Tàu chở dầu bị tấn công: Quốc tế phản ứng trái chiều

(Kiến Thức) - Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu (EU) cùng nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Mỹ,...đồng loạt lên tiếng sau vụ hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman hôm 13/6.

Ngày 13/6, hai tàu chở dầu Front Altair và Kokuka Courageous bị tấn công trên Vịnh Oman ở ngoài khơi bờ biển Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), gần eo biển chiến lược Hormuz.
Ngay sau đó, Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu (EU) cùng nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Mỹ,...đã đưa ra những phản ứng trái chiều liên quan đến vụ việc.
Trong tuyên bố hôm 13/6, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kịch liệt lên án vụ tấn công, nhấn mạnh phải tìm ra thủ phạm đứng đằng sau vụ việc, đồng thời cảnh báo nguy cơ xung đột bùng phát tại Vùng Vịnh.
Ông Guterres cho biết thêm, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức cuộc họp thảo luận về vụ hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman
Tau cho dau bi tan cong: Quoc te phan ung trai chieu
Một tàu chở dầu bốc cháy trên Vịnh Oman. Ảnh: Reuters. 
Cao uỷ Liên minh Châu Âu về đối ngoại Federica Mogherini kêu gọi kiềm chế tối đa và tránh mọi hành động khiêu khích trong khu vực khi vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Mỹ mới đây tố Iran đã thực hiện các vụ tấn công nhằm vào hai tàu chở dầu trên Vịnh Oman hôm 13/6. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Washington đưa ra cáo buộc này dựa trên thông tin tình báo, đánh giá về loại vũ khí đã được sử dụng trong vụ tấn công.
Trong diễn biến mới nhất, Mỹ thông báo triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mason cùng tàu khu trục USS Bainbridge đến gần vị trí một trong những tàu chở dầu vừa bị tấn công trên Vịnh Oman.
Anh và Ả-rập Xê-út cũng đưa ra các tuyên bố quy trách nhiệm cho Tehran trong vụ việc.

Mời độc giả xem video về vụ tấn công tàu chở dầu trên Vịnh Oman (Nguồn: RT)

Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi kiềm chế và yêu cầu tôn trọng tự do hàng hải trong vùng biển vùng Vịnh. Đức cũng bày tỏ lo ngại về vụ tấn công và cho rằng bất kỳ sự leo thang nào đều nguy hiểm.
Được biết, Nhật Bản đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm điều tra vụ việc này.
Về phần mình, Nga cảnh báo hành động quy chụp trong việc chỉ trích sự cố "khả nghi" xảy ra trên Vịnh Oman sáng 13/6, đồng thời cho rằng không nên lợi dụng vụ việc này để gia tăng áp lực với Tehran.
"Nhân đây, tôi cảnh báo về những kết luận vội vã, các nỗ lực muốn đổ lỗi cho những ai mà họ không thích. Chúng ta đang chứng kiến một chiến dịch gây áp lực về chính trị, tâm lý và quân sự đối với Iran", hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 13/6.

Mỹ cảnh báo bay qua Vịnh Ba Tư, Hàng không thế giới bỏ ngoài tai

(Kiến Thức) - Các nhà ngoại giao của Mỹ cảnh báo máy bay chở khách bay qua Vịnh Ba Tư sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị "nhận dạng nhầm" nhưng dường như các hãng hàng không lớn trên thế giới đều không quan tâm tới cảnh báo này.

Các nhà ngoại giao Mỹ ở Kuwait và UAE vừa liên hệ với FAA (Cục quản lý Hàng không Liên bang) hôm thứ bảy vừa rồi và ngay sau đó, FAA đã có cảnh báo với các hãng hàng không lớn của nước này cũng như trên thế giới hay có đường bay qua khu vực Vịnh Ba Tư.
Cụ thể, FAA cho biết các máy bay chở khách bay qua khu vực Vịnh Ba Tư sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị nhận dạng nhầm trong khu vực có nhiều hoạt động quân sự của các bên liên quan. Việc nhận dạng nhầm có thể sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng giống như vụ việc máy bay chở khách bay qua Ukraine bị bắn hạ cách đây ít năm.

Cận cảnh "bãi chiến trường" sau biểu tình bạo lực ở Hong Kong

(Kiến Thức) - Sau cuộc biểu tình bạo lực phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc hôm 12/6, đường phố Hong Kong, đặc biệt là tại khu vực gần tòa nhà Hội đồng Lập pháp, ngập trong rác thải như ô dù và khẩu trang,... mà người biểu tình bỏ lại.

Can canh
 Theo CNN, đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình ở Hong Kong vào lúc 15 giờ chiều 12/6 (giờ địa phương) khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc. (Nguồn ảnh: Reuters)
Can canh
 Đám đông người biểu tình cố tìm cách xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Họ ném gạch đá, đồ vật vào cảnh sát chống bạo động, trong khi lực lượng an ninh sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để trấn áp.
Can canh

 Cảnh sát trưởng Hong Kong Stephen Lo Wai-chung đã tuyên bố cuộc biểu tình bạo lực chiều 12/6 là "tình huống bạo động". Trước đó, sáng cùng ngày, trước áp lực của phe biểu tình, Hội đồng Lập pháp Hong Kong đã quyết định tạm hoãn cuộc họp thảo luận về dự luật dẫn độ.

Can canh
Sáng 13/6, người biểu tình đã giải tán gần hết xung quanh trụ sở chính quyền và tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Tuy nhiên, nhiều con đường tràn ngập rác thải và các vật dụng mà những người biểu tình bỏ lại như ô, khẩu trang,... 
Can canh
Người dân Hong Kong đã bắt đầu dọn dẹp rác tại khu vực gần tòa nhà Hội đồng Lập pháp. 
Can canh
 Nhân viên dọn vệ sinh đường phố dọn rác bám trên chiếc camera an ninh được lắp đặt trước một tòa nhà ở Hong Kong ngày 13/6.
Can canh
 Trung tâm Hong Kong trở nên yên tĩnh hơn trong ngày hôm nay. Các nhà chức trách cũng cho người dọn dẹp xung quanh trụ sở Hội đồng Lập pháp.
Can canh
 Nhân viên vệ sinh ở Hong Kong thu dọn rác thải, chai lọ vứt đầy trên đường phố ngày 13/6.
Can canh
 Cảnh sát Hong Kong đứng cạnh những túi đựng rác và ô dù vừa được thu gom trên đường phố ngày 13/6.
Can canh
 Lực lượng cảnh sát Hong Kong tuần tra gần tòa nhà Hội đồng Lập pháp hôm 13/6, một ngày sau cuộc biểu tình bạo lực phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.
Can canh
 An ninh vẫn được thắt chặt trong ngày hôm nay 13/6. Ảnh: Cảnh sát Hong Kong kiểm tra túi của một người đi đường.
Can canh
 Cảnh sát chống bạo động tập trung bên ngoài toà nhà Hội đồng Lập pháp ngày 13/9. Được biết, nhiều văn phòng chính quyền đã đóng cửa sau cuộc biểu tình hôm 12/6.
Can canh
Mới đây, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng dự luật dẫn độ hiện thời đang gây tranh cãi, nhưng bà khẳng định sẽ không rút lại dự luật này.

Tin mới