Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không liệu có sợ lửa?

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không từng thừa nhận nước là điểm yếu của mình nhưng liệu hầu tử có sợ lửa?

Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không liệu có sợ lửa?

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không được biết đến là nhân vật vô cùng lợi hại, bản lĩnh cao cường, không sợ trời không sợ đất. Tuy nhiên, hầu tử từng thừa nhận với các sư đệ về một điểm yếu duy nhất đó là thủy chiến. Trong đó, Ngộ Không cho biết chiến đấu dưới nước vốn không phải thế mạnh của của hầu tử.

Ngoài nước, nhiều người còn tranh luận xem liệu Tôn Ngộ Không có sợ lửa hay không. Trong đó, năm xưa khi đại náo Thiên cung, Tôn Ngộ Không từng bị nhốt trong Lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân 7749 ngày nhưng không hề hấn. Không những thế gió to khói lớn đã hun đỏ đôi mắt của Ngộ Không và giúp hầu tử luyện được Hỏa nhãn kim tinh.

Tay Du Ky: Ton Ngo Khong lieu co so lua?

Tôn Ngộ Không luyện được Hỏa nhãn kim tinh sau khi bị nhốt trong Lò Bát Quái.

Điều này khiến Ngộ Không từng được miêu tả là mình đồng da sắt, không bị ảnh hưởng bởi lửa. Thế nhưng, sau này, trên đường thỉnh kinh của sư phụ Đường Tăng, Tôn Ngộ Không đã đụng độ với Hồng Hài Nhi, con của Ngưu Ma Vương.

Được biết, Hồng Hài Nhi vốn trẻ tuổi nhưng lại vô cùng lợi hại. Với Tam muội chân hỏa, Hồng Hài Nhi đã thiêu cháy Ngộ Không đến hồn bay phách lạc, hôn mê bất tỉnh. Ngộ Không sau đó phải chạy đi cầu cứu Quan Thế Âm mới có thể thu phục được Hồng Hài Nhi.

Nguyên nhân của việc này là do ngọn lửa Tam muội chân hỏa của Hồng Hài Nhi lợi hại hơn hẳn so với những ngọn lửa trước đây Ngộ Không từng đối phó. Trong đó, Tam muội chân hỏa là ngọn lửa không gì không thể thiêu đốt, dù là yêu ma hay thần phật, chỉ cần còn thất tình lục dục là sẽ bị lửa thiêu thành tro. Tôn Ngộ Không dù đã cải tà quy chính, đi theo Đường Tăng nhưng y vốn là một yêu hầu, tâm ma chưa hết hoàn toàn vì còn mang mối hận 500 năm bị chôn vùi ở Ngũ Hành Sơn.

Tay Du Ky: Ton Ngo Khong lieu co so lua?-Hinh-2

Hồng Hài Nhi sử dụng Tam muội chân hỏa khiến Tôn Ngộ Không hồn bay phách lạc.

Ngoài ra, dù Lò Bát Quái cũng có ngọn lửa Tam muội chân hỏa nhưng đó chỉ là 1 trong 8 cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, vì hầu tử đã nép mình trong cung Tốn nên không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng khi giao đấu với Hồng Hài Nhi phải trực diện đối đầu với sức mạnh của ngọn lửa này nên mới không sao chống cự nổi.

Cô gái khăng khăng hậu duệ Tôn Ngộ Không, xét nghiệm ADN gây sốc

Một cô gái đến từ Trung Quốc đã khăng khăng nhận mình là hậu duệ của Tôn Ngộ Không đến mức người ta phải tiến hành xét nghiệm ADN để xác minh.

Cô gái khăng khăng hậu duệ Tôn Ngộ Không, xét nghiệm ADN gây sốc
Co gai khang khang hau due Ton Ngo Khong, xet nghiem ADN gay soc
 Một cô gái tên Tôn Phi Phi ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã tuyên bố mình là một hậu duệ đích thực của Tôn Ngộ Không, nhân vật Hầu Vương nổi tiếng trong tiểu thuyết Tây Du Ký của văn học Trung Hoa.

Sự thật về tấm da hổ trên người Tôn Ngộ Không ít người biết

Khán giả của Tây du ký 1986 rất quen thuộc với tấm áo da hổ của Tôn Ngộ Không, tuy nhiên ít ai có thể biết được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của trang phục này.

Sự thật về tấm da hổ trên người Tôn Ngộ Không ít người biết

Tây du ký 1986 là bộ phim thành công nhất trong tất cả các phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân. Không chỉ ghi tên mình vào danh sách các tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hoa ngữ, sự thành công của bộ phim này đã giúp Dương Khiết trở thành nữ đạo diễn tài danh, huyền thoại, bộ phim còn tạo ra loạt các nhân vật kinh điển, từ dàn diễn viên chính như Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng, Đường Tăng của Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thuỵ, Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa… đến diễn viên phụ thời lượng xuất hiện ít ỏi như Tây Lương nữ vương của Chu Lâm hay Phật tổ Như Lai của Chu Long Quảng...

Sau hơn 36 năm, Tây du ký 1986 đã trở thành bộ phim kinh điển và khó có thể thay thế. Tuy nhiên rất nhiều chi tiết trong tác phẩm này không chuẩn xác như nhiều người nghĩ.

Bất ngờ nguồn gốc áo choàng da hổ Tôn Ngộ Không khoác trên người

Khi xem Tây du ký 1986, khán giả ấn tượng với hình ảnh Tôn Ngộ Không thường khoác trên người áo choàng da hổ. Tuy nhiên, ít người biết về nguồn gốc của nó.

Bất ngờ nguồn gốc áo choàng da hổ Tôn Ngộ Không khoác trên người
Bat ngo nguon goc ao choang da ho Ton Ngo Khong khoac tren nguoi
Bộ phim Tây du ký 1986 chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ. Trong số các nhân vật, Tôn Ngộ Không được nhiều người yêu thích.  

Tin mới