Tay áo thần của ai khiến Tôn Ngộ Không phải cúi đầu khuất phục?
Dù thần thông quảng đại đến đâu, Tôn Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi tay áo của một vị địa tiên - người mà Bồ Tát Quan Âm cũng phải "nhượng" 3 phần.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Sau khi tức giận vì bị tiểu đồng của Trấn Nguyên đại tiên xúc phạm, nổi máu tam bành, Tôn Ngộ Không liền đạp đổ cây nhân sâm vạn năm quý báu của vị địa tiên Trấn Nguyên đại tiên và đưa 4 thầy trò Đường Tăng chạy trốn khỏi Ngũ Trang quán.
Cây nhân sâm của Trấn Nguyên đại tiên sinh ra từ khi càn khôn còn hỗn độn, trời đất còn mờ mịt chưa phân. Khắp tứ đại bộ châu trong thiên hạ thì chỉ có Ngũ Trang Quán ở Tây Ngưu hạ châu là sản sinh ra cây ấy, có tên là "Vạn Thọ thảo hoàn đơn", cũng gọi là "Nhân sâm quả".
Phát hiện 4 thầy trò Đường Tăng trốn sau khi đánh đổ cây nhân sâm quý, Trấn Nguyên Tử cưỡi mây lành đuổi theo, đằng vân một cái đi được một vạn dặm, trong khi thầy trò bốn người đi cả một ngày một đêm vẫn chưa được 100 dặm, Trấn Nguyên đại tiên lại phải đi vòng lại 9.000 dặm, đáp mây xuống bắt giữ 4 thầy trò đến 2 lần liền.
Vị Đại Tiên thấy bốn người biến mất không còn tung tích đâu nữa, liền than rằng: "Con khỉ này từng đại náo thiên cung, quả thật bản lĩnh không tầm thường. Ta không thể dung túng cho nó, tránh ngày sau gây thành họa lớn, trước mắt vẫn là đuổi theo, bắt nó về hỏi tội".
Sau 1 hồi náo loạn Trấn Nguyên đại tiên liền phất tay áo thần, trong chốc lát gió thổi bão tố thu hết 4 thầy trò Đường Tăng vào trong ống tay tên gọi Càn khôn. Mặc cho Tôn Ngộ Không có giở chiêu trò như thế nào cũng không thể thoát khỏi tay áo thần của vị địa tiên siêu phàm này.
Ống tay Càn Khôn không phải vật báu hay vũ khí lợi hại mà chính Trấn nguyên đại tiên là người có pháp lực khiến Phật giới phải kính nể ba phần.
Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử hay Trấn Nguyên Đại Tiên là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn. Ngài được xem là ông tổ của dòng Địa tiên, là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Khi gặp Tôn Ngộ Không, Bồ Tát phải lên tiếng rằng: "Cái con khỉ này, không biết phải trái, cây nhân sâm đó là cây thiêng từ thuở khai thiên lập địa; Trấn Nguyên Tử lại là tổ địa tiên, đến ta cũng phải nhân nhượng 3 phần".
Sau khi cây nhân sâm được cứu sống, theo lời giao ước, Trấn Nguyên Tử Đại Tiên đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không. Thầy trò năm người lại tiếp tục lên đường.
Suy cho cùng, tác phẩm Tây Du Ký là một ẩn dụ lớn cho quá tình tu tập tìm chân thân, bản ngã của mỗi con người.
Còn với 4 thầy trò Đường Tăng, mọi chuyện chỉ mới bắt đầu. Con đường thỉnh kinh xa xôi vạn lý, gian hiểm trùng trùng thật khiến lòng người cảm khái mãi không thôi.
>>>Xem thêm video:Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?