Tàu hộ vệ Lý Thái Tổ cập cảng Thái Lan tham dự AMNEX-2017

Sáng 13-11, Tàu 012 - Lý Thái Tổ (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) đã cập cảng Chuk-Samet, Thái Lan để tham dự AMNEX-2017 và IFR 2017.

Tàu hộ vệ Lý Thái Tổ cập cảng Thái Lan tham dự AMNEX-2017
Sáng 13-11, Tàu 012 - Lý Thái Tổ (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) đã cập cảng Chuk-Samet, Vương quốc Thái Lan sau khi vượt qua hành trình khoảng 780 hải lý để tham dự Diễn tập đa phương Hải quân các nước Asean lần thứ nhất (AMNEX-1) và Duyệt binh tàu quốc tế (IFR 2017) nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN.
Trước đó, trong 3 ngày hành quân trên biển, cán bộ, chiến sĩ Tàu 012 - Lý Thái Tổ đã tổ chức huấn luyện các khoa mục nhằm kiểm tra khả năng chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu của kíp tàu, tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí trang bị; tổ chức trinh sát tình hình khu vực hành trình, triển khai các phương án bảo đảm an toàn hàng hải; đồng thời thống nhất và chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung tham gia cuộc diễn tập lần này.
Tau ho ve Ly Thai To cap cang Thai Lan tham du AMNEX-2017
 Tàu 012 - Lý Thái Tổ cập cảng Chuk-Samet, Thái Lan.
Trong 9 ngày (từ ngày 13 đến 22-11), ngoài việc tham dự Diễn tập đa phương Hải quân các nước Asean lần thứ nhất và Duyệt binh tàu quốc tế do Thủ tướng Thái Lan chủ trì, đoàn công tác Tàu 012 - Lý Thái Tổ sẽ tham gia các hoạt động bên lề, như: Họp mặt các thuyền trưởng, thi đấu giao hữu thể thao, diễu hành đường phố và đêm ẩm thực ASEAN…
Tau ho ve Ly Thai To cap cang Thai Lan tham du AMNEX-2017-Hinh-2
Hải quân Hoàng Gia Thái Lan thực hiện nghi lễ đón đoàn Việt Nam. 
Tau ho ve Ly Thai To cap cang Thai Lan tham du AMNEX-2017-Hinh-3
 
Tham gia IFR 2017 có 40 tàu chiến, 8 máy bay các loại của 9 nước Asean và 11 quốc gia khác trên thế giới. Trong đó có 14 tàu chiến, 2 máy bay tuần thám biển, 3 trực thăng của Hải quân các nước ASEAN tham dự AMNEX-1. Riêng Hải quân Hoàng gia Thái Lan cử 2 tàu chiến, một máy bay tuần thám và 2 trực thăng tham gia phục vụ các sự kiện này.

Hải quân Việt Nam có thể tiến hành chiến dịch cách bờ 500-600km

"Hải quân Việt Nam đã đủ sức bảo vệ biển của Tổ quốc, có thể tổ chức những trận đánh cách bờ 500-600 km", Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhận định.

Hải quân Việt Nam có thể tiến hành chiến dịch cách bờ 500-600km
Ngày 28/2 diễn ra lễ thượng cờ Tàu ngầm 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa Vũng Tàu tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đủ 6 tàu ngầm Kilo 636, nằm trong gói hợp đồng trị giá 2 tỷ USD ký kết với Nga năm 2009. Trang sử dang dở của tàu ngầm Việt Nam đã được viết tiếp.
Nhân sự kiện này, Zing.vn có cuộc trao đổi với Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.
Chúng ta đủ sức giáng trả
- Thưa Chuẩn đô đốc, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 6 tàu ngầm Kilo do Nga đóng, đồng thời cũng trang bị nhiều phương tiện theo hiện đại hơn. Ông đánh giá như thế nào về khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân Việt Nam tính đến hiện tại?
- Với tư cách là một người trong nghề, tôi mừng khi Hải quân Việt Nam có được lực lượng tương đối đồng bộ và thể hiện là một quân chủng hỗn hợp. Hải quân không chỉ có tàu chiến mặt nước hay tên lửa bờ mà không quân hải quân cũng bắt đầu hình thành. Mặc dù không quân chiến đấu đang nằm ở Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân (PKKQ) nhưng đã hoạt động trên biển. Hải quân đã có một trung đoàn không quân. Rồi chúng ta có lực lượng tàu ngầm, đặc công hải quân, hải quân đánh bộ.
Hai quan Viet Nam co the tien hanh chien dich cach bo 500-600km
 Biên đội tàu tên lửa và máy bay săn ngầm của Hải quân Việt Nam. Ảnh: An Bình.

Cận cảnh quá trình tạo nên “hố đen” của Hải quân Việt Nam

(Kiến Thức) - Trong suốt thời gian hoạt động của mình nhà máy đóng tàu St. Petersburg đã đóng mới hơn 300 tàu ngầm các loại, trong đó có cả những chiếc "hố đen đại dương".

Cận cảnh quá trình tạo nên “hố đen” của Hải quân Việt Nam
Can canh qua trinh tao nen “ho den” cua Hai quan Viet Nam
 "Hố đen Đại dương" là biệt danh dược đặt cho những chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga, bởi khả năng ẩn mình cực tốt trong lòng biển của chúng. Và Hải quân Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới đang biên chế loại tàu ngầm này. Ảnh: Thiết kế của tàu ngầm Kilo trên máy tính. Nguồn ảnh: 81cn.

Pluto Plus: phương tiện lặn đặc biệt của Hải quân Việt Nam

(Kiến Thức) - Pluto Plus là mẫu phương tiện lặn không người lái đặc biệt của Hải quân Việt Nam, khi nó có thể phát hiện, theo dõi các mối đe dọa từ khoảng cách 400m.

Pluto Plus: phương tiện lặn đặc biệt của Hải quân Việt Nam
Pluto Plus: phuong tien "danh hoi" thuy loi cua Hai quan Viet Nam
 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, Lữ đoàn 161, Vùng 3 hải quân đã đột phá làm chủ các loại vũ khí, trang bị khí tài trong biên chế. Trong đó có các phương tiện lặn không người lái Pluto Plus ROV. Nguồn ảnh: QPVN. 

Tin mới