Thái Lan mua S-300 nhái của Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Trong khuôn khổ hợp tác quân sự, Thái Lan có thể sẽ mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (sao chép công nghệ S-300) của Trung Quốc.

Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin, Trung Quốc sẽ triển khai hợp tác với Thái Lan trong xuất khẩu và hợp tác kỹ thuật quân sự.
Tại triển lãm An ninh Quốc phòng Bangkok 2013, nhiều doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Quân đội Thái Lan.
Theo nguồn tin từ quan chức của Công ty TNHH Công nghệ Poly Trung Quốc và Tập đoàn Xuất nhập khẩu Máy móc Chính xác của Trung Quốc (CPMIEC), hai công ty này đã tiến hành các cuộc tiếp xúc ban đầu với cơ quan Bộ quốc phòng Thái Lan để tìm kiếm sự hợp tác của hai bên trong lĩnh vực hệ thống vũ khí mặt đất và trên biển.
Hệ thống phòng không FD-2000 - biến thể xuất khẩu của HQ-9.
 Hệ thống phòng không FD-2000 - biến thể xuất khẩu của HQ-9.
Hai nước Trung Quốc và Thái Lan đều thể hiện mong muốn hợp tác xuất khẩu và chuyển giao công nghệ các hệ thống vũ khí như hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của CPMIEC. Trang thiết bị khác còn bao gồm hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N trang bị trên tàu chiến, hệ thống phòng không tự hành tầm thấp FK-1000, xe bọc thép kháng mìn CS-VP3.
“Trung Quốc có cơ hội mở rộng xuất khẩu tại Thái Lan và Đông Nam Á. Thái Lan không chỉ quan tâm đến hệ thống phòng không FD-2000 của Trung Quốc, mà cũng bày tỏ sự quan tâm đối với hệ thống vũ khí trên biển. Trung Quốc rất vui mừng khi chuyển giao công nghệ cho Thái Lan và giúp nước này tiến hành sản xuất trong nước”, một quan chức cấp cao của CPMIEC nói.
Liên quan đến xe bọc thép kháng mìn CS-VP3, người phụ trách thị trường Đông Nam Á của Công ty Công nghệ Poly cho biết, Thái Lan rất có nhu cầu đối với xe bọc thép kháng mìn, đặc biệt là khu vực miền Nam của Thái Lan, nếu được lựa chọn, Trung Quốc muốn cùng với Thái Lan sản xuất CS-VP3.
Xe bọc thép kháng mìn CS-VP3.
 Xe bọc thép kháng mìn CS-VP3.
Ông này cho biết thêm, CS-VP3 được đưa vào sản xuất từ năm 2012, đã dành được đơn hàng từ 2 nước châu Phi. Quân đội Trung Quốc dự kiến cũng sẽ sớm đặt hàng mua loại xe này.
Thái Lan và Trung Quốc đang hợp tác nghiên cứu và sản xuất hệ thống pháo phản lực thế hệ mới dựa trên hệ thống Vệ Sỹ-1 do Trung Quốc sản xuất. Dự án hợp tác này bắt đầu từ năm 2008. Đến năm 2012 dự án này được mở rộng thêm, khi đó hai bên đồng ý bắt đầu cùng khai thác một loại hệ thống pháo phản lực phóng loạt trang bị đạn tự dẫn chính xác cao.

Báo Trung Quốc quan tâm tên lửa S-300 Việt Nam

Trong vài năm trở lại đây, báo chí Trung Quốc dành nhiều sự quan tâm tới vũ khí hiện đại của Việt Nam như tiêm kích Su-30, các hệ thống tên lửa hiện đại. Mới đây, Hoàn Cầu đăng chùm ảnh về hệ thống tên lửa hiện đại S-300 của Việt Nam.
Trong vài năm trở lại đây, báo chí Trung Quốc dành nhiều sự quan tâm tới vũ khí hiện đại của Việt Nam như tiêm kích Su-30, các hệ thống tên lửa hiện đại. Mới đây, Hoàn Cầu đăng chùm ảnh về hệ thống tên lửa hiện đại S-300 của Việt Nam. 

“Năm 2003, lực lượng phòng không Việt Nam đã nhập khẩu các hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 PMU-1 (16 bệ phóng) và trang bị cho 2 tiểu đoàn”, Thời báo Hoàn Cầu chú thích dưới bức ảnh. Những bức ảnh có khả năng được lấy từ trang tin của nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Đăng Thanh.
“Năm 2003, lực lượng phòng không Việt Nam đã nhập khẩu các hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 PMU-1 (16 bệ phóng) và trang bị cho 2 tiểu đoàn”, Thời báo Hoàn Cầu chú thích dưới bức ảnh. Những bức ảnh có khả năng được lấy từ trang tin của nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Đăng Thanh.

Nội dung của chùm ảnh tập trung vào đơn vị phòng không lắp đặt tên lửa S-300 lên bệ phóng di động.
 Nội dung của chùm ảnh tập trung vào đơn vị phòng không lắp đặt tên lửa S-300 lên bệ phóng di động.

S-300PMU-1 là hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay. Đáng lưu ý, Trung Quốc đang sở hữu một vài tiểu đoàn trang bị biến thể S-300 PMU-2 với một số cải tiến về khả năng chống tên lửa đạn đạo.
S-300PMU-1 là hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay. Đáng lưu ý, Trung Quốc đang sở hữu một vài tiểu đoàn trang bị biến thể S-300 PMU-2 với một số cải tiến về khả năng chống tên lửa đạn đạo.

Trong ảnh là bệ phóng tự hành S-300PMU-1 ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Trong ảnh là bệ phóng tự hành S-300PMU-1 ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Trong phòng điều khiển hệ thống tên lửa S-300PMU-1.
 Trong phòng điều khiển hệ thống tên lửa S-300PMU-1.

S-300PMU-1 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa tới 150km, độ cao từ 5 m tới 27.000 m.
S-300PMU-1 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa tới 150km, độ cao từ 5 m tới 27.000 m.

Tên lửa S-300 Trung Quốc tập trận ở sa mạc

Theo tờ Chinamil, cuộc tập trận bắn đạn thật này diễn vào vào những ngày đầu tháng 5 với mục đích nâng cao toàn diện khả năng chống nhiễu, cơ động, phối hợp trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh.
Theo tờ Chinamil, cuộc tập trận bắn đạn thật này diễn vào vào những ngày đầu tháng 5 với mục đích nâng cao toàn diện khả năng chống nhiễu, cơ động, phối hợp trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh.
Tương tự như nhiều cuộc tập trận khác của Quân đội Trung Quốc mà báo giới nước này đăng tải, Tập trận lần này cũng không rõ địa điểm, thời gian chính thức, lực lượng tham gia. Theo một số hình đăng tải có thể tạm đoán định cuộc tập trận có sự tham gia của tên lửa đối không tầm cao HQ-2 (trong ảnh) và S-300.
Tương tự như nhiều cuộc tập trận khác của Quân đội Trung Quốc mà báo giới nước này đăng tải, Tập trận lần này cũng không rõ địa điểm, thời gian chính thức, lực lượng tham gia. Theo một số hình đăng tải có thể tạm đoán định cuộc tập trận có sự tham gia của tên lửa đối không tầm cao HQ-2 (trong ảnh) và S-300.

Trong ảnh là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-300 được Trung Quốc nhập khẩu từ Nga (khoảng 10 tiểu đoàn, gồm 160 bệ phóng).
Trong ảnh là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-300 được Trung Quốc nhập khẩu từ Nga (khoảng 10 tiểu đoàn, gồm 160 bệ phóng).

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc mua cả 3 biến thể: S-300 PMU (tầm bắn 150km), S-300 PMU-1 (tầm bắn 150km) và S-300 PMU-2 (tầm bắn 195km). Trong ảnh là đạn tên lửa S-300 rời bệ phóng tự hành.
Theo một số nguồn tin, Trung Quốc mua cả 3 biến thể: S-300 PMU (tầm bắn 150km), S-300 PMU-1 (tầm bắn 150km) và S-300 PMU-2 (tầm bắn 195km). Trong ảnh là đạn tên lửa S-300 rời bệ phóng tự hành.


Còn HQ-2 là loại tên lửa phòng không tầm cao thế hệ cũ mà Trung Quốc sản xuất theo công nghệ tên lửa S-75 Dvina (NATO thường gọi là SA-2) của Liên Xô. Trong ảnh là binh lính đang nạp đạn HQ-2 vào bệ phóng cố định.
Còn HQ-2 là loại tên lửa phòng không tầm cao thế hệ cũ mà Trung Quốc sản xuất theo công nghệ tên lửa S-75 Dvina (NATO thường gọi là SA-2) của Liên Xô. Trong ảnh là binh lính đang nạp  đạn HQ-2 vào bệ phóng cố định.

Tên lửa HQ-2 có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao 27km, tầm bắn tối đa 34km, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 190kg.
Tên lửa HQ-2 có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao 27km, tầm bắn tối đa 34km, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 190kg.

Xe anten thu – phát của radar điều khiển hỏa lực thuộc hệ thống tên lửa đối không tầm cao HQ-2.
Xe anten thu – phát của radar điều khiển hỏa lực thuộc hệ thống tên lửa đối không tầm cao HQ-2.

Mặc dù đã bị lỗi thời về nhiều mặt (tầm bắn ngắn, cơ động kém, kháng nhiễu điện tử kém) nhưng Trung Quốc chưa có dấu hiệu cho HQ-2 về hưu. Điều đó chứng tỏ, các hệ thống tên lửa được phát triển sau này của Trung Quốc chưa đáp ứng hoàn toàn mọi yêu cầu bảo vệ vùng trời rộng lớn của nước này.
Mặc dù đã bị lỗi thời về nhiều mặt (tầm bắn ngắn, cơ động kém, kháng nhiễu điện tử kém) nhưng Trung Quốc chưa có dấu hiệu cho HQ-2 về hưu. Điều đó chứng tỏ, các hệ thống tên lửa được phát triển sau này của Trung Quốc chưa đáp ứng hoàn toàn mọi yêu cầu bảo vệ vùng trời rộng lớn của nước này.

Tin mới