“Tàu ma” bỗng hiện hình sau 1.700 năm lẩn trốn trong mỏ than
"Tàu ma" này có chiều dài lên đến 20 m, ngang 3,5 m, đáy phẳng như sà lan và được cho là tàu chở hàng cỡ lớn.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Mới đây, một con "tàu ma" đã được những người thợ khai thác than phát hiện sau 1.700 năm mất tích trong mỏ than ở Serbia.
Tàu dài khoảng 20 mét, có đáy phẳng như sà lan và có thể chứa báu vật quan trọng liên quan đến thành đô Viminacium của Đế chế La Mã. Được khai quật bởi những người khai thác than, tàu được cho là từ thế kỷ thứ III hoặc IV SCN.
Nhóm khai quật đang đối mặt với ánh nắng mặt trời có thể phá hủy gỗ lâu năm nhanh chóng, vì vậy họ đã phải tưới nước liên tục lên tàu để bảo vệ nó trong quá trình làm việc. Tàu có kích thước lớn, dài 20 mét và rộng 3,5 mét, được cho là tàu chở hàng cỡ lớn.
Viminacium, một trung tâm thương mại - văn hóa quan trọng của khu vực, được xây dựng từ thế kỷ thứ I SCN và sau đó bị phá hủy bởi người Huns vào năm 411.
Nó đã được xây dựng lại vào thế kỷ thứ VI SCN bởi Đế chế Byzantine, nhưng lại bị phá hủy vào cuối thế kỷ bởi cuộc xâm lược của người Avars từ thảo nguyên Á - Âu.
Trong trường hợp khác, một con tàu ma cũng đã được tìm thấy tại Đức, sau hơn 400 năm nằm chìm trong cửa sông Trave. Điều đặc biệt là tàu này vẫn còn nguyên vẹn nhờ vào hiện tượng "ngàn năm có một". Lớp bùn mịn bao phủ toàn bộ thân tàu đã giúp nó tránh khỏi sự đục khoét của các vi sinh vật.
Được phát hiện bởi nhóm khoa học gia từ trường Đại học Kiel, tàu này được cho là thuộc thời kỳ Hanseatic, một nhóm các hiệp hội thương mại Bắc Âu thống trị vùng Baltic từ thế kỷ XIII đến XVII.
Tàu này có kích thước dài khoảng 20-25 mét và là một tàu chở hàng có cột buồm.