Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chuẩn bị tiến ra Biển Đông?

(Kiến Thức) - Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở đảo Hải Nam, tiền đồn của lực lượng này ở Biển Đông.

Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chuẩn bị tiến ra Biển Đông?
"Ba tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc vừa xuất hiện ở Hải Nam", tờ báo Đài Loan WantChinaTimes dẫn nguồn tin từ Tạp chí quốc phòng Khán Hòa.
Theo Khán Hòa, ảnh vệ tinh cho thấy 3 tàu ngầm xuất hiện ở đảo Hải Nam ngắn hơn so với mẫu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Type 094. Với khả năng mang 12 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2, 3 tàu ngầm này có thể là biến thể của Type 094 hoặc Type 096.
Tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc.
Tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc. 
"Sự xuất hiện của 3 tàu ngầm này ở đảo Hải Nam cho thấy Trung Quốc đang tăng cường chế tạo lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược", tờ Kanwa nhận định.
Đảo Hải Nam là tiền đồn của Hải quân Trung Quốc để triển khai tàu chiến tới vùng Biển Đông. Theo tờ Khán Hòa, đây cũng có thể là lý do 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc xuất hiện trong khu vực. Ngoài ra, mực nước sâu ở Biển Đông cũng sẽ giúp các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc không bị máy bay, tàu chiến và vệ tinh Mỹ phát hiện.
Sự xuất hiện 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo cũng là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang xây dựng lực lượng tấn công thứ 2. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo JL-1 lớp Type 092 vẫn còn trong cảng. Trang tin Khán Hòa cho rằng, những tàu ngầm này sẽ được thay thế bằng tàu ngầm Type 094 trong tương lai gần.

Trung Quốc trả giá đắt nếu leo thang vụ giàn khoan Hải Dương 981

(Kiến Thức) - "Dù chênh lệch tương quan lực lượng, trong trường hợp xảy ra xung đột, chắc chắn Trung Quốc phải trả giá đắt. Giải pháp cho khủng hoảng Biển Đông nên giải quyết trên bàn đàm phán", ông Minxin Pei nói.

Trung Quốc trả giá đắt nếu leo thang vụ giàn khoan Hải Dương 981
Trung Quốc chuẩn bị gì cho Biển Đông?
Biển Đông giàu tài nguyên có thể sẽ trở thành một điểm nóng ở Đông Á, gây ra xung đột quân sự giữa các nước trong khu vực cũng như lôi kéo sự tham gia của Mỹ. Khu vực Biển Đông với ngư trường phong phú và trữ lượng dầu khí phong phú tự nhiên chưa được khai thác đang trở thành mục tiêu của Trung Quốc.

Tập Cận Bình: TQ “trỗi dậy hòa bình”... trừ Biển Đông, Hoa Đông?

(Kiến Thức) - Với căng thẳng tăng cao ở Biển Đông, nhiều nhà phân tích lên tiếng chỉ trích ông Tập Cận Bình khi tuyên bố Trung Quốc sẽ trung thành với đường lối phát triển hòa bình.

Tập Cận Bình: TQ “trỗi dậy hòa bình”... trừ Biển Đông, Hoa Đông?
Tuy nhiên, theo cách nhìn của Trung Quốc, không có sự khác biệt giữa các hành động của nước này trên Biển Đông cũng như “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. 
Trung Quốc ngang ngược cho rằng, vùng hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa – vốn bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1974) và đổ lỗi cho Việt Nam vì cản trở quyền được khai thác của Trung Quốc.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.

Tin mới