Tết Hà Nội xưa: Truyền thống trăm năm giữ đến Tết nay
(Kiến Thức) - Những hình ảnh tư liệu dưới đây giúp độc giả ngược thời gian trở về quá khứ khám phá tết Hà Nội xưa. Vẫn chợ Tết rộn ràng, vẫn tưng bừng đào quất, vẫn lễ phủ, đền, chùa... và vẫn thầy đồ bán chữ... Truyền thống trăm năm vẫn giữ đến hôm nay.
Tâm Anh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Tết Hà Nội xưa diễn ra trong không khí náo nhiệt, rộn ràng. Trong ảnh là một góc chợ Đồng Xuân sầm uất với hàng trăm loại hoa được người dân bày bán phục vụ dịp Tết âm lịch.
Hai bà cháu ngồi bán tranh dân gian trên phố phường Hà Nội thời xưa.
Vào ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình dựng cây nêu nhằm xua đuổi tà ma và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
Vào dịp Tết âm lịch, chúc tết cha mẹ là một nét văn hóa đẹp.
Để chuẩn bị một cái tết ấm cúng, vui vẻ, nhiều người dân mua các cành hoa đào về trang trí nhà cửa.
Vào dịp đầu năm mới, người dân thường đi lễ tại các đền, chùa, phủ, miếu.
Ngày đầu năm mới, mọi người đi thăm hỏi, chúc tết người thân và bạn bè.
Một gia đình chuẩn bị tết âm lịch đầy đủ với nhiều loại hoa quả và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
Ngày tết âm lịch, các thầy đồ thường bày hàng cho chữ.
Người dân Hà Nội thời xưa cũng trang trí nhà cửa đón tết với nhiều chậu cây cảnh nhỏ. Do vậy, các khu chợ bày bán khá nhiều loại cây cảnh đẹp để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết.
Mời quý độc giả xem video: Nghi án “găm" vé tàu Tết 2018 online (nguồn: VTC1).