Tàu sân bay mạnh nhất của Mỹ sắp bơi ra biển lớn lần đầu
Hàng không mẫu hạm mới nhất, lớn nhất và tối tân nhất của Hải quân Mỹ và của cả thế giới, đang chuẩn bị được ra khơi lần đầu tiên.
Minh Hoàng
Xem toàn bộ ảnh
Tàu sân bay mới nhất của Mỹ - USS Gerald R.Ford (CVN-78), với việc được áp dụng các công nghệ hàng hải hiện đại nhất, được thiết kế với kích thước được cho là lớn nhất từ trước tới nay của Mỹ.
Chính vì những sự vượt trôi của mình, nó được đánh giá là hàng không mẫu hạm tối tân nhất trên thế giới hiện nay, và đồng thời cũng được biết đến là một loại khí tài quân sự đắt đỏ nhất trên thế giới. Khi chi phí chế tạo ra hàng không mẫu hạm này ước tính vào khoảng 14 tỷ USD.
Theo Hải quân Mỹ, họ đã có kế hoạch cho việc triển khai hàng không mẫu hạm USS Gerald R.Ford này lần đầu tiên vào năm sau, năm 2022.
Mặc dù đã lên kế hoạch cho việc này từ lâu, song vì phải giải quyết một loạt các vấn đề về sự chậm trễ trong xác minh công nghệ mới và đánh giá độ tin cậy đã khiến việc này bị hoãn lại. Thời gian triển khai hàng không mẫu hạm này đã bị lùi lại tới 4 năm so với kế hoạch ban đầu vào năm 2018.
USS Gerald R.Ford (CVN-78) hiện nay đang góp mặt trong danh sách những chiến hạm lớn nhất thế giới, được đưa vào hoạt động từ năm 2017 nhưng hiện nay đang kiểm tra toàn diện để được hoạt động chính thức vì sử dụng các công nghệ mới, cần một sự kiểm tra kĩ lưỡng.
Cũng là lần đầu tiên, USS Gerald R.Ford đã đánh dấu sự xuất hiện của một siêu mẫu hạm đầu tiên của một tàu sân bay lớp Gerald R.Ford. Con tàu được xây dựng, phát triển bới Công ty Huntington Ingalls.
CVN-78 còn được thế giới gọi với cái tên “con thú kim loại khổng lồ” trên biển của Mỹ. Điều này có thể nói lên rằng từ kích thước đến uy lực của nó đều rất mạnh mẽ.
Trọng tải choán nước của USS Gerald R.Ford theo các thông tin hiện nay có được cho thấy, con tàu sở hữu một khối tải trọng khổng lồ lên tới trên 100.000 tấn khi đầy tải. Với chiều dài thân vào khoảng 337m, chiều cao lên tới 76m và sàn đáp máy bay của nó đạt khoảng 78m.
Hàng không mẫu hạm số hiệu CVN-78 này có thể mang theo mình khoảng 4.500 thuỷ thủ đoàn, đi kèm đó còn có sự xuất hiện của khoảng trên 90 máy bay quân sự các loại và nhiều máy bay không người lái trinh sát (UAV), máy bay không người lái tấn công (UCAV).
Trong đó, tiêu biểu sẽ có sự xuất hiện của các siêu chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ và sự xuất hiện của “sát thủ” X-47B.
F-35 Lightning II là các siêu tiêm kích tàng hình đa nhiệm của Mỹ, là một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 được phát triển bới Lockheed Martin.
Đây là những tiêm kích mạnh mẽ của Mỹ khi có sự linh hoạt tối ưu trên không cùng vũ trang mạnh mẽ, tốc độ tối đa đạt tới Mach 1.6 và sở hữu lực lượng vũ khi đa nhiệm mạnh mẽ trên mọi mặt trận.
Còn về X-47B, đây là một UAV vũ trang được chế tạo bởi Nortrop Grumman, là một UCAV có thể đạt tới tốc độ siêu thanh khi đạt gia tốc cực đại và sự xuất hiện của tới 2 tấn vũ khí trong khoang quân giới đã biến nó trở thành một “sát thủ” xuất hiện trên hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Ngoài ra, về sự hiện đại của USS Gerald R.Ford, con tàu được nâng cấp với những hệ thống điện tử hiện đại, cho phép tàu sân bay này sở hữu những khả năng như hệ thống “bắt máy bay” tiên tiến, giúp cho quy trình hạ cánh được cơ động tối đa, đồng thời giảm được số lượng thuỷ thủ đoàn xuất hiện trong công tác hỗ trợ.
Cùng với đó, trên tàu sân bay này còn xuất hiện sự nâng cấp của hệ thống tên lửa RIM-162 Sea Sparrow mạnh mẽ, đem lại một uy lực đáng gờm trên mặt trận hải chiến.
Ngoài ra sẽ có sự xuất hiện của hơn 75 hệ thống vũ khí tầm gần trên CVN-78, tối đa đạt tới 90 chiếc, với sự xuất hiện của cả hệ thống Phalanx.
USS Gerald R.Ford sẽ được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân A1B và 4 trục chân vịt, cho phép con tàu di chuyển linh hoạt với tốc độ tối đa đạt tới 30 hải lý/ giờ, đảm bảo sự hoạt động tuyệt đối bền bỉ.
Với sự hoạt động bền bỉ hơn, được cho là vượt trội với các tàu sân bay lớp Nimitz cũ của Mỹ, số lần xuất chinh trong ngày của nó được gia tăng lên tới 160 lần/ ngày.
Và theo Chuẩn Đô đốc Jeffrey Hoffman, chỉ huy Nhóm Tàu sân bay Tấn công số 12 (CSG-12), ông cho biết, "Mọi thứ đang ở trong quỹ đạo. Chúng tôi hy vọng con tàu có thể ra khơi theo lịch trình sau khi kết thúc thử nghiệm khả năng sử dụng trong 6 tháng. Tin tức từ thuyền trưởng và nhà máy đóng tàu là rất tích cực. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ điều chỉnh tốt tâm lý và chuẩn bị cho việc triển khai tác chiến".
Theo những đánh giá khác từ vị Chuẩn Đô đốc trên và các chuyên gia, có thể nói rằng việc hàng không mẫu hạm USS Gerald R.Ford được đưa vào hoạt động sẽ mang lại sự linh hoạt lớn hơn cho Hải quân Mỹ trong công tác chinh chiến trên mặt biển. Nguồn ảnh: USnavy.
Hình ảnh trong buổi thử nghiệm va chạm trên biển của hàng không mẫu hạm USS Gerald R.Ford (CVN-78). Nguồn: U.S. Navy.