Tàu ngầm Argentina mất tích: Tư lệnh Hải quân bị sa thải

Đô đốc Marcelo Srur vừa bị sa thải, một tháng sau vụ tàu ngầm của Argentina chở 44 thành viên thủy thủ đoàn bị mất tích ở phía Nam Đại Tây Dương.

Một người phát ngôn Chính phủ Argentina ngày 17/12 cho biết nước này vừa sa thải Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Marcelo Srur, một tháng sau vụ chiếc tàu ngầm Argentina chở 44 thành viên thủy thủ đoàn bị mất tích ở phía Nam Đại Tây Dương.
Tàu ngầm San Juan của Argentina ngày 23/11/2010. THX/ TTXVN
 Tàu ngầm San Juan của Argentina ngày 23/11/2010. THX/ TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn trên, cho biết động thái này là biện pháp kỷ luật đầu tiên do chính quyền Tổng thống Mauricio Macri thực hiện, kể từ khi mất liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan hôm 15/11.
Ngày 13/11 vừa qua, tàu ARA San Juan rời cảng Ushuaia, cực Nam Argentina, để thực hiện hành trình về căn cứ tại thành phố Mar del Plata, cách thủ đô Buenos Aires 400 km về phía Nam.
Hai ngày sau đó, tàu đã phát tín hiệu lần cuối tại Vịnh San Jorge, cách bờ biển Argentina 432 km, thông báo về việc nước biển tràn hệ thống thông hơi trong lúc biển động mạnh, dẫn tới sự cố đoản mạch ở một ắc quy và gây cháy.
Tuy nhiên, thủy thủ đoàn thông báo đã khống chế được vụ việc và tiếp tục hành trình. Kể từ đó, tàu ARA San Juan với 44 thủy thủ đã mất tích.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), khoảng 3 giờ sau khi tàu ARA San Juan báo cáo thông tin lần cuối với đài chỉ huy, một vụ nổ lớn đã xảy ra chỉ cách địa điểm tàu liên lạc khoảng 27 km.
Vụ nổ này có thể liên quan tới việc tàu mất tích. Hôm 28/11, phía Hải quân Argentina cho rằng, nếu đúng là tàu đã nổ thì nguyên nhân là do khí hydro tích tụ sau sự cố chập ắc quy.
Hiện các nỗ lực của Argentina và quốc tế nhằm tìm kiếm tàu ngầm này vẫn chưa đem lại kết quả. Khu vực tìm kiếm tàu ngầm này hiện nay trải rộng tới 40.000 km2, có độ sâu từ 200 m tới 1.000 m ở Nam Đại Tây Dương.

Tại sao tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ treo cờ ‘đầu lâu xương chéo’?

Hình ảnh đăng trên website của Lầu Năm góc cho thấy tàu ngầm hạt nhân USS Jimmy Carter trở về cảng với quốc kỳ Mỹ bên cạnh một lá cờ "đầu lâu xương chéo”.

Theo tờ Washington Post, USS Jimmy Carter là một trong ba chiếc tàu ngầm lớp Seawolf, được thiết kế để tiến hành những sứ mạng ngầm dưới nước bí mật nhất. Nhưng tại sao con tàu lại treo lá cờ “đầu lâu xương chéo”, còn được gọi là Jolly Roger, khi trở về cảng nhà ở bang Washington hôm 12/9 vừa qua?
Tai sao tau ngam hien dai nhat cua My treo co ‘dau lau xuong cheo’?
 Lá cờ đen in hình đầu lâu xương chéo xuất hiện trên tàu ngầm hạt nhân USS Jimmy Carter.

Triều Tiên đóng tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng có, Mỹ lạnh gáy

Tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng có của Triều Tiên được đóng ở nhà máy đóng tàu Sinpo South.

Theo các nguồn tin tình báo, tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng có của Triều Tiên được đóng ở nhà máy đóng tàu Sinpo South với lượng choán nước lên tới hơn 2.000 tấn, đường kính khoảng 11 m.
Trieu Tien dong tau ngam hat nhan lon chua tung co, My lanh gay
Triều Tiên được cho là đóng tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng thấy khiến Mỹ quan ngại. 

Tin mới