Thách cưới 300 triệu, nghe tên bố tôi, mẹ bạn gái không nhận một đồng

Mẹ bạn gái là người nhanh nhẹn và thân thiện nhưng cũng rất khó tính. Trong cách nói chuyện bà luôn vặn vẹo để xem phản ứng của tôi thế nào.

Sau hơn một năm hẹn hò, tôi đến gặp mẹ bạn gái lần đầu tiên. Trước đó, bạn gái luôn từ chối đưa tôi về nhà. Cô ấy tâm sự mẹ một mình vất vả nuôi em khôn lớn nên rất kén chọn con rể tương lai. Chính vì vậy, tôi luôn lo lắng trong lòng liệu bà có chấp nhận tôi hay không.
Mẹ bạn gái là người nhanh nhẹn và thân thiện nhưng cũng rất khó tính. Trong cách nói chuyện bà luôn nhìn mặt tôi chăm chú và vặn vẹo để xem phản ứng của tôi thế nào. Rất may, tôi khiến bà khá hài lòng. Khi tôi thưa chuyện xin phép qua lại, bà nói: "Nếu cháu có đủ điều kiện để chăm sóc con gái cô thì cô sẽ đồng ý. Nuôi nó lớn từng này, cô không dễ dàng để nó phải sống khổ. Đám cưới, cháu phải chuẩn bị 300 triệu, không đủ cô không chấp nhận".
Thấy tôi có chút hụt hẫng, bạn gái an ủi tôi đừng nản lòng, chỉ cần đối xử tốt với cô ấy thì một thời gian nữa mẹ sẽ chấp nhận. Bởi bản thân tôi mới ra trường chưa kiếm được nhiều tiền, bố mẹ cũng đơn thuần là công nhân nên chỉ đủ sống và nuôi ba anh em ăn học. Tôi không muốn vì chuyện cưới hỏi của mình mà tạo gánh nặng cho bố mẹ.
Thach cuoi 300 trieu, nghe ten bo toi, me ban gai khong nhan mot dong
 
Nghe bạn gái động viên, tôi càng có ý chí, quyết tâm hơn trong công việc. Không thể vì chưa có đủ tiền sính lễ mà tôi dứt tình được. Tôi sẽ kiếm cho bằng đủ để kết hôn với bạn gái. Kể từ đó, bất cứ khi nào có cơ hội, tôi đều theo bạn gái về nhà với mong muốn lấy lòng mẹ vợ tương lai. Tôi cảm nhận rõ theo thời gian, bà cũng hài lòng với tôi hơn.
Một hôm nghe tin tôi về quê, mẹ bạn gái chợt hỏi tên bố mẹ tôi, tôi nói ngay không cần suy nghĩ. Sau khi nói tên, tôi thấy sắc mặt bà thay đổi, chẳng hiểu gì cả. Kết quả là buổi tối vừa về đến nhà, tôi nhận được điện thoại của bạn gái, cô ấy hào hứng nói với tôi rằng mẹ cô ấy đã đồng ý đám cưới và không muốn lấy một đồng nào. Hạnh phúc đến quá đột ngột, tôi sững sờ một lúc. Sau khi trấn tĩnh lại, tôi hỏi bạn gái xem chuyện gì đã xảy ra, vì trước đây mẹ em luôn nhất quán với quan điểm của mình đưa ra.
Bạn gái tôi nói: "Không hiểu trời xui đất khiến thế nào, chính bố anh lại là mối tình đầu của mẹ em. Bảo sao lúc đầu anh đến mẹ cứ nhìn chằm chằm vì thấy quen quen. Trước đây hai người từng đến với nhau nhưng phải chia tay vì gia đình ngăn cấm. Sau này mẹ mới cưới người đàn ông khác và sinh ra em. Em không thể ngờ được sau nhiều năm chúng ta lại có duyên trời định như thế. Mẹ còn bảo không muốn chia rẽ hai đứa chỉ vì tiền nong".
Tôi nghe xong cứ như người trong mộng, cười nói với bạn gái. Nghĩ lại lâu nay vất vả kiếm tiền cũng được một chút ít, sẽ tổ chức hôn lễ thật lớn. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi sắp được ở bên nhau mãi mãi, gia đình hai bên đều nhiệt tình ủng hộ.

Về nhà ngoại liên hoan, chồng chê anh vợ kém cỏi và cái kết

Chỉ những người vô cảm, sống ích kỷ mới luôn nhìn phiến diện và tiêu cực về hôn nhân.

Nhiều chị em phụ nữ sẽ tự hỏi rằng liệu những dư vị hạnh phúc của hôn nhân có hạn sử dụng hay không? Và phải chăng sự ngọt ngào sẽ phai mờ dần theo thời gian? Trên thực tế, đúng là khi thời gian qua đi, chúng ta sẽ rất khó để gìn giữ nhiệt huyết như hồi mới yêu. Nhưng người mẫu mực và còn tôn trọng bạn, sẽ không bao giờ gạt đi những khoảnh khắc ngọt ngào dù là hiếm hoi. Thậm chí, họ còn cực kỳ trân trọng giây phút ấy. Mặt khác, kẻ ích kỷ, bảo thủ luôn nghĩ rằng có tuổi rồi thì nên "tém tém" lại. Giống như câu chuyện của cô nàng G. dưới đây.
Ve nha ngoai lien hoan, chong che anh vo kem coi va cai ket

Lắp camera quan sát mẹ nhưng chẳng ngờ tình huống này xảy ra

Sau sự việc tuần trước, anh em chúng tôi nhận ra chiếc camera hiện đại tưởng như tiện dụng lại trở thành vô dụng.

Bố mẹ tôi sinh được 4 người con, so với hàng xóm láng giềng thì gia đình tôi thuộc diện đông đúc nhất. Tuổi ấu thơ, 4 anh em chúng tôi lúc nào cũng ríu rít, nhiều khi cãi lộn ầm ĩ khắp xóm. Tôi nhớ khi ấy, hàng xóm thi thoảng phàn nàn vui với bố mẹ tôi là “Nhà đông con, mất trật tự quá!”. Thế nhưng mẹ tôi thường cười xòa bảo “Đông con, đông của, lúc già yếu thiếu gì người chăm…”.

Ấy vậy mà thời gian trôi nhanh như thoi đưa, chúng tôi dần trưởng thành, đi học rồi lập nghiệp khắp nơi, chẳng có đứa nào ở nhà với bố mẹ. Sau bao năm nuôi con ăn học cực nhọc, bố mẹ vừa được nghỉ ngơi nhàn hạ thì bố tôi qua đời, mẹ tôi sống một mình trong căn nhà 3 gian mà chỉ khi lễ tết mới xôm tụ con cháu. Mặc dù chúng tôi nhiều lần nói đón mẹ tới ở cùng nhưng bà nhất định muốn ở trong ngôi nhà quen thuộc cả đời người.

Tin mới