Một tháng trước đó, bệnh nhân từng bị té ngã vì một cơn co giật nghiêm trọng. Mãi đến nay, bệnh nhân mới đến y tế địa phương thăm khám, chụp CTscan và nghi ngờ có khối u não nên được yêu cầu chuyển viện.
Theo BS Phùng Đăng Khoa, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Gia An 115 (TP HCM), kết quả chẩn đoán hình ảnh ghi nhận bệnh nhân có một túi phình động mạch não giữa kích thước gần 30mm, kèm với phình động mạch cảnh kích thước lớn, dạng hình thoi dọa vỡ.
Phình động mạch não được ví như "quả bom nổ chậm" bởi có nguy cơ vỡ bất kỳ lúc nào. |
Phình động mạch não được ví như "quả bom nổ chậm" bởi có nguy cơ vỡ bất kỳ lúc nào. Áp lực vỡ mạch máu mỗi lúc một tăng theo kích thước túi phình, bệnh nhân cần điều trị can thiệp nội mạch sớm,nhất là trên những bệnh nhân bị các túi phình có kích thước lớn trên 12mm, đặc biệt với bệnh nhân trẻ và có tiền sử gia đình.
Trường hợp phình đồng thời cả hai động mạch như ông V cũng là bệnh cảnh hiếm gặp.
Một túi phình quá lớn khiến máu đổ dồn về cục bộ, túi còn lại hình thoi không có miệng túi để bịt kín, thành mạch máu căng phồng mỏng manh dễ vỡ.
Bệnh nhân rất dễ đột tử và khó khăn trong điều trị do cả hai khối đều nguy hiểm, bất kỳ một tác động nhỏ nào cũng có thể gây vỡ mạch máu xuất huyết não.
BS Nguyễn Hữu Hậu, Trưởng Khoa Khoa Chẩn đoán Hình ảnh và Thăm dò Chức năng cho biết, với sự hỗ trợ của máy DSA (chụp mạch máu số hóa xóa nền), các bác sĩ thực hiện cùng lúc hai kỹ thuật nút túi phình vừa thả coils (dây xoắn kim loại) và đặt stent (giá đỡ nội mạch) loại các phình mạch khỏi dòng chảy mạch máu não mà không cần phẫu thuật mở hộp sọ.
Các bác sĩ cảnh báo, phình mạch máu não khiến một đoạn mạch máu não bị căng phồng quá mức sẽ gây áp lực lớn lên thành mạch, suy yếu lâu ngày dẫn đến xuất huyết não.
Người lớn tuổi nên thăm khám định kỳ kiểm tra sức khỏe tim, mạch máu não, đặc biệt cần đi bệnh viện ngay khi bị đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực |
Người lớn tuổi nên thăm khám định kỳ kiểm tra sức khỏe tim, mạch máu não. Đặc biệt, cần đi cấp cứu ngay khi bị đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, buồn nôn, tay chân co giật hoặc ngất lịm,.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ vỡ túi phình như tuổi, tăng huyết áp, hút thuốc lá, yếu tố gia đình đã có người bị vỡ túi phình...
(Nguồn: BRT)