Thai nhi còi cọc vì mẹ bổ sung canxi quá nhiều

(Kiến Thức) - Mẹ tăng gần 20 kg nhưng em bé trong bụng lại bé hơn so với tuổi thai. Nguyên nhân là mẹ bổ sung canxi quá nhiều. 

Chị Nguyễn Thị H. (28 tuổi ở Hải Dương), có thai hơn 7 tháng, mẹ tăng gần 20kg nhưng bác sĩ lại kết luận thai nhỏ hơn so với độ tuổi. Nguyên nhân là do chị nghe nói, canxi tốt cho sự phát triển của thai nhi nên ngoài uống sữa đã có bổ sung canxi, chị còn dùng nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao như cua, pho mai... và đặc biệt là uống thêm canxi dạng thực phẩm chức năng. Chính việc mẹ bổ sung canxi nhiều đã khiến nhau thai bị canxi hóa sớm và không thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng thai.
Thai nhi coi coc vi me bo sung canxi qua nhieu
 Ảnh minh họa.
Theo TS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng thai phụ tăng cân nhiều nhưng thai nhi vẫn “còi cọc” không chỉ do ăn nhiều nhưng chưa đủ chất dẫn đến thai nhi bị thiếu đa vi chất, chậm phát triển mà còn do thiếu máu vì thiếu sắt; do nhau thai quấn cổ; hoặc do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển... 
Đặc biệt, không ít bà bầu đã bổ sung quá nhiều canxi (vì canxi tốt cho mẹ và bé) dẫn đến không những tăng thêm nguy cơ bị sỏi thận và tắc sữa, mà còn khiến cho nhau thai bị canxi hóa quá sớm và không thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng thai. 
Vì vậy, thai phụ không nên tự ý bổ sung canxi, vitamin... vì quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho thai nhi. Tốt nhất, nên bổ sung qua ăn uống và nếu như thật cần thiết phải uống thì theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Độ trưởng thành của thai nhi

- Hỏi: Em mang thai 26 tuần, những lần trước đi siêu âm bác sĩ ghi độ trưởng thành là 2, nhưng lần này là 1. Xin bác sĩ  tư vấn giúp là thai nhi của em có phát triển tốt không?
Trần Khánh Linh (TP Vũng Tàu).

 
ThS.BS Ngô Thị Yên, Trưởng phòng Khám thai, Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM trả lời:
Độ trưởng thành của thai nhi trong thai kỳ tiến triển dần từ độ 0 (tuổi thai nhỏ nhất) đến độ 3 (tuổi thai trưởng thành). Siêu âm là phương tiện đánh giá độ trưởng thành thai tương đối chính xác, nhưng phụ thuộc nhiều yếu tố như kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ, máy siêu âm.

Thấy dấu hiệu này, mẹ bầu phải đến gặp bác sĩ ngay

(Kiến Thức) - Đau bụng, đau đầu dữ dội, kéo dài, trọng lượng tăng, giảm bất thường... là những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay.

Trải qua kỳ mang thai dài gần 300 ngày không phải là việc dễ dàng. Bất cứ thay đổi nào ở cơ thể mẹ đều có quan hệ chặt chẽ đến sinh mệnh của cả bà mẹ và thai nhi. Khi có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau đây, phụ nữ mang thai cần kịp thời đến bệnh viện gần nhất, không được chần chừ.
Trải qua kỳ mang thai dài gần 300 ngày không phải là việc dễ dàng. Bất cứ  thay đổi nào ở cơ thể mẹ đều có quan hệ chặt chẽ đến sinh mệnh của cả bà mẹ và thai nhi. Khi có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau đây, phụ nữ mang thai cần kịp thời đến bệnh viện gần nhất, không được chần chừ. 
Chảy máu âm đạo. Chảy máu âm đạo trong 6 tháng đầu mang thai có thể có các nguyên nhân như sảy thai, chửa ngoài dạ con, thai nhỏ, chửa cổ tử cung... Sau 6 tháng, các nguyên nhân có thể là đẻ non, nhau thai ở phía trước, nhau thai tách sớm. Nếu xuất hiện chút máu âm đạo vào gần ngày dự sinh thì phần lớn đây là dấu hiệu chuẩn bị sinh.
Chảy máu âm đạo. Chảy máu âm đạo trong 6 tháng đầu mang thai có thể có các nguyên nhân như sảy thai, chửa ngoài dạ con, thai nhỏ, chửa cổ tử cung... Sau 6 tháng, các nguyên nhân có thể là đẻ non, nhau thai ở phía trước, nhau thai tách sớm. Nếu xuất hiện chút máu âm đạo vào gần ngày dự sinh thì phần lớn đây là dấu hiệu chuẩn bị sinh. 

Tin mới