Tàu tuần tra xa bờ mới của Damen hợp với Việt Nam?

(Kiến Thức) - Tập đoàn hàng hải Damen của Hà Lan vừa cho ra mắt các biến thể tàu tuần tra xa bờ OPV thế hệ 2 với nhiều nâng cấp sáng giá.

Tàu tuần tra xa bờ mới của Damen hợp với Việt Nam?
Theo tờ Navyrecognition, Tập đoàn hàng hải Damen của Hà Lan (Việt Nam đang hợp tác với hãng này đóng tàu tuần tra DN-2000 cho Cảnh sát biển) vừa cho ra mắt thiết kế tàu tuần tra xa bờ (OPV) thế hệ thứ 2 của tập đoàn này tại hội nghị OPVs & Corvettes khu vực Châu Á-Thái Bình Dương diễn ra ở Singapore. 
Piet van Rooij người đứng đầu bộ phần thiết kế và ý tưởng của Damen cho biết, các tàu OPV mới sẽ được Damen phát triển với nhiều cấu hình khác nhau cho từng loại nhiệm vụ khác nhau.
Thiết kế của tàu tuần tra xa bờ thế hệ mới do Damen phát triển được đánh giá khá hiệu quả và có có khả năng hoạt động linh hoạt khi tác chiến trên biển. Bên cạnh đó nó còn sử dụng thiết kế Sea Axe nổi tiếng của Damen với phần mũi tàu có mũi rẽ nước hình lưỡi rìu. 
Sea Axe được Damen sử dụng trên nhiều mẫu tàu biển đa năng do tập đoàn này thiết kế, đặc biệt thiết kế này có thể giúp tàu hoạt động tốt ngay cả trong vùng biển đang có bão. Bên cạnh đó, thân tàu cũng được thiết kế để giảm tối lực cản của nước nhằm tiết kiệm nhiên liệu, các tàu OPV thế hệ thứ 2 có thể di chuyển với vận tốc tối đa lên tới 26 hải lý/giờ.
Tau tuan tra xa bo moi cua Damen hop voi Viet Nam?
Mô hình thiết kế tàu tuần tra xa bờ OPV thế hệ thứ 2 của Damen.
Khả năng của tàu tuần tra thế hệ 2 còn được đánh giá cao ở các điểm như khoang chỉ huy tác chiến đa năng; nhà chứa máy bay trực thăng và khoang cửa đổ bộ đa năng nằm phía sau đuôi tàu dành cho các tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ. Khoang đổ bộ này giúp tàu OPV thế hệ 2 có thể thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ hơn so với các phiên bản đầu như bảo vệ an ninh hàng hải, chống buôn lậu, chống thủy lôi, tìm kiến cứu nạn khi hầu hết các nhiệm vụ này đều đòi hỏi thời gian triển khai nhanh tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ dài khoảng 9m mà OPV mang theo. Các tàu tuần dương mà Damen đóng mới cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan cũng đều sử dụng thiết kế này và nó đã chứng minh được khả năng của mình.
Không giống như các tàu tuần tra xa bờ khác, trung tâm chỉ huy tác chiến của OPV thế hệ 2 được bố trí ngay phía sau khoang lái và Damen gọi thiết kế này là khoang chỉ huy tác chiến đa năng, không gian giữa khoang lái và trung tâm chỉ huy tác chiến chỉ cách nhau bởi một lớp vách ngăn. Thông thường các tàu tuần xa bờ thường ít có khả năng tham gia trực tiếp vào các tình huống tham chiến trực tiếp như các tàu khu trục. Nhưng với thiết kế này trung tâm chỉ huy tác chiến trên các tàu OPV thế hệ 2 có thể trực tiếp xử lý một phần các tình huống xảy ra trên biển.
Tau tuan tra xa bo moi cua Damen hop voi Viet Nam?-Hinh-2
 Các tàu OPV thế hệ 2 được trang bị hầu hết mọi công nghệ hàng hải tiên tiến nhất của Damen hiện nay.
Cũng theo ông Van Rooij cho hay, mặc dù các tàu tuần tra xa bờ thế hệ 2 không có khả năng tác chiến như các tàu khu trục, nhưng việc tăng cường khả năng cơ động trong tác chiến trên biển là điều cần thiết cho một tàu tuần tra xa bờ.
Trong khi đó, nhà chứa máy bay đa năng cùng sàn đáp trực thăng trên OPV thế hệ 2 là lại một điểm cộng lớn cho Damen, nó có thể mang theo được cả các loại trực thăng hạng nặng như NH-90 và máy bay không không người lái (UAV) ScanEagle. 
Khoang chứa máy bay của tàu OPV thế hệ 2 khá lớn giúp cho thủy thủ đoàn có thể dễ dàng triển khai một trong hai trực thăng hoặc UAV mà không gây ảnh hưởng đến máy bay còn lại, cùng với đó không gian dành cho bộ phận bảo trì hoặc kho chứa phụ tùng máy bay ngay trên tàu.
Damen đang phát triển khoảng 4 biến thể tàu tuần tra xa OPV thế hệ mới gồm: một biến thể dài 75m với lượng giãn nước 1.400 tấn; biến thể  dài 85m có lượng giãn nước 1.800 tấn; biến thể dài 95m với lượng giãn nước 2.400 tấn và biến thể lớn nhất có chiều dài 103m, lượng giãn nước tối đa 2.600 tấn.
Tau tuan tra xa bo moi cua Damen hop voi Viet Nam?-Hinh-3
 Trong ảnh là ba thiết kế điểm nhấn của tàu tuần tra xa bờ OPV thế hệ 2.
Việc khoang lái được bố trí liên kết với trung tâm chỉ huy tác chiến giúp thủy thủ đoàn của OPV đảm bảo được thông tin liên lạc trong tác chiến với thời gian triển khai nhanh hơn. Và tùy thuộc vào nhiệm vụ và tình hình, trung tâm chỉ huy tác chiến có thể được tách ra khỏi khoang lái bằng một vách ngăn di động. Điều này giúp cho toàn bộ trung tâm chỉ huy tác chiến hoàn toàn tập trung vào nhiệm vụ mà không bị phân tâm bởi tình huống đang xảy ra trên biển.
Khi hoạt động, trung tâm chỉ huy tác chiến trên các tàu OPV thế hệ 2 sẽ chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu cần thiết phục vụ cho yêu cầu của từng loại nhiệm vụ nhất định. Còn đối với các mục tiêu trên biển mà radar trên OPV không thể xác định thì trung tâm chỉ huy tác chiến sẽ cho phép triển khai các tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ để xác định rõ mục tiêu này. Trên thực tế hoạt động của một trung tâm chỉ huy tác chiến trên một tàu tuần tra xa bờ đòi hỏi vô số sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan và mọi hoạt động chỉ diễn ra trong vài phút ngắn ngủi.
Xét về mặt cơ bản thiết kế của các biến thể tàu tuần tra xa bờ thế hệ 2 được phát triển định hướng theo khả năng cơ động và tính đa năng trong tác chiến trên biển. Bên cạnh đó OPV thế hệ 2 cũng sở hữu hầu hết tính năng của một tàu khu trục cỡ nhỏ và chỉ hạn chế về mặt trang bị vũ khí.
Hiện Việt Nam vẫn còn nhu cầu về tàu tuần tra đa năng xa bờ để phục vụ công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cho nên, thiết kế tàu tuần tra xa bờ mới của Damen cũng rất đáng lưu tâm. Lưu ý rằng, hiện công nghiệp đóng tàu dân - quân sự Việt Nam có những hợp tác chặt chẽ với Damen trong lĩnh vực thiết kế tàu tuần tra xa bờ cho Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư. Chính vì thế, không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ quan tâm tới thế hệ tàu tuần tra mới này trong tương lai.

Việt Nam mua 25 “sát thủ diệt hạm” Exocet của Pháp

(Kiến Thức) - Theo báo cáo của SIPRI thì năm 2013 Việt Nam đã ký mua 25 đạn tên lửa hành trình chống tàu Exocet MM40 Block 3.

Việt Nam mua 25 “sát thủ diệt hạm” Exocet của Pháp

Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí “khủng” của Pháp?

(Kiến Thức) - Trong vài năm trở lại đây, ngoài đối tác truyền thống Nga, Việt Nam đã mở rộng mua sắm vũ khí từ nhiều nước khác, trong đó có Pháp. 

Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí “khủng” của Pháp?
Viet Nam mua bao nhieu vu khi “khung” cua Phap?
 Trong hàng chục năm, Việt Nam là đối tác truyền thống với Liên Xô (sau này là Nga) ở lĩnh vực hợp tác kĩ thuật – quân sự. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, Việt Nam ngày càng đa dạng hóa nguồn cung vũ khí từ nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Á. Tiêu biểu là các công nghệ vũ khí từ Ấn Độ, Israel và mới đây nhất là Pháp với hàng loạt hợp đồng. Trong ảnh, xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 do Liên Xô sản xuất, diễu hành trong lễ ra quân bảo vệ IPU 132 tại Hà Nội. 

Súng trường G36 không còn tương lai trong Quân đội Đức?

(Kiến Thức) - Súng trường tấn công G36 sẽ không có tương lai trong Quân đội Đức, đó là nhận định của hầu hết của các chuyên gia quân sự lẫn Bộ quốc phòng Đức.

Súng trường G36 không còn tương lai trong Quân đội Đức?
Jane's Defence Weekly đưa tin, trong một cuộc họp không chính thức trước ủy ban đặt biệt của Quốc hội Đức - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho rằng, đã tới lúc cần phải xem lại tương lai của dòng súng trường tấn công Heckler & Koch G36 trong quân đội nước này.
Kể từ 2012 đã có nhiều ý kiến chỉ trích về khả năng hoạt động của G36 trong một số điều kiện môi trường nhất định với hàng loạt lỗi nghiêm trọng. Trong khi đó các thành viên thuộc Ủy ban điều tra đặt biệt của Quốc hội Đức dẫn lời Bộ trưởng Ursula von der Leyen cho biết, với tình trạng của G36 hiện tại thì chắc chắn dòng súng trường tấn công này sẽ không có tương lai trong Quân đội Đức.

Tin mới