TCH lãi ròng lao dốc 68% nhưng cổ phiếu bất chấp tăng mạnh

(Vietnamdaily) - CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 niên độ 2021 - 2022 (1/4/2021 - 30/3/2022) với kết quả sụt giảm, tuy vậy cổ phiếu TCH lại vô cùng khởi sắc.
 

Quý 2, TCH ghi nhận doanh thu thuần giảm đến 81% về 362 tỷ đồng doanh thu thuần. Doanh thu tài chính tăng và chi phí bán hàng giảm không đáng kể nên công ty vẫn ghi nhận lãi sau thuế giảm 66% còn 149 tỷ đồng.

Theo đó, lợi nhuận ròng quý 2 ghi nhận ở mức gần 128 tỷ, giảm 67% so niên độ cùng kỳ.

Giải trình về kết quả kinh doanh trượt dốc, TCH cho hay do các dự án bất động sản của công ty chưa tới giai đoạn tập trung bàn giao, ghi nhận doanh thu và cho biết thời gian tới các dự án được bàn giao sẽ thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận.

TCH lai rong lao doc 68% nhung co phieu bat chap tang manh
 

Luỹ kế nửa đầu niên độ, doanh thu của TCH giảm 75% còn gần 769 tỷ đồng. Lãi sau thuế 279 tỷ và lãi ròng 214,5 tỷ đồng, giảm 65%.

Về cơ cấu doanh thu nửa niên độ đầu, mảng bất động sản đem về cho TCH gần 429 tỷ đồng doanh thu, giảm 70% so với cùng kì năm trước còn doanh thu bán ô đầu kéo và linh kiện thu hồi giảm gần 59% còn 304 tỷ.

Quy mô tài sản của TCH cuối quý 2 là 11.657 tỷ đồng, tăng 12,6% so với đầu niên độ. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là là tiền, tiền gửi có kì hạn với giá trị 5.828 tỷ đồng.

Tổng nợ đi vay cuối tháng 9 là 342 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu niên độ (không tính khoản trái phiếu chuyển đổi tại ngày 1/4) và chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn.

Bất chấp kết quả kinh doanh kém khởi sắc, cổ phiếu TCH tăng mạnh lên 19.250 đồng/cp trong sáng 2/11, tăng gần 15% chỉ trong 1 tuần giao dịch.

[Kỳ 2] Ngân hàng MBBank: Vì sao cổ phiếu MBB khó ‘ngóc đầu’ trên ngưỡng 30.000 đồng?

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội không phải là một mã mang lại giá trị lợi nhuận cao cho nhà đầu tư khi thị giá có phần “ì ạch” so với các cổ phiếu cùng ngành.

Cổ phiếu MBB ghi nhận mức tăng khá tốt trong khoảng thời gian nửa đầu năm nay, tuy vậy đà tăng chững lại và gặp khó tại mức 27.200-28.200 đồng trong 3 tháng qua.

Thị giá dập dìu, ì ạch, không có sự đột phá khiến nhiều nhà đầu tư không mấy mặn mà và cơ cấu sang các mã cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao hơn.

Lãi ròng REE trong quý 3 giảm 24% do mảng cơ điện lạnh lao dốc

(Vietnamdaily) - Thị trường tiêu thụ điện máy quý 3 bị ảnh hưởng vì dịch bệnh khiến REE báo lãi ròng giảm 24% về mức 264 tỷ đồng.

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2021, Cơ điện lạnh (REE) ghi nhận doanh thu 1.290 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp tương ứng đạt 349 tỷ, giảm 18%, song biên lãi gộp vẫn được cải thiện lên mức 32%.

Theo thuyết minh, doanh thu mảng cơ điện lạnh giảm 71% xuống 223 tỷ đồng. Doanh thu EPC các dự án năng lượng mặt trời áp mái và mảng phân phối điều hoà (thương hiệu Fujitsu và Reetech) giảm gần 83% về 30 tỷ đồng.

Hoạt động cho thuê văn phòng, kinh doanh bất động sản đem lại hơn 192 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ do công ty đã hỗ trợ giảm giá thuê và phí dịch vụ 20% cho cả quý 3.

Ngược lại, nguồn thu từ mảng năng lượng ghi nhận tăng trưởng gần 92% lên 620 tỷ, vượt cơ điện lạnh để chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng doanh thu.

Doanh thu tài chính tăng 64% lên mức 66 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí tài chính cũng tăng tới 40%. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của REE ghi nhận 270 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.

Lai rong REE trong quy 3 giam 24% do mang co dien lanh lao doc
 

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu Công ty đạt 3.912 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ. Ngoài ra, hoạt động liên doanh liên kết cũng báo lãi lớn là 462 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Tính đến cuối quý 3, REE đang có 20 công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu từ 18,73% – 49,52% ở các lĩnh vực BĐS, sản xuất điện, ngành nước và cơ điện.

Nhờ các chi phí tài chính và chi phí bán hàng đồng loạt được tiết giảm, lợi nhuận sau thuế đạt 1.212 tỷ đồng, tăng 16% so với 9 tháng đầu năm ngoái, trong đó lãi ròng đạt 1.063 tỷ đồng.

Tính đến 30/9, tổng tài sản tăng 51% lên hơn 30.929 tỷ đồng, trong đó 79% là tài sản dài hạn. Tiền mặt và các khoản tiền gửi ngân hàng gấp hơn 3 lần giá trị đầu năm lên 2.075 tỷ đồng, chủ yếu nhờ gia tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và tiền đi vay.

Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh giảm từ 8.450 tỷ xuống 5.834 tỷ đồng sau khi công ty chuyển toàn bộ vốn tại Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.

Nợ vay tài chính thơn gấp đôi lên mức 11.554 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vay dài hạn tại các ngân hàng như HSBC Việt Nam, Vietcombank, BIDV…