Thái Lan bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Phó thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula đã bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc, nhưng để ngỏ dự án đường ống dẫn dầu qua eo đất hẹp này.

Thái Lan bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc
Phó Thủ tướng Pridiyathorn Devakula cho biết Thái Lan không xem xét dự án Kênh đào Kra ở  miền nam  nước này, một dự án sẽ cho phép tàu thuyền từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương không cần đi qua Eo biển Malacca và rút ngắn hành trình khoảng 1.200 km.
Thai Lan bac bo thoa thuan Kenh dao Kra voi Trung Quoc
Phó thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula đã bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc.
Ông Pridiyathorn Devakula nói Thái Lan “không ngu ngốc” theo đuổi dự án Kênh đào Kra được đề xuất vào đầu thế kỷ thứ 17, mà sẽ xây dựng một đường ống dẫn dầu dài 300 km nối liền tỉnh Satun trên biển Andaman với tỉnh Sông Khla trên Vịnh Thái Lan "nhanh hơn và rẻ hơn".
Ông Devakula cho biết đường ống dẫn dầu này là dự án riêng của Thái Lan và không đòi hỏi phải tham vấn với Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng cơ hội đầu tư sẽ “mở cửa cho tất cả mọi người”.
Bangkok đã hoàn thành nghiên cứu khả thi và dự án đường ống dân dầu sẽ chỉ mất có hai năm để bù đắp chi phí xây dựng. Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula, dự án này chưa được phê duyệt.
Phó Thủ tướng Devakula ước tính rằng  sẽ mất ba năm để hoàn thành dự án đường ống dẫn dầu qua eo đất Kra và dự án này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển dầu mỏ Trung Đông và Châu Phi đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thai Lan bac bo thoa thuan Kenh dao Kra voi Trung Quoc-Hinh-2
 Eo đất hẹp Kra Ithmus.
Tuy nhiên, một ủy ban quốc gia do chính phủ cũ bị lật đổ năm ngoái vẫn còn hoạt động. Thành viên ủy ban Pakdee Tanapura nói với các phóng viên rằng dự án đường ống dẫn đó là "ngu ngốc" vì nó dễ dàng trong khâu xây dựng nhưng sẽ rất tốn kém trong khâu vận hành. Theo ông, sẽ cần nhiều tàu chở dầu ở khâu đến và đi từ đường ống dẫn và làm cho dự án này gặp  khó khăn hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư hơn so với đề xuất xây dựng Kênh đào Kra.
Zhang Mingliang, một chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, nói với Ming Pao rằng ông không hề lạc quan về dự án Kênh đào Kra và còn bi quan hơn về dự án đường ống dẫn dầu bởi vì nó hoàn toàn không cần thiết và không hiệu quả về kinh tế.

Vì sao Trung Quốc bỏ tiền xây dựng kênh đào Thái Lan?

(Kiến Thức) - Trung Quốc bỏ tiền xây dựng Kênh đào Kra vì muốn giải tỏa mối lo “nút thắt” Malacca, kiềm chế Ấn Độ Dương và thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Vì sao Trung Quốc bỏ tiền xây dựng kênh đào Thái Lan?
Theo trang mạng Oriental Daily ở Hong Kong, Trung Quốc và Thái Lan đã nhất trí xúc tiến dự án Kênh đào Kra, đi qua phần hẹp nhất của bán đảo Malay ở miền nam Thái Lan.
Vị trí của Kênh đào Kra tương lai.
Vị trí của Kênh đào Kra tương lai.
Đây cũng là một nỗ tiếp theo của Trung Quốc nhằm thực thi các kế hoạch đầy tham vọng “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới” và “Con đường tơ lụa trên biển Thế kỷ 21” .

Kênh đào Kra: Ước mơ xa vời đối với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Kênh đào Kra sẽ làm thay đổi cục diện Đông Nam Á và thế giới, nhưng nó vẫn còn là một ước mơ xa vời đối với Trung Quốc.

Kênh đào Kra: Ước mơ xa vời đối với Trung Quốc
Cả Bắc Kinh lẫn Bangkok đều  tuyên bố rằng chưa có bất kỳ  thỏa thuận cấp chính phủ nào về xây dựng Kênh đào Kra có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc.
Kenh dao Kra: Uoc mo xa voi doi voi Trung Quoc
Ước mơ đào kênh qua eo đất Kra có từ  thế kỷ 17.
Đầu tuần này, phương tiện truyền thông tiếng Hoa đưa tin rằng Trung Quốc và Thái Lan đã ký một thỏa thuận xây dựng một kênh đào qua Eo đất Kra Isthmus (Kênh đào Kra), tạo ra một tuyến đường vận tải biển tránh đi qua Eo biển Malacca. Sau đó, hai chính phủ Trung Quốc và Thái Lan đều phủ nhận thông tin này.

Mỹ “cài số lùi” trong vấn đề Biển Đông?

(Kiến Thức) - Mạng tin Đa chiều ngày 25/6/2015 đăng bài “Mỹ đã cài số lùi khỏi vấn đề Biển Đông” của J. Stark, một chuyên gia Mỹ về vấn đề Châu Á.

Mỹ “cài số lùi” trong vấn đề Biển Đông?
Bài báo đăng trên mạng tin Đa Chiều ở Hong Kong viết trước khi bước vào Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ vòng 7, hai bên có thái độ căng thẳng trong vấn đề Biển Đông.
My “cai so lui” trong van de Bien Dong?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trao đổi với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Mỹ mạnh mẽ lên án Trung Quốc bồi đắp xây dựng các đảo nhân tạo, phá hoại nghiêm trọng hiện trạng và gây căng thẳng trong khu vực. Trong Đối thoại Shangri-La Singapore (29/5 – 1/6/2015), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lên án mạnh mẽ Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay hoạt động phá vỡ nguyên trạng Biển Đông trái với luật pháp quốc tế này.

Tin mới