Thảm họa kinh hoàng 'xóa sổ' thị trấn cổ, 2.000 người hóa tượng
Pompeii là thị trấn La Mã bị "xóa sổ" năm 77 sau Công nguyên khi núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội. Theo đó, thị trấn này bị chôn vùi trong tro bụi núi lửa với nhiều bí mật gây tò mò.
Tâm Anh (theo Contexttravel)
Xem toàn bộ ảnh
Thị trấn La Mã Pompeii hiện nằm gần vùng Naples của Italy. Theo các ghi chép lịch sử, thị trấn cổ xưa này được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến 6 trước Công nguyên bởi người Osci hay Oscan.
Đến thế kỷ 1 trước Công nguyên, thị trấn Pompeii nằm dưới sự kiểm soát của đế chế La Mã.
Trong suốt nhiều thế kỷ, Pompeii phát triển thịnh vượng, người dân an cư lạc nghiệp.
Tuy nhiên, vào năm 77 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius bất ngờ phun trào dữ dội khiến thị trấn Pompeii bị chôn vùi trong tro bụi núi lửa dày khoảng 18m.
Theo ước tính, khoảng 2.000 người dân Pompeii bị "đóng băng" cùng với thị trấn cổ xưa này khi xảy ra thảm họa thiên nhiên kinh hoàng trên.
Pompeii bi lãng quên trong khoảng 1.700 năm. Mãi tới năm 1748. tàn tích thị trấn La Mã này mới được các chuyên gia phát hiện.
Kể từ đó, giới khảo cổ đã tiến hành các cuộc khai quật và tìm thấy tàn tích nhiều công trình như nhà cửa, tiệm bánh, đền thờ... tại Pompeii qua đó hé lộ cuộc sống của người dân vào khoảng 2.000 năm trước.
Trong số này, tàn tích nhiều ngôi nhà cho thấy các cư dân Pompeii thời xưa khá giàu có. Họ ở trong những ngôi nhà lớn, có nhiều phòng, được trang trí bằng những bức bích họa, tranh tường tuyệt đẹp... Nhiều tiền xu, đồ trang sức quý giá... cũng được tìm thấy tại nơi ở của họ.
Nghiên cứu của các chuyên gia phát hiện năm 79 sau Công nguyên không phải là lần đầu tiên núi lửa Vesuvius "thức giấc". Trước đó, Vesuvius đã vài lần phun trào nhưng không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, đất đai ở nhiều nơi tại Pompeii chuyển sang màu đen ảnh hưởng tới canh tác nông nghiệp.
Những bộ hài cốt được tìm thấy ở Pompeii cho thấy đa số cư dân có hàm răng đẹp, chắc khỏe nhờ chế độ ăn giàu chất xơ, ít đường.
Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.