Thăm "pháo đài" nã phát đạn mở đầu Toàn quốc kháng chiến

Thăm "pháo đài" nã phát đạn mở đầu Toàn quốc kháng chiến

(Kiến Thức) - Khẩu 75mm trong Pháo đài Láng nay nằm trong cơ quan của Tổng cục Khí tượng Việt Nam đã bắn phát đạn đầu tiên mở đầu những tháng ngày Toàn quốc kháng chiến.

Xem toàn bộ ảnh
 Pháo đài Láng được Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1940 để kết hợp cùng với các pháo đài của chúng ở Xuân Đỉnh, Đông Anh, Gia Lâm nhằm phòng thủ Hà Nội trước Phát-xít Nhật đang bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương trong thế chiến hai.
Pháo đài Láng được Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1940 để kết hợp cùng với các pháo đài của chúng ở Xuân Đỉnh, Đông Anh, Gia Lâm nhằm phòng thủ Hà Nội trước Phát-xít Nhật đang bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương trong thế chiến hai.
Sau cách mạng Tháng Tám, pháo đài này đã được quân đội cách mạng Việt Nam sử dụng để bảo vệ thủ đô trước âm mưu thâm độc của thực dân Pháp đang muốn cướp nước ta một lần nữa. Vào đúng 20h03 ngày 19/12/1946 các khẩu pháo từ đây đã nã những phát đạn đầu tiên báo hiệu thời khắc mở đầu những tháng ngày Toàn quốc kháng chiến.
Sau cách mạng Tháng Tám, pháo đài này đã được quân đội cách mạng Việt Nam sử dụng để bảo vệ thủ đô trước âm mưu thâm độc của thực dân Pháp đang muốn cướp nước ta một lần nữa. Vào đúng 20h03 ngày 19/12/1946 các khẩu pháo từ đây đã nã những phát đạn đầu tiên báo hiệu thời khắc mở đầu những tháng ngày Toàn quốc kháng chiến.
Nơi đây từng có 3-4 khẩu đại bác, nhưng nay chỉ còn lại một khẩu pháo đang nằm trong khuôn viên của cơ quan của Tổng cục Khí tượng Việt Nam.
Nơi đây từng có 3-4 khẩu đại bác, nhưng nay chỉ còn lại một khẩu pháo đang nằm trong khuôn viên của cơ quan của Tổng cục Khí tượng Việt Nam.
Đây là một khẩu pháo cỡ 75 mm của Đức nhưng không có thông tin đây là loại pháo gì. Khẩu pháo được bảo quản tốt, chất thép vẫn "sáng loáng" sau gần 80 năm dưới mưa nắng. Hệ thống ghế ngồi của xạ thủ, kính ngắm và tấm che chắn thường thấy trong các loại pháo thời này đã không còn.
Đây là một khẩu pháo cỡ 75 mm của Đức nhưng không có thông tin đây là loại pháo gì. Khẩu pháo được bảo quản tốt, chất thép vẫn "sáng loáng" sau gần 80 năm dưới mưa nắng. Hệ thống ghế ngồi của xạ thủ, kính ngắm và tấm che chắn thường thấy trong các loại pháo thời này đã không còn.
Hệ thống hào chiến đấu xung quanh khẩu pháo. Theo wikipedia thì những khẩu pháo trong Pháo đài Láng này vốn là pháo cao xạ, bộ đội cách mạng của ta đã thông minh hạ nòng thành pháo mặt đất để bắn vào quân Pháp.
Hệ thống hào chiến đấu xung quanh khẩu pháo. Theo wikipedia thì những khẩu pháo trong Pháo đài Láng này vốn là pháo cao xạ, bộ đội cách mạng của ta đã thông minh hạ nòng thành pháo mặt đất để bắn vào quân Pháp.
Ngoài hệ thống hầm, hào và đài quan sát, ở pháo đài còn có rất nhiều vũ khí đại liên, trung liên ta thu giữ được của Pháp. Sau khi ta bắn những phát đạn đầu tiên từ Pháo đài Láng quân Pháp đã cho máy bay phản công nhằm tiêu diệt những khẩu pháo này nhưng chính nhờ những vũ khí và trận địa phòng thủ của Pháp mà ta đã bảo vệ được Pháo đài.
Ngoài hệ thống hầm, hào và đài quan sát, ở pháo đài còn có rất nhiều vũ khí đại liên, trung liên ta thu giữ được của Pháp. Sau khi ta bắn những phát đạn đầu tiên từ Pháo đài Láng quân Pháp đã cho máy bay phản công nhằm tiêu diệt những khẩu pháo này nhưng chính nhờ những vũ khí và trận địa phòng thủ của Pháp mà ta đã bảo vệ được Pháo đài.
Trận chiến tại Hà Nội trong cuộc toàn quốc kháng chiến đã kéo dài 2 tháng kể từ ngày 19/12/1946 cho tới ngày 18/2/1947 thì rút lui khỏi thủ đô nhờ sự giúp đỡ của bà con xã Tứ Tổng (nay là hai phường Ngọc Thụy và Tứ Liên), sau khi Thực dân Pháp phát hiện ra sự giúp đỡ này chúng đã vào xã đốt gần 30 nóc nhà, giết chết 27 thanh niên và phá hủy 40 con thuyền (dù khi đó cuộc rút lui đã kết thúc). Hàng năm, người dân ở đây vẫn lấy ngày 29/1 âm lịch làm ngày giỗ trận để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh trong cuộc rút lui lịch sử này.
Trận chiến tại Hà Nội trong cuộc toàn quốc kháng chiến đã kéo dài 2 tháng kể từ ngày 19/12/1946 cho tới ngày 18/2/1947 thì rút lui khỏi thủ đô nhờ sự giúp đỡ của bà con xã Tứ Tổng (nay là hai phường Ngọc Thụy và Tứ Liên), sau khi Thực dân Pháp phát hiện ra sự giúp đỡ này chúng đã vào xã đốt gần 30 nóc nhà, giết chết 27 thanh niên và phá hủy 40 con thuyền (dù khi đó cuộc rút lui đã kết thúc). Hàng năm, người dân ở đây vẫn lấy ngày 29/1 âm lịch làm ngày giỗ trận để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh trong cuộc rút lui lịch sử này.
Xã hội ngày càng phát triển, sau gần một thế kỷ từ một khu làng ngoại ô thành phố Hà Nội giờ đây khu Pháo đài Láng đã trở nên đông đúc, chật chội, khẩu đại bác nhân chứng lịch sử này giờ đã lọt thỏm giữa những khu dân cư.
Xã hội ngày càng phát triển, sau gần một thế kỷ từ một khu làng ngoại ô thành phố Hà Nội giờ đây khu Pháo đài Láng đã trở nên đông đúc, chật chội, khẩu đại bác nhân chứng lịch sử này giờ đã lọt thỏm giữa những khu dân cư.
Chứng nhân lịch sử một thời giờ nằm trong một khuôn viên rộng rãi, là chỗ để mọi người tập thể dục và khẩu pháo 80 năm tuổi này cũng là nơi rất nhiều em nhỏ hiếu kỳ nghịch ngợm hàng ngày.
Chứng nhân lịch sử một thời giờ nằm trong một khuôn viên rộng rãi, là chỗ để mọi người tập thể dục và khẩu pháo 80 năm tuổi này cũng là nơi rất nhiều em nhỏ hiếu kỳ nghịch ngợm hàng ngày.
Pháo đài Láng hiện giờ đã được công nhận là một khu di tích lịch sử, một nhân chứng cho cuộc chiến "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của quân và dân Hà Nội. Khẩu đại bác đã bắn những viên đạn đầu tiên mở màn cho cuộc chiến kéo dài gần 30 năm nhằm đánh đuổi ngoại xâm mà mãi đến ngày 30/4/1975 mới chính thức kết thúc.
Pháo đài Láng hiện giờ đã được công nhận là một khu di tích lịch sử, một nhân chứng cho cuộc chiến "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của quân và dân Hà Nội. Khẩu đại bác đã bắn những viên đạn đầu tiên mở màn cho cuộc chiến kéo dài gần 30 năm nhằm đánh đuổi ngoại xâm mà mãi đến ngày 30/4/1975 mới chính thức kết thúc.

GALLERY MỚI NHẤT