Tên lửa Mỹ trong kho vũ khí Việt Nam

Vào tháng 2/1968, lực lượng tăng - thiết giáp của quân đội nhân dân Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trong trận đánh Ta Mây - Làng Vây. Kể từ đó, các cỗ chiến xa như T-34, PT-76, T-54, T-55... tham gia hơn 200 trận đánh lớn nhỏ.
Trên bất kỳ mặt trận nào, bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam đều thể hiện vai trò của mũi tiến công xung kích. Đặc biệt, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, các "quả đấm thép" này của quân đội nhân dân Việt Nam đã dẫn đầu các cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn viết những dòng cuối cùng trên trang sử hào hùng của cuộc kháng chiến thần thánh.
Để đối phó với binh chủng mới mẻ nhưng dũng mãnh này, quân đội Mỹ tìm cách đưa TOW là tên lửa chống tăng mới được phát triển vào chiến trường Việt Nam vừa là để hạn chế sức tiến công của bộ đội tăng - thiết giáp của ta, vừa để thử nghiệm và hoàn thiện TOW.
Tên lửa TOW rời bệ phóng.
 Tên lửa TOW rời bệ phóng.

TOW là tên lửa chống tăng hạng nặng có điều khiển, được chế tạo vào đầu những năm 1970. Tên lửa có chiều dài 1,16-1,51m, mang đầu đạn nặng từ 4-6 kg, tầm bắn tối đa 4-4,5 km.
Tên lửa được bay đi nhờ phản lực thoát ra từ động cơ sử dụng nhiên liệu rắn hai tầng đẩy, dùng các cánh lái để điều chỉnh đường bay. Tên lửa này có thể bắn đi từ giá phóng, xe quân sự và trực thăng chiến đấu. Vì vậy, tên lửa này được đánh giá có độ linh hoạt cao.
Tuy nhiên, dù được xếp vào loại tên lửa có điều khiển nhưng ở biến thể đầu, sau khi khai hỏa, các xạ thủ phải luôn giữ kính ngắm theo dõi mục tiêu để đảm bảo tên lửa bay trúng đích. Phương thức điều khiển như vậy còn khá thô sơ nên tuy uy lực mạnh nhưng hiệu quả chưa phải là cao. Đặc điểm tác xạ còn buộc các xạ thủ phải phơi mình trên chiến trường nên kíp chiến đấu không được an toàn.
Sau này, TOW trải qua nhiều nâng cấp, phát triển có thêm nhiều biến thể khác như ITOW (BGM-71C), TOW-2 (BGM-71D)... với nhiều điểm vượt trội. Ví dụ như không cần dây điều khiển, đầu đạn hai liều nổ...
Gia đình tên lửa TOW.
 Gia đình tên lửa TOW.

Đầu những năm 2000, người Mỹ định cải tiến, nâng cấp TOW có chức năng "bắn rồi quên" như "sát thủ diệt tăng" Hellfire để khắc phục điểm yếu chí tử là kém an toàn cho kíp chiến đấu. Tuy nhiên, chỉ sau đó 2 năm, Mỹ cho đình chỉdự án này.
Sau chiến tranh, phía ta đã thu được một số tên lửa TOW nhưng do số lượng không nhiều, cùng với chế độ sử dụng cũng khác biệt nên tên lửa này được niêm cất. Gần đây, một số mẫu TOW được mổ xẻ, và trưng bày trong các bảo tàng như một hiện vật chiến tranh.
Dưới đây là một số hình ảnh về tên lửa TOW trong kho vũ khí Việt Nam:
 
Một quả tên lửa TOW được đặt trên giá phóng. Trên thực tế, để bắn đi, tên lửa này phải được phóng qua một ống phóng tròn.
Một quả tên lửa TOW được đặt trên giá phóng. Trên thực tế, để bắn đi, tên lửa này phải được phóng qua một ống phóng tròn.

Đầu đạn tên lửa TOW.
Đầu đạn tên lửa TOW.

Ống xả động cơ phản lực được đặt gần cánh lái.
Ống xả động cơ phản lực được đặt gần cánh lái.

Cận cảnh mạch điện tử của tên lửa TOW.
Cận cảnh mạch điện tử của tên lửa TOW. 

Giá phóng của tên lửa TOW, nhìn từ phía trước.
 Giá phóng của tên lửa TOW, nhìn từ phía trước.

Giá phóng của tên lửa TOW, nhìn từ phía sau.
 Giá phóng của tên lửa TOW, nhìn từ phía sau.

Một quả tên lửa TOW được bổ dọc.
 Một quả tên lửa TOW được bổ dọc.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU