Tên lửa Iskander phô diễn hỏa lực hủy diệt mục tiêu

Tên lửa Iskander phô diễn hỏa lực hủy diệt mục tiêu

(Kiến Thức) - Quân đội Nga đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M hủy diệt thành công mục tiêu giả định trong cuộc tập trận chung ở Tajikistan.

Xem toàn bộ ảnh
Trong khuôn khổ cuộc tập trận Hiệp ước An ninh tập thể tổ chức tại Tajikistan, quân đội Nga đã tiến hành bắn đạn thật với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M. Ảnh: Arms of Russian.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận Hiệp ước An ninh tập thể tổ chức tại Tajikistan, quân đội Nga đã tiến hành bắn đạn thật với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M cùng các phương tiện hỗ trợ hành quân đến vị trí chiến đấu. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M cùng các phương tiện hỗ trợ hành quân đến vị trí chiến đấu. Ảnh: Arms of Russian.
Iskander-M thuộc loại tên lửa đạn đạo chiến thuật cơ động nhanh được đưa vào hoạt động trong lực lượng tên lửa Nga từ năm 2006. Iskander-M sẽ thay thế cho các tên lửa đạn đạo chiến thuật Oka. Ảnh: Arms of Russian.
Iskander-M thuộc loại tên lửa đạn đạo chiến thuật cơ động nhanh được đưa vào hoạt động trong lực lượng tên lửa Nga từ năm 2006. Iskander-M sẽ thay thế cho các tên lửa đạn đạo chiến thuật Oka. Ảnh: Arms of Russian.
Hệ thống Iskander-M sử dụng 1-2 tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn. Tên lửa bay với tốc độ siêu thanh Mach 6, và bay ở độ cao 50 km. Ảnh: Arms of Russian.
Hệ thống Iskander-M sử dụng 1-2 tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn. Tên lửa bay với tốc độ siêu thanh Mach 6, và bay ở độ cao 50 km. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa Iskander-M mang theo đầu đạn nặng 800 kg, tên lửa có tầm bắn tối đa 500 km, bán kính trượt mục tiêu chỉ từ 5-7 m. Tên lửa có khả năng bay theo quỹ đạo bắn đạn đạo nên rất khó đánh chặn. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa Iskander-M mang theo đầu đạn nặng 800 kg, tên lửa có tầm bắn tối đa 500 km, bán kính trượt mục tiêu chỉ từ 5-7 m. Tên lửa có khả năng bay theo quỹ đạo bắn đạn đạo nên rất khó đánh chặn. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, hệ thống định vị vệ tinh GLONASS và cảm biến quang điện giai đoạn cuối. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, hệ thống định vị vệ tinh GLONASS và cảm biến quang điện giai đoạn cuối. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa Iskander có thể nhắm lại mục tiêu trong quá trình bay. Tham số về mục tiêu có thể được cung cấp từ máy bay cảnh báo sớm, máy bay trinh sát không người lái và trắc thủ pháo binh trên mặt đất. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa Iskander có thể nhắm lại mục tiêu trong quá trình bay. Tham số về mục tiêu có thể được cung cấp từ máy bay cảnh báo sớm, máy bay trinh sát không người lái và trắc thủ pháo binh trên mặt đất. Ảnh: Arms of Russian.
Iskander-M được thiết kế để tấn công các mục tiêu như sân bay, kho tàng, trung tâm chỉ huy, thậm chí cả mục tiêu di động. Iskander-M là sự lựa chọn hỏa lực chính xác thay thế trong trường hợp không thể tấn công bằng không quân. Ảnh: Arms of Russian.
Iskander-M được thiết kế để tấn công các mục tiêu như sân bay, kho tàng, trung tâm chỉ huy, thậm chí cả mục tiêu di động. Iskander-M là sự lựa chọn hỏa lực chính xác thay thế trong trường hợp không thể tấn công bằng không quân. Ảnh: Arms of Russian.
Iskander-M được giới phân tích quân sự thế giới đánh giá rất cao về đặc tính chiến thuật của nó. Iskander-M là vũ khí có khả năng thay đổi cán cân lực lượng ở khu vực mà nó xuất hiện. Ảnh: Arms of Russian.
Iskander-M được giới phân tích quân sự thế giới đánh giá rất cao về đặc tính chiến thuật của nó. Iskander-M là vũ khí có khả năng thay đổi cán cân lực lượng ở khu vực mà nó xuất hiện. Ảnh: Arms of Russian.
Khả năng tấn công chính xác tầm xa của Iskander-M biến nó thành vũ khí đáng sợ. Quân đội Nga đã triển khai Iskander-M ở Kaliningrad để đối phó với việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu. Ảnh: Arms of Russian.
Khả năng tấn công chính xác tầm xa của Iskander-M biến nó thành vũ khí đáng sợ. Quân đội Nga đã triển khai Iskander-M ở Kaliningrad để đối phó với việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu. Ảnh: Arms of Russian.
Trong đợt bắn đạn thật vừa qua, Iskander-M được phóng từ vị trí cách khoảng 140 km so với mục tiêu. Bộ Quốc phòng Nga cho biết tên lửa đã phá hủy thành công mục tiêu giả định. Ảnh: Arms of Russian.
Trong đợt bắn đạn thật vừa qua, Iskander-M được phóng từ vị trí cách khoảng 140 km so với mục tiêu. Bộ Quốc phòng Nga cho biết tên lửa đã phá hủy thành công mục tiêu giả định. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa Iskander-M lao vút lên bầu trời. Nga đang phát triển phiên bản Iskander-K sử dụng tên lửa 9M728, còn gọi là R-500 có tầm bắn trên 500 km. Ảnh: Arms of Russian.
Tên lửa Iskander-M lao vút lên bầu trời. Nga đang phát triển phiên bản Iskander-K sử dụng tên lửa 9M728, còn gọi là R-500 có tầm bắn trên 500 km. Ảnh: Arms of Russian.
Khẩu đội Iskander-M rút quân về sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Khả năng "bắn-chuồn" của Iskander-M làm cho đối phương rất khó đáp trả. Ảnh: Arms of Russian.
Khẩu đội Iskander-M rút quân về sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Khả năng "bắn-chuồn" của Iskander-M làm cho đối phương rất khó đáp trả. Ảnh: Arms of Russian.

GALLERY MỚI NHẤT