Tham nhũng gây thất thoát nghìn tỷ: Tử hình không đủ răn đe

(VietnamDaily) - Theo đại biểu Nguyễn Quốc Hận, các hành vi cố ý gây thất thoát, tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng cho dù nhận bản án cao nhất cũng chưa bảo đảm tính răn đe, chưa bảo đảm công bằng xã hội.

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019, các đại biểu đã có những ý kiến đóng góp về nạn tham nhũng, lợi ích nhóm.
Thất thoát nghìn tỷ tử hình không đủ răn đe
Đại biểu tỉnh Cà Mau – Nguyễn Quốc Hận nhấn mạnh việc thu hồi triệt để tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ cần thiết. 
“Trong điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, nhiều công trình, hạng mục bảo vệ đời sống, tính mạng của nhân dân không đủ vốn để đầu tư thì những vụ án kinh tế, tham nhũng đã làm thất thoát của Nhà nước hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng. Các cá nhân gây ra là “kẻ tội đồ” cần phải lên án, pháp luật cần xử lý nghiêm minh”, đại biểu Nguyễn Quốc Hận nói.
Theo ông Nguyễn Quốc Hận, các hành vi cố ý gây thất thoát, tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng cho dù nhận bản án cao nhất cũng chưa bảo đảm tính răn đe, chưa bảo đảm công bằng xã hội.
Bởi lẽ, với số tiền ấy nếu không bị thất thoát, tham nhũng thì chúng ta sẽ có thêm vốn đầu tư cho các kè sạt lở bờ sông, xây dựng các công trình phòng chống lũ quét, lũ ống, góp phần làm giảm đáng kể số người thiệt mạng vì thiên tai trong thời gian qua.
Tham nhung gay that thoat nghin ty: Tu hinh khong du ran de
Đại biểu tỉnh Cà Mau – Nguyễn Quốc Hận.
“Ngoài chế tài mạnh thì vấn đề thu hồi tài sản là hết sức cần thiết và có tính răn đe cao trong công tác phòng chống tham nhũng, chống được tư tưởng "hy sinh đời bố đi tù để gia đình, vợ con sống an nhàn, sung túc cả đời", đại biểu Nguyễn Quốc Hận nói và cho rằng, với việc thu hồi tài sản tham nhũng cùng với sự tù tội của bản thân, sự ô nhục của dòng họ cộng thêm trách nhiệm khắc phục hậu quả gây ra thì các đối tượng sẽ không dám phạm tội.
Tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp gây bức xúc
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) nhìn nhận công tác cơ cấu, sắp xếp đổi mới lại cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn những điểm hạn chế.
“Qua theo dõi, tôi thấy số lượng các doanh nghiệp cổ phần hóa chậm dần đều qua các năm, không đạt kế hoạch đề ra”, ông Nguyễn Trường Giang nói.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang cũng cho rằng, kỷ luật, kỷ cương trong việc thực thi chính sách pháp luật chưa nghiêm.
“Nhiều cấp, ngành chưa tích cực triển khai nhiệm vụ, tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí tiêu cực trong cơ cấu lại cổ phần hóa doanh nghiệp, gây bức xúc trong dư luận là những nguyên nhân chủ quan. Ngoài ra, yếu tố về nội tại doanh nghiệp và quy định của nhà nước là những nguyên nhân khách quan còn tồn tại”, ông Giang nói.
Tham nhung gay that thoat nghin ty: Tu hinh khong du ran de-Hinh-2
 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông.
Đại biểu tỉnh Đắk Nông cũng đưa ra nhận định, việc cổ phần hóa còn thiếu công khai, minh bạch, lợi ích nhóm có hiện tượng can thiệp chưa đúng quy định pháp luật và lấy ví dụ về quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, cổ phần hóa Sabeco và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam để minh chứng.
Ông đề nghị Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo kế hoạch đề ra, thực hiện công khai, minh bạch và khẩn trương. Bên cạnh đó, cần có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với tổ chức, cá nhân cố tình trì hoãn, không thực hiện cổ phần hóa cũng như cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình này.

Thanh tra Chính phủ phát hiện 665 đối tượng có hành vi tham nhũng

(Kiến Thức) - Trong 5 năm qua, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện 437 vụ việc trong đó có 665 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, vừa qua đoàn công tác đã nghe báo cáo của Thanh tra Chính phủ về việc kiểm tra, đánh giá việc sơ kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp dư luận xã hội quan tâm.
Theo đó, trong 5 năm, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 24 cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, phòng, chống tham nhũng tại 23 bộ, ngành, địa phương.

“Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết”

Theo ông Lê Như Tiến: “Tài sản do tham nhũng mà có đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết, đôi khi đó là biệt thự, những mảnh ở vị thế đắc địa...

Đối tượng tham nhũng luôn tinh vi, xảo trá