Tàu TQ tiến gần xác tàu Philippines ở Bãi Cỏ Mây

(Kiến Thức) - Một số tàu Trung Quốc đã nhích thêm khoảng 4 km về phía xác con tàu chiến cũ ở Bãi Cỏ Mây, nơi đồn trú của thủy quân lục chiến Philippines.

Tướng Emmanuel Bautista, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines.
Tướng Emmanuel Bautista, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines.
Tờ Rappler Philippines ngày 29/8 dẫn lời tướng Emmanuel Bautista, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, cho hay Trung Quốc vẫn duy trì từ 2 đến 4 tàu hiện diện bất hợp pháp xung quanh bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Một số tàu Trung Quốc đã nhích thêm khoảng 4 km về phía xác con tàu chiến cũ Philippines cố tình đánh chìm năm 1999 tại bãi Cỏ Mây làm nơi đồn trú cho khoảng 1 tiểu đội thủy quân lục chiến canh chừng Trung Quốc bành trướng sang phía Đông quần đảo Trường Sa, mưu toan chiếm Bãi Cỏ Rong từ Đá Vành Khăn.
Để tránh đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines đã sử dụng tàu dân sự cung cấp thức ăn, nước uống và nhu yếu phẩm cho lực lượng đồn trú ở Bãi Cỏ Mây bằng tàu dân sự thay vì tàu hậu cần hải quân như trước đây.
Xác tàu đổ bộ mà phía Philippines cố tình để mắc cạn và làm nơi đồn trú của 1 tiểu đội thủy quân lục chiến ở Bãi Cỏ Mây.
Xác tàu đổ bộ mà phía Philippines cố tình để mắc cạn và làm nơi đồn trú của 1 tiểu đội thủy quân lục chiến ở Bãi Cỏ Mây.
Tướng Bautista cho biết các tàu công vụ Trung Quốc, thậm chí là cả tàu hải quân, đôi khi hộ tống các tàu cá nước này xâm nhập và đánh bắt trái phép trong khu vực.
Philippines đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ về an ninh hàng hải, vòng đàm phán thứ 2 đang diễn ra tại Washington để tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines.

Hợp tác quân sự Mỹ-Philippines trong thế kỷ 21

(Kiến Thức) - Philippines và Mỹ đang hướng tới quan hệ đối tác an ninh thế kỷ 21 để giải quyết vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

Hợp tác quân sự Mỹ-Philippines
Hợp tác quân sự Mỹ-Philippines
Tuyên bố chung Mỹ-Philippines viết: "Hai bên mong đợi có quan hệ đối tác an ninh song phương cân bằng, cùng có lợi… thông qua sự hiện diện luân tạm thời gia tăng của quân đội Mỹ tại các căn cứ do quân đội Philippines (AFP) điều hành”.

Ẩn ý đằng sau chiến lược “xoay trục” của Mỹ

“Xoay trục” sang Châu Á là điều mà Mỹ đang xúc tiến, nhưng động lực thực sự đằng sau sự chuyển hướng này của chính quyền Tổng thống Barack Obama là gì?

Cái bắt tay của ba bị bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản (trái) Mỹ (giữa) và Hàn Quốc (phải).
Cái bắt tay của ba bị bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản (trái) Mỹ (giữa) và Hàn Quốc (phải). 
Từ khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược an ninh sang Châu Á vào năm 2011, đã có nhiều tranh cãi khá sôi nổi về nội dung của hoạt động chuyển hướng, mức độ ảnh hưởng tới cặp quan hệ Mỹ-Trung Quốc.

Tin mới