Hải quân Mỹ yêu cầu tàu thuyền nước ngoài trên vịnh Ba Tư, tránh xa chiến hạm Mỹ ít nhất 100 m; nếu không sẽ bị coi là "mối đe dọa". Mối lo ngại trên là vào ngày 15/4, hơn 10 tàu cao tốc Iran, đã "tiếp cận một cách nguy hiểm" một tàu chiến Mỹ ở Vịnh Ba Tư. |
Khi các xuồng chiến đấu của Iran tiếp cận xung quanh tàu chiến Mỹ, tàu Mỹ đã bắn cảnh cáo, hú còi, bắn pháo sáng và các phương tiện khác, để cảnh báo tàu chiến Iran; nhưng 10 tàu cao tốc vũ trang của Iran đã kiên cường bám theo và chỉ rời đi sau khoảng một giờ bám đuổi. |
Trong tuyên bố sau đó, Hải quân Mỹ cho biết khi đó họ hết sức kiềm chế để tránh leo thang xung đột; ngày hôm sau, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter rằng, ông đã chỉ thị cho hải quân Mỹ "phá hủy mọi tàu pháo Iran, nếu họ quấy rối chiến hạm của chúng ta ngoài biển". Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 22/4. |
Các chỉ huy quân đội Mỹ sau đó giải thích "lệnh tiêu diệt" của ông chủ Nhà Trắng, là thông điệp mang tính răn đe với Iran, không phải là dấu hiệu cho thấy sắp nổ ra đụng độ quân sự giữa hai nước. |
Phản ứng về tuyên bố của Trump, Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Hossein Salami cảnh báo, Iran sẽ đáp trả kiên quyết, nếu bị lực lượng Mỹ uy hiếp trên vịnh Ba Tư: "Chúng tôi tuyên bố với người Mỹ rằng chúng tôi đã ra lệnh cho các đơn vị hải quân nhằm bắn tàu chiến và các mục tiêu Mỹ, nếu họ tìm cách uy hiếp sự an toàn của chiến hạm Iran". |
Bình luận về vấn đề trên, theo tờ Russia Today (RT), trích dẫn ý kiến của chuyên gia Konstantin Sifkov của Học viện tên lửa và pháo binh Nga nhận xét, cảnh báo của Hải quân Mỹ về việc phá hủy tàu vũ trang Iran trong phạm vi 100 mét là "hợp lý". Sivkov tin rằng, đây là yêu cầu mới của Hải quân Mỹ về thiết lập khoảng cách an toàn. |
Mặc dù 100 mét có vẻ hơi xa, nhưng nó không quá gần để một con tàu rất lớn như tàu sân bay có thể quay đầu nhanh chóng. Theo cựu phát ngôn viên của Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, Rebaric nói vào ngày 20/5 "Các tàu của chúng tôi đang thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên trong vùng biển quốc tế, được luật pháp quốc tế cho phép và không tìm kiếm xung đột. Các chỉ huy của chúng tôi có quyền tự vệ nếu thấy cần thiết". |
Nhưng ông Sivkov cũng cho rằng, việc Hải quân Mỹ thiết lập "khoảng cách an toàn" 100 mét ở Vịnh Ba Tư, Vịnh Ô-man và Biển Ả-rập vì sợ chiến thuật "chim sẻ" của tàu cao tốc, trang bị tên lửa nhỏ của Hải quân Iran. |
Chuyên gia Sivkov phân tích: Hải quân Mỹ thường được biết đến với những tàu chiến đều thuộc dạng khủng, có khả năng chiến đấu ngoài đường chân trời và hoàn toàn có thể tiêu diệt kẻ thù ở rất xa. |
Nhưng trên thực tế, Hải quân Mỹ dường như rất yếu trong các hoạt động tầm siêu ngắn, đặc biệt là ở vùng biển "hẹp" của Vịnh Ô-man và Eo biển Hormuz; ở những vùng biển này, các tàu chiến Mỹ không có nhiều lợi thế. Sivkov cho rằng, các tàu cao tốc tên lửa nhỏ của Iran, có thể lợi dụng địa hình vùng nước nông để nhanh chóng tiếp cận và có thể đủ gây ra thiệt hại cho tàu chiến Mỹ. |
Hải quân Mỹ cũng không thể xem thường các "tàu muỗi" của Iran, khi vào ngày 12/10/2000, tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Cole (DDG-67), đang tiếp nhiên liệu ở cảng Aden, Yemen; bị một xuồng cao tốc chở thuốc nổ C4 và hai kẻ đánh bom liều chết lao thẳng vào mạn tàu, gây ra một vụ nổ lớn và khiến USS Cole bị thủng một lỗ có kích thước lên tới 12x18m. Vụ nổ làm 17 thủy thủ thiệt mạng và 39 người khác bị thương. |
Vì vậy, chiến thuật "chim sẻ" của Iran ở Vịnh Ba Tư khi sử dụng các "tàu muỗi" bao vây các tàu chiến Mỹ, khiến quân đội Mỹ lo lắng; việc quy định khoảng cách an toàn 100 m nhằm đối phó với chiến thuật "chim sẻ" của các "tàu muỗi" Iran, chứng tỏ Hải quân Mỹ lo sợ lặp lại vụ đánh bom tự sát như với tàu USS Cole cách đây 20 năm. |
Video Mỹ tấn công mạng vào hệ thống tên lửa Iran - Nguồn: VTC