Tàu đổ bộ HQ-505 anh hùng trong hải chiến Trường Sa 1988

Tàu đổ bộ HQ-505 anh hùng trong hải chiến Trường Sa 1988

(Kiến Thức) - Ngày 14/3/1988, khi phát hiện tàu HQ-604 ở hướng Gạc Ma bị Trung Quốc bắn chìm, tàu đổ bộ HQ-505 cơ động ủi bãi, trở thành cột mốc chủ quyền bảo vệ đảo Cô Lin thành công.

Xem toàn bộ ảnh
Đầu năm 1988, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến hết sức căng thẳng. Khi đó, Hải quân Trung Quốc ngang nhiên cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực Trường Sa (đá Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi). Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức điều nhiều tàu vận tải, tàu chiến ra làm nhiệm vụ bảo vệ đóng giữ, bảo vệ các đảo. Trong số đó có  tàu đổ bộ HQ-505 - một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam thời điểm đó.
Đầu năm 1988, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến hết sức căng thẳng. Khi đó, Hải quân Trung Quốc ngang nhiên cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực Trường Sa (đá Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi). Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức điều nhiều tàu vận tải, tàu chiến ra làm nhiệm vụ bảo vệ đóng giữ, bảo vệ các đảo. Trong số đó có tàu đổ bộ HQ-505 - một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam thời điểm đó.
Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ, bảo vệ đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3/1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Ngay trong đêm, tàu HQ-604 thả xuồng đưa vật liệu và bộ đội vào cắm cờ giữ đảo.
Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ, bảo vệ đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3/1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Ngay trong đêm, tàu HQ-604 thả xuồng đưa vật liệu và bộ đội vào cắm cờ giữ đảo.
6h ngày 14/3, Trung Quốc cho thuyền nhôm đổ bộ quân lên đảo Gạc Ma rồi tiến vào giật cờ của ta. Để bảo vệ cờ, quân ta đã chống trả quyết liệt nhưng địch đông nên 2 chiến sĩ đã hy sinh. Không uy hiếp được quân ta rút khỏi đảo, 7h30 phút ngày 14/3, đối phương dùng pháo bắn chìm tàu HQ-604 (ảnh) của ta.
6h ngày 14/3, Trung Quốc cho thuyền nhôm đổ bộ quân lên đảo Gạc Ma rồi tiến vào giật cờ của ta. Để bảo vệ cờ, quân ta đã chống trả quyết liệt nhưng địch đông nên 2 chiến sĩ đã hy sinh. Không uy hiếp được quân ta rút khỏi đảo, 7h30 phút ngày 14/3, đối phương dùng pháo bắn chìm tàu HQ-604 (ảnh) của ta.
Khi phát hiện tàu HQ-604 ở hướng Gạc Ma bị địch bắn chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ đã ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu HQ-505 cơ động lên bãi, tàu chiến Trung Quốc quay sang tấn công dữ dội. Bất chấp hiểm nguy, tàu HQ-505 đã chạy hết tốc độ, trườn lên được 2/3 thân tàu thì bốc cháy. Tuy địch vẫn tiếp tục bắn nhưng không làm gì được, tàu HQ-505 đã trở thành cột mốc chủ quyền bảo vệ Cô Lin. Ảnh: Đồng chí Vũ Huy Lê (đứng giữa hàng thứ 2) cùng các thủy thủ tàu HQ-505 anh hùng.
Khi phát hiện tàu HQ-604 ở hướng Gạc Ma bị địch bắn chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ đã ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu HQ-505 cơ động lên bãi, tàu chiến Trung Quốc quay sang tấn công dữ dội. Bất chấp hiểm nguy, tàu HQ-505 đã chạy hết tốc độ, trườn lên được 2/3 thân tàu thì bốc cháy. Tuy địch vẫn tiếp tục bắn nhưng không làm gì được, tàu HQ-505 đã trở thành cột mốc chủ quyền bảo vệ Cô Lin. Ảnh: Đồng chí Vũ Huy Lê (đứng giữa hàng thứ 2) cùng các thủy thủ tàu HQ-505 anh hùng.
8h15 phút ngày 14/3, thủy thủ tàu đổ bộ HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu cán bộ chiến sĩ tàu HQ-604 bị chìm. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505, quân ta đã chiếm giữ, bảo vệ thành công đảo Cô Lin. Ảnh: Tàu đổ bộ HQ-505 nằm trên đảo Cô Lin.
8h15 phút ngày 14/3, thủy thủ tàu đổ bộ HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu cán bộ chiến sĩ tàu HQ-604 bị chìm. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505, quân ta đã chiếm giữ, bảo vệ thành công đảo Cô Lin. Ảnh: Tàu đổ bộ HQ-505 nằm trên đảo Cô Lin.
Với chiến công xuất sắc bảo vệ đảo Cô Lin, đồng chí Vũ Huy Lễ, tàu đổ bộ HQ-505 đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Với chiến công xuất sắc bảo vệ đảo Cô Lin, đồng chí Vũ Huy Lễ, tàu đổ bộ HQ-505 đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Tàu đổ bộ HQ-505 là một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 1970-1980. HQ-505 vốn là chiến lợi phẩm ta thu giữ được sau ngày 30/4/1975.
Tàu đổ bộ HQ-505 là một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 1970-1980. HQ-505 vốn là chiến lợi phẩm ta thu giữ được sau ngày 30/4/1975.
“Gốc gác” HQ-505 là tàu đổ bộ tăng USS Bulloch County (LST-509) được đóng cho Hải quân Mỹ từ năm 1943. Con tàu này từng tham gia chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất lịch sử thế giới - Normandy tháng 6/1944.
“Gốc gác” HQ-505 là tàu đổ bộ tăng USS Bulloch County (LST-509) được đóng cho Hải quân Mỹ từ năm 1943. Con tàu này từng tham gia chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất lịch sử thế giới - Normandy tháng 6/1944.
Ngày 8/4/1970, LST-509 nghỉ hưu trong Hải quân Mỹ và ngay lập tức được chuyển giao cho Việt Nam Cộng hòa sử dụng với tên mới là “Dương vận hạm Quy Nhơn HQ-504”. Đáng lưu ý, con tàu này cũng được VNCH sử dụng để vật chuyển thiết bị, nhân lực xây dựng điểm trú đóng trên quần đảo Trường Sa giai đoạn 1973-1975. Năm 1975, trong lúc nhiều tàu chiến của VNCH tháo chạy sang Thái Lan và Philipine, thuyền trưởng của tàu lúc đó là Trung tá Nguyễn Như Phú và thủy thủ đoàn của tàu đã quyết định ở lại và ra trình diện chính quyền cách mạng.
Ngày 8/4/1970, LST-509 nghỉ hưu trong Hải quân Mỹ và ngay lập tức được chuyển giao cho Việt Nam Cộng hòa sử dụng với tên mới là “Dương vận hạm Quy Nhơn HQ-504”. Đáng lưu ý, con tàu này cũng được VNCH sử dụng để vật chuyển thiết bị, nhân lực xây dựng điểm trú đóng trên quần đảo Trường Sa giai đoạn 1973-1975. Năm 1975, trong lúc nhiều tàu chiến của VNCH tháo chạy sang Thái Lan và Philipine, thuyền trưởng của tàu lúc đó là Trung tá Nguyễn Như Phú và thủy thủ đoàn của tàu đã quyết định ở lại và ra trình diện chính quyền cách mạng.
Tàu đổ bộ HQ-505 có lượng giãn nước toàn tải 3.640 tấn, dài 100m, rộng 15m, thủy thủ đoàn 89-100 người. Con tàu có khả năng chở khoảng 130 binh sĩ và 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Các phương tiện này sẽ di chuyển ra khỏi tàu bằng 2 cánh cửa lớn ở đầu mũi.
Tàu đổ bộ HQ-505 có lượng giãn nước toàn tải 3.640 tấn, dài 100m, rộng 15m, thủy thủ đoàn 89-100 người. Con tàu có khả năng chở khoảng 130 binh sĩ và 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Các phương tiện này sẽ di chuyển ra khỏi tàu bằng 2 cánh cửa lớn ở đầu mũi.
Ngoài ra, mặt boong tàu đủ chỗ cho một trực thăng UH-1 hoặc Mi-8, Ka-28 cất hạ cánh, neo đâu. Lớp LST-491 được trang bị hỏa lực phòng vệ mạnh gồm: 1 tháp pháo 76mm, 8 pháo 40mm và 12 pháo 20mm.
Ngoài ra, mặt boong tàu đủ chỗ cho một trực thăng UH-1 hoặc Mi-8, Ka-28 cất hạ cánh, neo đâu. Lớp LST-491 được trang bị hỏa lực phòng vệ mạnh gồm: 1 tháp pháo 76mm, 8 pháo 40mm và 12 pháo 20mm.

GALLERY MỚI NHẤT