Tàu chiến, máy bay Việt Nam nào sẽ mang BrahMos?

(Kiến Thức) - Tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE của Việt Nam là “ứng viên sáng giá nhất” để trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu hạng BrahMos.

Tàu chiến, máy bay Việt Nam nào sẽ mang BrahMos?
Như tin đã đưa, trong chuyến thăm đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam, phía Việt Nam đã đề nghị Ấn Độ cung cấp tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos để phục vụ yêu cầu trước mắt.
Mặc dù chưa rõ việc Ấn Độ có đồng ý việc bán BrahMos nhưng đã có tin 2 nước đã bắt đầu cuộc đàm phán không chính thức.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos có thể được tích hợp trên tàu chiến, trên máy bay, trên bệ phóng mặt đất. Đạn tên lửa lắp đầu đạn nặng 300kg, nặng 3 tấn, có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8, tầm bắn xa 290km.Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là nếu mua BrahMos thì Việt Nam có thể tích hợp nó trên loại tàu chiến, máy bay nào?
Bệ phóng tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đặt trên tàu khu trục của Hải quân Ấn Độ.
 Bệ phóng tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đặt trên tàu khu trục của Hải quân Ấn Độ.
Tăng sức mạnh “tia chớp” Proejct 1241RE
Hiện nay, Hải quân Ấn Độ đã trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh cho một số tàu chiến có trong biên chế hải quân nước này. Hầu hết đó là tàu cỡ lớn với lượng giãn nước cỡ 4.000-5.000 tấn. Còn Việt Nam, hiện nay chúng ta chỉ có tàu hộ vệ cỡ lớn nhất là Gepard 3.9 Project 11661E cỡ 2.100 tấn. Chưa có loại tàu chiến nào của Ấn Độ cỡ tương tự như Gepard trang bị BrahMos.
Ngoài ra, việc tích hợp BrahMos là không hề đơn giản khi phải thay thế hệ thống điều khiển hỏa lực, bố trí bệ phóng tên lửa phù hợp. Việc này có thể can thiệp, ảnh hưởng mạnh tới cấu trúc thân tàu, trong khi Gepard 3.9 là những chiếc tàu chiến mới và hỏa lực của nó cũng tương đối mạnh.
Ứng viên phù hợp nhất cho việc trang bị BrahMos trong Hải quân Nhân dân Việt Nam là tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE. Các tàu này trang bị tên lửa hành trình chống tàu P-21 (biến thể P-15 Termit) đã khá cũ, lạc hậu, rất cần được hiện đại hóa.
Tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE của Việt Nam.
 Tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE của Việt Nam.
Đặc biệt nhất là việc Ấn Độ sẽ có thể hỗ trợ tích hợp một cách tốt nhất BrahMos lên Proejct 1241RE của Việt Nam khi mà nước này đã có phương án hiện đại hóa các tàu chiến cùng lớp có trong biên chế.
Năm 2012, truyền thông Ấn Độ đã hé lộ tin hải quân nước này lên kế hoạch hiện đại hóa 5 tàu tên lửa Project 1241RE với “sát thủ diệt hạm” BrahMos. Phương án được đưa ra là, con tàu sẽ thay thế hệ thống điều khiển hỏa lực Harpoon-E và bệ phóng cũ bằng hệ thống mới – Sigma-E.
Sigma-E là hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu trang bị cho tàu chiến hiện đại được Nga nghiên cứu và phát triển, có khả năng chống nhiễu cao, bí mật việc trao đổi thông tin theo các kênh vô tuyến dải tần X với tốc độ thông tin 0,95Mb/s; điều khiển điện tử tia theo góc tà; thu thập, xử lý thông tin để thiết lập trường thông tin thống nhất và cơ sở dữ liệu thống nhất của các nhóm tàu chiến thuật; tổ chức các mạng điện thoại có khả năng chống nhiễu cao cho các nhóm tàu chiến thuật...
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phóng theo phương thẳng đứng từ tàu khu trục INS Ranvir Ấn Độ.
 Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phóng theo phương thẳng đứng từ tàu khu trục INS Ranvir Ấn Độ.
Về phần bố trí bệ phóng BrahMos, thiết kế ban đầu của Project 1241RE không đủ không gian để lắp ống phóng lớn chứa tên lửa BrahMos. Vì vậy, Hải quân Ấn Độ đề ra giải pháp thiết kế mỗi bên thân tàu đặt 4 ống phóng tên lửa BrahMos kiểu nghiêng - cách bố trí như cách đặt tên lửa Uran trên tàu Gepard 3.9.
Với việc tích hợp BrahMos, tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE sẽ “lợi hại hơn xưa” trong nhiệm vụ chính – tác chiến chống tàu mặt nước.
Trong chiến đấu tuy khả năng phòng không ở cự ly ngắn, tầm thấp nhưng bù lại có BrahMos đạt tầm bắn 290km, Project 1241RE có thể “ung dung” phóng tên lửa ngoài tầm tấn công của đối phương, sau đó nhanh chóng tăng tốc rút về vùng an toàn.
Su-30MK2 mang được BrahMos?
Ngoài biến thể BrahMos phóng từ tàu chiến, Ấn Độ cũng đang thiết kế biến thể phóng từ trên không để trang bị cho tiêm kích đa năng tối tân nhất nước này Su-30MKI.
Để phù hợp với việc mang phóng trên máy bay, biến thể không đối hải BrahMos sẽ chỉ nặng 2,5 tấn, kích thước dài rộng giữ nguyên, lắp đầu đạn nặng 300km, tốc độ hành trình Mach 2,8-3, tầm bắn 300km.
Tiêm kích Su-30MKI sẽ phải sửa đổi một phần nhỏ ở phần giá treo và hệ thống điều khiển hỏa lực để mang phóng BrahMos.
Mô hình BrahMos lắp dưới thân Su-30MKI.
Mô hình BrahMos lắp dưới thân Su-30MKI.
Đáng lưu ý, tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ và Su-30MK2 của Việt Nam tuy tồn tại những điểm khác nhau (thiết kế cánh, động cơ, hệ thống điện tử), nhưng là cùng được chế tạo dựa trên nền tảng Su-30MK của hãng Sukhoi, Nga. Vì vậy, nếu như Su-30MKI có thể tích hợp được BrahMos thì Su-30MK2 hoàn toàn có thể làm được điều tương tự, với điều kiện cần phải có sự sửa đổi trong hệ thống treo và hệ thống điều khiển hỏa lực.
Dù vậy, thì việc cải tiến Su-30MK2 không khả thi bằng việc cải tiến tàu Project 1241RE. Vì hiện Ấn Độ vẫn trong quá trình nghiên cứu BrahMos phóng trên không, dự kiến mẫu thử nghiệm sẽ thực hiện bắn thử lần đầu vào cuối năm tới. Và sẽ mất không ít thời gian để thử nghiệm, hoàn thiện, sản xuất, trang bị.
Để đáp ứng yêu cầu trước mắt trong bảo vệ biển thì việc trang bị BrahMos cho Project 1241RE sẽ phù hợp hơn cả, khi Ấn Độ đã có sẵn phương án, biến thể BrahMos đã sẵn sàng.

Vũ khí chống tàu “khủng” của Quân đội Việt Nam

Vũ khí chống tàu “khủng” của Quân đội Việt Nam
Các máy bay chiến đấu Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng tên lửa Kh-29 và Kh-31 cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Trong đó, tên lửa Kh-29 (ảnh) tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất nhưng khi cần nó có thể dùng để tiêu diệt tàu có lượng giãn nước 10.000 tấn. Ảnh minh họa
Các máy bay chiến đấu Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng tên lửa Kh-29 và Kh-31 cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Trong đó, tên lửa Kh-29 (ảnh) tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất nhưng khi cần nó có thể dùng để tiêu diệt tàu có lượng giãn nước 10.000 tấn. Ảnh minh họa

Kh-29 hiện tại chỉ có thể phóng từ máy bay cường kích Su-22M4 và tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam. Trong ảnh là các kỹ thuật viên của không quân Việt Nam đang lắp Kh-29 lên giá treo Su-30MK2. Nguồn: báo QĐND
Kh-29 hiện tại chỉ có thể phóng từ máy bay cường kích Su-22M4 và tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam. Trong ảnh là các kỹ thuật viên của không quân Việt Nam đang lắp Kh-29 lên giá treo Su-30MK2. Nguồn: báo QĐND

Tên lửa Kh-29 lắp đầu tự dẫn laser bán chủ động hoặc đầu tự dẫn truyền hình, tầm bắn 10-12km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng gần 700kg. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK của Nga phóng tên lửa Kh-29. Ảnh minh họa
Tên lửa Kh-29 lắp đầu tự dẫn laser bán chủ động hoặc đầu tự dẫn truyền hình, tầm bắn 10-12km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng gần 700kg. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK của Nga phóng tên lửa Kh-29. Ảnh minh họa

Nếu Kh-29 là “sát thủ diệt hạm” bất đắc dĩ thì Kh-31A (trong ảnh) là tên lửa chống tàu đích thực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Loại tên lửa này chỉ có thể mang trên tiêm kích đa năng Su-30MK2. Ảnh minh họa
Nếu Kh-29 là “sát thủ diệt hạm” bất đắc dĩ thì Kh-31A (trong ảnh) là tên lửa chống tàu đích thực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Loại tên lửa này chỉ có thể mang trên tiêm kích đa năng Su-30MK2. Ảnh minh họa

Kh-31A là loại tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên trên thế giới được trang bị cho máy bay chiến đấu chiến thuật. Tên lửa trang bị động cơ ramjet cho phép đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn 50km. Với đầu đạn nặng tới 610kg, Kh-31A có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn. Ảnh minh họa
Kh-31A là loại tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên trên thế giới được trang bị cho máy bay chiến đấu chiến thuật. Tên lửa trang bị động cơ ramjet cho phép đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn 50km. Với đầu đạn nặng tới 610kg, Kh-31A có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn. Ảnh minh họa

Đối với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam thì có trong trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu. Đầu tiên là tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) do Liên Xô sản xuất. P-15 Termit lắp đầu đạn thuốc nổ nặng tới 454kg, tầm bắn 80km, tốc độ hành trình cận âm. Ảnh minh họa
Đối với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam thì có trong trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu. Đầu tiên là tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) do Liên Xô sản xuất. P-15 Termit lắp đầu đạn thuốc nổ nặng tới 454kg, tầm bắn 80km, tốc độ hành trình cận âm. Ảnh minh họa

Tên lửa P-15 Termit trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là bộ đội hải quân đang triển khai nạp đạn P-15 Termit lên bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.
Tên lửa P-15 Termit trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là bộ đội hải quân đang triển khai nạp đạn P-15 Termit lên bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.

Tên lửa P-15 Termit cũng được trang bị cho tàu cao tốc tên lửa Osa II và tàu hộ tống project 1241RE. Trong ảnh là kỹ thuật viên nạp đạn P-15 lên bệ phóng tàu tên lửa project 1241RE.
Tên lửa P-15 Termit cũng được trang bị cho tàu cao tốc tên lửa Osa II và tàu hộ tống project 1241RE. Trong ảnh là kỹ thuật viên nạp đạn P-15 lên bệ phóng tàu tên lửa project 1241RE.

Ngoài P-15 Termit, hầu hết các tàu chiến hiện đại của Việt Nam đều sử dụng tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 145kg, tầm bắn 130km. Ảnh minh họa
Ngoài P-15 Termit, hầu hết các tàu chiến hiện đại của Việt Nam đều sử dụng tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 145kg, tầm bắn 130km. Ảnh minh họa

Tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 12418, BSP-500 và khinh hạm Gepard 3.9. Trong ảnh là hệ thống ống phóng chứa tên lửa Kh-35 trên khinh hạm Gepard 3.9 mang tên HQ-012 Lý Thái Tổ.
Tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 12418, BSP-500 và khinh hạm Gepard 3.9. Trong ảnh là hệ thống ống phóng chứa tên lửa Kh-35 trên khinh hạm Gepard 3.9 mang tên HQ-012 Lý Thái Tổ.

Loại tên lửa “khủng” nhất về tầm bắn và sức công phá thuộc về tên lửa hành trình chống tàu P-35 của hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut. Trong ảnh là xe mang bệ phóng của hệ thống 4K44 thuộc Đoàn S79 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: báo QĐND
Loại tên lửa “khủng” nhất về tầm bắn và sức công phá thuộc về tên lửa hành trình chống tàu P-35 của hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut. Trong ảnh là xe mang bệ phóng của hệ thống 4K44 thuộc Đoàn S79 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: báo QĐND

Tên lửa hành trình chống tàu P-35 đạt tầm bắn tới gần 500km, lắp đầu đạn nặng tới 1 tấn. Ảnh minh họa
Tên lửa hành trình chống tàu P-35 đạt tầm bắn tới gần 500km, lắp đầu đạn nặng tới 1 tấn. Ảnh minh họa

Ngoài P-35, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị tên lửa hành trình chống tàu hiện đại hàng đầu thế giới P-800 Yakhont. Ảnh minh họa
Ngoài P-35, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị tên lửa hành trình chống tàu hiện đại hàng đầu thế giới P-800 Yakhont. Ảnh minh họa

Loại tên lửa này được trang bị trong hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion P (trong ảnh). Tên lửa P-800 đạt tầm bắn 120-300km, tốc độ hành trình gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ cực cao cùng đầu đạn công phá mạnh nặng 300kg, đối phương có rất ít cơ hội sống sót khi trúng P-800. Nguồn: Thanh Niên
Loại tên lửa này được trang bị trong hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion P (trong ảnh). Tên lửa P-800 đạt tầm bắn 120-300km, tốc độ hành trình gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ cực cao cùng đầu đạn công phá mạnh nặng 300kg, đối phương có rất ít cơ hội sống sót khi trúng P-800. Nguồn: Thanh Niên

Và loại tên lửa chống tàu cuối cùng sẽ được trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam là 3M-54 Klub-S (tầm bắn 300km, tốc độ bay siêu âm). Tên lửa sẽ có mặt trên tàu ngầm tấn công tối tân Kilo 636.
Và loại tên lửa chống tàu cuối cùng sẽ được trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam là 3M-54 Klub-S (tầm bắn 300km, tốc độ bay siêu âm). Tên lửa sẽ có mặt trên tàu ngầm tấn công tối tân Kilo 636.

Việt Nam chọn “sát thủ diệt hạm” nào cho Sigma 9814?

(Kiến Thức) - Liệu Việt Nam sẽ đi theo truyền thống chọn lựa tên lửa chống tàu Kh-35 Uran hay sẽ thử trang bị tên lửa do các nước phương Tây chế tạo?

Việt Nam chọn “sát thủ diệt hạm” nào cho Sigma 9814?

Việt Nam chế khối điều khiển cho “sát thủ diệt hạm” P-21/22

Cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu chế tạo thành công hệ thống điều khiển bắn trong tổ hợp tên lửa chống tàu P-21/22.

Việt Nam chế khối điều khiển cho “sát thủ diệt hạm” P-21/22

Tin mới