Tàu ngầm Nhật Bản lần đầu tập trận tại Biển Đông

Tàu ngầm của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản lần đầu tiến hành đợt diễn tập trên Biển Đông, động thái nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở vùng biển này.
 

Tàu ngầm Nhật Bản lần đầu tập trận tại Biển Đông
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 17/9 cho biết tàu ngầm điện-diesel SS-596 Kuroshio, lớp Oyashio cùng tàu sân bay trực thăng JS Kaga đã tiến hành cuộc tập trận trên Biển Đông vào ngày 13/9. Đây là một phần trong các hoạt động của lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), kéo dài 2 tháng ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
Đây là lần đầu tiên tàu ngầm Nhật Bản tập trận ở Biển Đông. Thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận báo cáo trước đó của tờ Asahi về việc tàu chiến của JMSDF tập trận tại khu vực này.
Báo cáo của Asahi dẫn nguồn tin giấu tên trong chính phủ Nhật Bản, cho biết tàu ngầm của JMSDF đã tiến hành đợt tập trận chống ngầm, gồm bài tập phát hiện tàu ngầm đối phương bằng sóng siêu âm. Cuộc tập trận diễn ra trên vùng biển quốc tế và tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
Tau ngam Nhat Ban lan dau tap tran tai Bien Dong
 Một tàu ngầm phi hạt nhân của Nhật Bản. Ảnh: JMSDF.
Tuy vậy, đợt diễn tập của tàu ngầm Nhật Bản có thể khiến Trung Quốc tức giận, vì tàu ngầm đại diện cho một mối đe dọa lớn hơn nhiều so với các tàu mặt nước từng tập trận ở Biển Đông.
Trước đó không lâu, tàu đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông trước khi thăm cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bắc Kinh tỏ ra tức giận trước hoạt động của tàu chiến London và điều động máy bay, tàu chiến theo dõi đường di chuyển của chiến hạm Anh.
Hải quân Mỹ là lực lượng thực hiện hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông nhiều nhất. Washington muốn nhìn thấy các quốc gia khác tiến hành hoạt động tương tự ở vùng biển này, nơi hàng năm có lượng hàng hóa trị giá khoảng 5.000 tỷ USD được vận chuyển bằng đường biển.
Máy bay, tàu chiến nước ngoài thường xuyên bị thách thức bởi máy bay, tàu chiến Trung Quốc khi di chuyển gần các thực thể Bắc Kinh bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Cho dù Trung Quốc luôn nói rằng ý định của họ trên Biển Đông là vì hòa bình.

Sức mạnh khủng khiếp Hải quân Nhật Bản trước CTTG 2 (2)

(Kiến Thức) - Những tàu chiến trong Hải quân Nhật Bản có muôn hình vạn trạng và không ít trong số đó vốn là tàu dân sự được hoán cải thành tàu vũ trang.

Sức mạnh khủng khiếp Hải quân Nhật Bản trước CTTG 2 (2)
Suc manh khung khiep Hai quan Nhat Ban truoc CTTG 2 (2)
 Ảnh: Thiết giáp hạm Katori. Phần lớn các thiết giáp hạm của Hải quân Nhật Bản được trang bị pháo chính cỡ nòng chỉ 250 mm, lép vế hơn nhiều so với các thiết giáp hạm Mỹ với pháo chính cỡ 400 mm. Nguồn ảnh: Sina.
Suc manh khung khiep Hai quan Nhat Ban truoc CTTG 2 (2)-Hinh-2
 Tàu vận tải vũ trang IJN Jobi-kantai. Nguồn ảnh: Sina.

Đông Á: Sự trỗi dậy của những Samurai Nhật Bản

(Kiến Thức) - Khi được cởi trói khỏi Điều 9 hiến pháp, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không còn là một lực lượng tự vệ nữa, mà họ chính là "nắm đấm thép" của Tokyo.

Đông Á: Sự trỗi dậy của những Samurai Nhật Bản
Dong A: Su troi day cua nhung Samurai Nhat Ban
Với các chính sách nới lỏng sự kiểm soát quy mô quân đội, Tokyo dường như đang mở đường cho một kế hoạch tái xây dựng quân đội như quy mô trước năm 1945. Theo Fox News trích lời Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi phỏng vấn, ông Trump nhận định Nhật Bản sẽ sớm trở thành "vấn đề lớn" đối với Trung Quốc. Nguồn ảnh: BBC.

Nhật Bản có nữ chỉ huy biên đội tàu chiến đầu tiên

Ngày 6/3, Hải quân Nhật Bản đã bổ nhiệm bà Ryoko Azuma (44 tuổi) làm nữ chỉ huy đầu tiên cho một đơn vị tàu chiến gồm 4 tàu chiến, trong đó có siêu tàu sân bay trực thăng Izumo, tàu lớn nhất của Hải quân Nhật Bản.

Nhật Bản có nữ chỉ huy biên đội tàu chiến đầu tiên
Theo thông báo của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF), đây là lần đầu tiên một nữ chỉ huy được bổ nhiệm. Phát biểu với phóng viên sau lễ nhậm chức diễn ra trên tàu Izumo neo tại Yokohama gần Tokyo, bà Azuma khẳng định sẽ cố gắng hết sức thực hiện nhiệm vụ trọng đại được giao phó. “Tôi rất cảm kích khi được bổ nhiệm vào vị trí này và tôi cảm thấy trách nhiệm rất nặng nề. Vấn đề giới tính không ảnh hưởng đến trách nhiệm và công việc của tôi”, bà chia sẻ.

Tin mới