Tên lửa Oreshnik của Nga có thể chịu được sức nóng của Mặt trời

Tên lửa Oreshnik của Nga có thể chịu được sức nóng của Mặt trời

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, đầu đạn của tên lửa “Oreshnik” có thể chịu được nhiệt độ bằng với nhiệt độ trên bề mặt Mặt trời khoảng hơn 5.000 độ C.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 21/2, trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn “Công nghệ tương lai” ở Moscow, Tổng thống Putin đã tiết lộ một số đặc tính vượt trội của đầu đạn  tên lửa Oreshnik, ông nhấn mạnh khả năng chịu đựng điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt của vũ khí này. Ảnh India.com
Ngày 21/2, trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn “Công nghệ tương lai” ở Moscow, Tổng thống Putin đã tiết lộ một số đặc tính vượt trội của đầu đạn tên lửa Oreshnik, ông nhấn mạnh khả năng chịu đựng điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt của vũ khí này. Ảnh India.com
"Toàn thế giới nói về Oreshnik và thắc mắc vật liệu tạo nên nó gồm những gì? Nhiệt độ trên đầu đạn của trên lửa này tương ứng với nhiệt độ trên bề mặt Mặt trời", Tổng thống Putin khẳng định. Ảnh Wikipedia
"Toàn thế giới nói về Oreshnik và thắc mắc vật liệu tạo nên nó gồm những gì? Nhiệt độ trên đầu đạn của trên lửa này tương ứng với nhiệt độ trên bề mặt Mặt trời", Tổng thống Putin khẳng định. Ảnh Wikipedia
Ông Putin nhấn mạnh thêm: "Chúng tôi đã phát triển hệ thống tên lửa đẩy lướt mà chúng tôi gọi là Avangard từ những năm 1980. Nhưng nó có nhiệt độ thấp hơn một chút so với bề mặt Mặt trời". Ông khẳng định rằng tình hình hiện đã thay đổi, với những cải tiến hiện đại, Nga đã khắc phục được những hạn chế trong quá khứ. Ảnh mil.in.ua
Ông Putin nhấn mạnh thêm: "Chúng tôi đã phát triển hệ thống tên lửa đẩy lướt mà chúng tôi gọi là Avangard từ những năm 1980. Nhưng nó có nhiệt độ thấp hơn một chút so với bề mặt Mặt trời". Ông khẳng định rằng tình hình hiện đã thay đổi, với những cải tiến hiện đại, Nga đã khắc phục được những hạn chế trong quá khứ. Ảnh mil.in.ua
Tên lửa Oreshnik lần đầu tiên gây được sự chú ý khi Nga triển khai chiến đấu vào ngày 21/11/2024, nhắm vào cơ sở phòng thủ Pivdenmash ở Dnipro, Ukraine. Cuộc tấn công này được chính quyền Nga coi là hành động đáp trả trực tiếp, trước việc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp và tên lửa Storm Shadow của Anh tấn công lãnh thổ Nga. Ảnh Reddit
Tên lửa Oreshnik lần đầu tiên gây được sự chú ý khi Nga triển khai chiến đấu vào ngày 21/11/2024, nhắm vào cơ sở phòng thủ Pivdenmash ở Dnipro, Ukraine. Cuộc tấn công này được chính quyền Nga coi là hành động đáp trả trực tiếp, trước việc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp và tên lửa Storm Shadow của Anh tấn công lãnh thổ Nga. Ảnh Reddit
Các quan chức Ukraine báo cáo thiệt hại vật chất khá hạn chế, các nguồn tin cấp cao cho rằng các đầu đạn có thể là "đầu đạn giả" và không có thuốc nổ, chi tiết này làm dấy lên suy đoán về mục đích của cuộc tấn công, rất có thể đây là một tín hiệu chính trị chứ không phải là một hoạt động quân sự thuần túy. Ảnh Wikipedia
Các quan chức Ukraine báo cáo thiệt hại vật chất khá hạn chế, các nguồn tin cấp cao cho rằng các đầu đạn có thể là "đầu đạn giả" và không có thuốc nổ, chi tiết này làm dấy lên suy đoán về mục đích của cuộc tấn công, rất có thể đây là một tín hiệu chính trị chứ không phải là một hoạt động quân sự thuần túy. Ảnh Wikipedia
Cuộc tấn công đã kích hoạt cảnh báo không kích trên khắp miền đông Ukraine, nhưng không có thương vong đáng kể nào được báo cáo sau đó và tác động chiến lược có vẻ không đáng kể so với lời lẽ của Nga. Các nhà phân tích phương Tây và Ukraine coi sự kiện này là một sự leo thang, làm gia tăng nỗi sợ về một cuộc xung đột mở rộng.
Cuộc tấn công đã kích hoạt cảnh báo không kích trên khắp miền đông Ukraine, nhưng không có thương vong đáng kể nào được báo cáo sau đó và tác động chiến lược có vẻ không đáng kể so với lời lẽ của Nga. Các nhà phân tích phương Tây và Ukraine coi sự kiện này là một sự leo thang, làm gia tăng nỗi sợ về một cuộc xung đột mở rộng.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình sau cuộc tấn công Dnipro, Tổng thống Putin tuyên bố, “Hiện tại không có cách nào để chống lại vũ khí này. Các tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ 10 Mach, tức là 2,5-3 km mỗi giây. Chúng tôi đã sẵn sàng cho bất kỳ diễn biến nào”.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình sau cuộc tấn công Dnipro, Tổng thống Putin tuyên bố, “Hiện tại không có cách nào để chống lại vũ khí này. Các tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ 10 Mach, tức là 2,5-3 km mỗi giây. Chúng tôi đã sẵn sàng cho bất kỳ diễn biến nào”.
Anatoly Matviychuk, một chuyên gia quân sự Nga, cũng đồng tình và phát biểu với các phương tiện truyền thông nhà nước rằng: “Tên lửa này có thể mang từ 6 đến 8 đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, nó thực sự linh hoạt và có sức mạnh vô song”.
Anatoly Matviychuk, một chuyên gia quân sự Nga, cũng đồng tình và phát biểu với các phương tiện truyền thông nhà nước rằng: “Tên lửa này có thể mang từ 6 đến 8 đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, nó thực sự linh hoạt và có sức mạnh vô song”.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Zelensky đã bác bỏ lời của Tổng thống Putin, "Ông Putin không hiểu về quân sự. Ông ấy đã phô trương nhiều về sức mạnh của tên lửa Kinzhal và sau đó hóa ra hệ thống Patriot có thể dễ dàng bắn hạ nó".
Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Zelensky đã bác bỏ lời của Tổng thống Putin, "Ông Putin không hiểu về quân sự. Ông ấy đã phô trương nhiều về sức mạnh của tên lửa Kinzhal và sau đó hóa ra hệ thống Patriot có thể dễ dàng bắn hạ nó".
Khi bàn về tính năng kỹ thuật của Oreshnik, các chuyên gia Nga và Mỹ đã đưa ra những hiểu biết trái ngược nhau. Các nguồn tin của Nga, bao gồm cả blogger quân sự Yuri Podolyaka, khẳng định tên lửa này có tầm bắn 5.000 km, cho phép nó đe dọa hầu hết châu Âu và thậm chí là Bờ Tây Mỹ, với tốc độ siêu thanh khoảng 12.300 km/h.
Khi bàn về tính năng kỹ thuật của Oreshnik, các chuyên gia Nga và Mỹ đã đưa ra những hiểu biết trái ngược nhau. Các nguồn tin của Nga, bao gồm cả blogger quân sự Yuri Podolyaka, khẳng định tên lửa này có tầm bắn 5.000 km, cho phép nó đe dọa hầu hết châu Âu và thậm chí là Bờ Tây Mỹ, với tốc độ siêu thanh khoảng 12.300 km/h.
Trong khi đó, câu chuyện về tên lửa Oreshnik đang được xem như một biểu tượng của sức mạnh quốc gia, Tổng thống Putin liệu có đang quá khuếch đại sự huyền bí của tên lửa, bằng cách viện dẫn nhiệt độ bề mặt của mặt trời khoảng 5.500 độ C.
Trong khi đó, câu chuyện về tên lửa Oreshnik đang được xem như một biểu tượng của sức mạnh quốc gia, Tổng thống Putin liệu có đang quá khuếch đại sự huyền bí của tên lửa, bằng cách viện dẫn nhiệt độ bề mặt của mặt trời khoảng 5.500 độ C.
Việc sử dụng tên lửa ở Ukraine, kết hợp với lời lẽ cứng rắn của Tổng thống Putin, nhấn mạnh vai trò của Oreshnik như một công cụ tâm lý và chiến lược. Trong khi Nga liên tục phô trương công nghệ, Oreshnik vẫn là tâm điểm gây tranh cãi, tiềm năng thực sự của tên lửa vẫn còn là ẩn số trong bối cảnh xung đột vẫn đang tiếp diễn.
Việc sử dụng tên lửa ở Ukraine, kết hợp với lời lẽ cứng rắn của Tổng thống Putin, nhấn mạnh vai trò của Oreshnik như một công cụ tâm lý và chiến lược. Trong khi Nga liên tục phô trương công nghệ, Oreshnik vẫn là tâm điểm gây tranh cãi, tiềm năng thực sự của tên lửa vẫn còn là ẩn số trong bối cảnh xung đột vẫn đang tiếp diễn.

GALLERY MỚI NHẤT