi lâu hơn nữa.
Video HĐBA Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết mới trừng phạt Triều Tiên (Nguồn VTC):

Những điều phương Tây chưa biết về CHDCND Triều Tiên

(Kiến Thức) - Phương Tây chưa biết nhiều về CHDCND Triều Tiên và tình hình lương thực ở nước này không  giống như những gì bị báo chí nước ngoài rêu rao trên thế giới.

Những điều phương Tây chưa biết về CHDCND Triều Tiên
Sự thiếu đói vốn được coi là vấn đề hàng đầu của người dân CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) đã bị đẩy lùi. Thế nhưng, giới truyền thông phương Tây vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại cái gọi là nạn đói ở “đất nước khép kín” này, mỗi khi có cơ hội.
Nhung dieu phuong Tay chua biet ve CHDCND Trieu Tien
Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại ở Thủ đô Bình Nhưỡng.
Mức sống trung bình của các gia đình Triều Tiên phần nào khác với nhiều quốc gia lớn trên thế giới. CHDCND Triều Tiên vẫn là đất nước khép kín, thông tin về đời sống sinh hoạt thường bị cắt xén. Tuy nhiên có đủ dữ liệu để thấy rằng cuộc sống hiện đại ở Triều Tiên không còn gian nan như dư luận thế giới lầm tưởng.

Bắc Kinh “bó tay” trước việc Bình Nhưỡng thử bom H

(Kiến Thức) - Bắc Kinh chẳng thể làm gì trước việc Bình Nhưỡng thử bom H bởi vì Triều Tiên chưa bao giờ nghe theo Trung Quốc, kể  từ khi ông Kim Jong-un nắm quyền.

Bắc Kinh “bó tay” trước việc Bình Nhưỡng thử bom H
Trong bài xã luận “Trung Quốc đứng trước thách thức”, báo Pháp Le Figaro phân tích khả năng phản ứng của Trung Quốc trước việc CHDCND Triều Tiên liên tục thử hạt nhân, đặc biệt là vụ thử bom H vừa qua.
Bac Kinh “bo tay” truoc viec Binh Nhuong thu bom H
Triều Tiên chưa bao giờ nghe theo Trung Quốc, kể  từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền. 
Lo tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố, tương đối an tâm trước thỏa thuận hạt nhân ký kết với Iran hồi tháng 7/2015,cộng đồng quốc tế bớt cảnh giác trước nguy cơ phổ biến vũ khí nguyên tử. Vụ Triều Tiên thử bom H vào sáng ngày 6/1 khiến thế giới phải quay lại với nỗi lo thảm họa hạt nhân.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp vào Syria như thế nào?

(Kiến Thức) - Trao đổi với Sputnik, đại tá quân đội Mỹ về hưu nói với Sputnik rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể dùng lực lượng hỗn hợp để can thiệp vào Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp vào Syria như thế nào?
Đài Nga ghi lại các xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ áp sát biên giới Syria (Nguồn video RT):
Đại tá quân đội Mỹ về hưu Doug Macgregor nói với Sputnik rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể dùng lực lượng hỗn hợp để can thiệp quân sự vào Syria, phá vỡ lệnh ngừng bắn mong manh và mở ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Tin mới