Thả "Tôn Ngộ Không" về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Loài quý như vàng!
Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi để thả 8 cá thể khỉ vàng quý hiếm về môi trường tự nhiên tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Đàn khỉ vàng gồm 8 con (4 con đực và 4 con cái), sống lâu nay trên đảo Hòn Trà, có diện tích sống hẹp và khó khăn về môi trường và thức ăn.
Mục đích di dời đàn khỉ là để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển trong môi trường tự nhiên, giảm giao phối cận huyết và ngăn ngừa xung đột với con người.
Chi cục Kiểm lâm đã sử dụng phương pháp đặt bẫy lồng và trộn thuốc mê vào thức ăn để di dời đàn khỉ một cách an toàn. (Ảnh: Tiền phong)
Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Theo các chuyên gia, khỉ vàng sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Loài khỉ vàng quý hiếm này hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. Thức ăn chủ yếu của khỉ vàng là quả, hạt, lá cây...
Khỉ vàng phân bố ở nhiều khu vực rừng núi ở các tỉnh thành tại Việt Nam. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)