Tàu khu trục Mỹ bị đâm ở ngoài khơi biển Nhật Bản

Một tàu khu trục của Hải quân Mỹ va chạm với một tàu thương mại ở ngoài khơi biển Nhật Bản rạng sáng nay, ít nhất 7 người mất tích.

CNN dẫn lời một quan chức Hải quân Mỹ cho biết vào khoảng 2h30 sáng 17/6 (giờ địa phương), tàu khu trục USS Fitzgerald đã yêu cầu sự hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản sau vụ va chạm ở cách Yokosuka của Nhật 56 hải lý. Cảnh sát biển Nhật Bản đã có mặt tại hiện trường.
Một quan chức Washington giấu tên nói với Independent rằng khu trục hạm USS Fitzgerald bị hư hại sau vụ va chạm, có nước tràn vào và tàu này không thể tự vận hành.
NHK đăng tải video cho thấy tàu này bị một vết lõm lớn ở bên phải. Hãng tin này cho biết 7 thành viên trên trục hạm USS Fitzgerald đang mất tích sau sự cố.
Tau khu truc  My bi dam o ngoai khoi bien Nhat Ban
Tàu khu trục USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ. Ảnh: AP. 
Theo NHK, tàu thương mại va chạm với USS Fitzgerald là một tàu container của Philippines. Người phát ngôn của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết ông đã biết về vụ tai nạn xong không có thông tin chi tiết, do va chạm không xảy ra ở vùng biển Philippines.
Các tàu kéo và phương tiện khác của Hải quân Mỹ, trong đó bao gồm một máy bay, đang trên đường tới hiện trường. Nhà Trắng đang theo dõi sát sao vụ việc.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald thuộc lớp Arleigh Burke, có biên chế khoảng gần 330 thủy thủ. Quá trình nâng cấp và sửa chữa tàu chiến này hoàn thành hồi tháng 2 với chi phí 21 triệu USD.
USS Fitzgerald hiện được triển khai tới Yokosuka, Nhật Bản, làm nhiệm vụ hỗ trợ an ninh và hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Cuộc sống trên chiến hạm Mỹ áp sát đảo nhân tạo

Tàu khu trục USS Lassen được thiết kế để đảm bảo sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 281 người trong các nhiệm vụ dài ngày trên biển.

Cuoc song tren chien ham My ap sat dao nhan tao
Ngày 27/10, tàu khu trục USS Lassen bắt đầu tiến vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép trên Biển Đông.
Cuoc song tren chien ham My ap sat dao nhan tao-Hinh-2
Hai kỹ thuật viên kiểm tra trực thăng MH-60R chuẩn bị cho sứ mệnh tuần tra trên Biển Đông. 
Cuoc song tren chien ham My ap sat dao nhan tao-Hinh-3
Nhân viên nhà bếp dọn bữa ăn cho thủy thủ trong buổi chiều 26/10 trước khi tiến vào Biển Đông. 
Cuoc song tren chien ham My ap sat dao nhan tao-Hinh-4
Một bữa tối thân mật cho các thủy thủ có sinh nhật trong tháng 9 và 10 trên Biển Đông. 
Cuoc song tren chien ham My ap sat dao nhan tao-Hinh-5
Hai nhân viên đang hỗ trợ cần cẩu đưa kiện hàng chứa đầu đạn cho pháo hạm. Công tác đảm bảo hậu cần cho chiến hạm có lượng giãn nước gần 10.000 tấn là công việc khá vất vả đối với thủy thủ đoàn.
Cuoc song tren chien ham My ap sat dao nhan tao-Hinh-6
Hai nhân viên hướng dẫn trực thăng MH-60R tiếp tế nhu yếu phẩm cho tàu khu trục USS Lassen (DDG-82) trong một nhiệm vụ trên biển Hoa Đông.
Cuoc song tren chien ham My ap sat dao nhan tao-Hinh-7
Phục vụ bữa ăn cho thủy thủ đoàn 281 người là công việc khá vất vả với nhân viên nhà bếp.
Cuoc song tren chien ham My ap sat dao nhan tao-Hinh-8
Đầu bếp Kagen Stagg trao đổi kỹ năng chế biến món ăn với một thủy thủ của Hải quân Singapore trong chương trình hợp tác đào tạo CARAT hồi tháng 7.
Cuoc song tren chien ham My ap sat dao nhan tao-Hinh-9
Hàng ngày thủy thủ đoàn được cung cấp ba bữa ăn, các nhân viên làm nhiệm vụ trực đêm có thêm bữa phụ.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Tin mới