Tham rẻ, mua tên lửa Trung Quốc, Hải quân Indonesia trả giá

Tham rẻ, mua tên lửa Trung Quốc, Hải quân Indonesia trả giá

(Kiến Thức) - Hải quân Indonesia đã phải trả giá đắt khi nước này tin dùng các loại tên lửa chống hạm giá rẻ của Trung Quốc. 

Xem toàn bộ ảnh
Thật vậy, việc trang bị tên lửa chống hạm do Trung Quốc chế tạo đã khiến cho lớp tàu tên lửa KCR-40 - niềm tự hào của  Hải quân Indonesia trở thành "trò cười cho thiên hạ". Theo đó, nguồn tin của Jane's cho biết, trong cuộc bắn thử nghiệm hôm 14/9, cả hai vụ phóng tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc chế tạo từ tàu tên lửa KCR-40 đã thất bại.
Thật vậy, việc trang bị tên lửa chống hạm do Trung Quốc chế tạo đã khiến cho lớp tàu tên lửa KCR-40 - niềm tự hào của Hải quân Indonesia trở thành "trò cười cho thiên hạ". Theo đó, nguồn tin của Jane's cho biết, trong cuộc bắn thử nghiệm hôm 14/9, cả hai vụ phóng tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc chế tạo từ tàu tên lửa KCR-40 đã thất bại.
Cuộc bắn thử tên lửa C-705 từ cặp tàu chiến KCR-40 của Hải quân Indonesia mang tên KRI Clurit (641) và KRI Kujang 642) diễn ra trong khuôn khổ tập trận Armada Jaya 2016 ở biển Java.
Cuộc bắn thử tên lửa C-705 từ cặp tàu chiến KCR-40 của Hải quân Indonesia mang tên KRI Clurit (641) và KRI Kujang 642) diễn ra trong khuôn khổ tập trận Armada Jaya 2016 ở biển Java.
Theo nguồn tin của Hải quân Indonesia, vụ phóng C-705 diễn ra trên KRI Clurit (641), tuy nhiên khi nhận lệnh phóng tên lửa đã không rời bệ. Trong khi thủy thủ đoàn còn đang bối rối và kiểm tra lại thì 5 phút sau, quả tên lửa "made in China" lại lập tức tự động rời bệ phóng khiến thủy thủ đoàn không phản ứng kịp dẫn tới việc tên lửa không đánh trúng mục tiêu.
Theo nguồn tin của Hải quân Indonesia, vụ phóng C-705 diễn ra trên KRI Clurit (641), tuy nhiên khi nhận lệnh phóng tên lửa đã không rời bệ. Trong khi thủy thủ đoàn còn đang bối rối và kiểm tra lại thì 5 phút sau, quả tên lửa "made in China" lại lập tức tự động rời bệ phóng khiến thủy thủ đoàn không phản ứng kịp dẫn tới việc tên lửa không đánh trúng mục tiêu.
Quả tên lửa C-705 thứ hai được thực hiện phóng từ tàu KRI Kujang (642), tuy tên lửa rời bệ phóng theo lệnh nhưng gặp sự cố trong pha giữa khiến nó đánh trượt mục tiêu - tàu hậu cần lớp Tisza mang tên Karimata đã loại biên chế.
Quả tên lửa C-705 thứ hai được thực hiện phóng từ tàu KRI Kujang (642), tuy tên lửa rời bệ phóng theo lệnh nhưng gặp sự cố trong pha giữa khiến nó đánh trượt mục tiêu - tàu hậu cần lớp Tisza mang tên Karimata đã loại biên chế.
Đáng xấu hổ với Hải quân Indonesia là cuộc phóng thất bại theo một cách "hài hước" diễn ra trong một cuộc tập trận lớn có sự theo dõi, giám sát từ đương kim Tổng thống Joko Widodo - từ tàu đổ bộ lớn KRI Bajarmasin (592). Ngoài ra còn có Tư lệnh Hải quân Indonesia - Đô đốc Ade Supandi, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Đại tướng Gatot Nurmantyo.
Đáng xấu hổ với Hải quân Indonesia là cuộc phóng thất bại theo một cách "hài hước" diễn ra trong một cuộc tập trận lớn có sự theo dõi, giám sát từ đương kim Tổng thống Joko Widodo - từ tàu đổ bộ lớn KRI Bajarmasin (592). Ngoài ra còn có Tư lệnh Hải quân Indonesia - Đô đốc Ade Supandi, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Đại tướng Gatot Nurmantyo.
KCR-40 được coi là một trong những mẫu tàu chiến chứa đầy niềm tự hào của Hải quân Indonesia - con tàu do nước này tự thiết kế từ A-Z. Tuy nhiên, Indonesia lại chọn công nghệ vũ khí Trung Quốc thay vì Mỹ hay Pháp, Anh.
KCR-40 được coi là một trong những mẫu tàu chiến chứa đầy niềm tự hào của Hải quân Indonesia - con tàu do nước này tự thiết kế từ A-Z. Tuy nhiên, Indonesia lại chọn công nghệ vũ khí Trung Quốc thay vì Mỹ hay Pháp, Anh.
Hỏa lực chống hạm chủ lực của KCR-40 là hai quả tên lửa hành trình chống hạm C-705 do Trung Quốc chế tạo. Một số nguồn tin cho biết, Indonesia đã mua một số lượng tương đối C-705 kèm giấy phép hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, thất bại này có lẽ sẽ khiến thương vụ này đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Hỏa lực chống hạm chủ lực của KCR-40 là hai quả tên lửa hành trình chống hạm C-705 do Trung Quốc chế tạo. Một số nguồn tin cho biết, Indonesia đã mua một số lượng tương đối C-705 kèm giấy phép hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, thất bại này có lẽ sẽ khiến thương vụ này đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Tên lửa hành trình C-705 được coi là phiên bản của dòng tên lửa chống hạm C-70X do Tổng Công ty CNHK Trung Quốc phát triển. Tên lửa này có trọng lượng khoảng 320kg, sử dụng một số thành phần chung với C-704 và C-602. Sức mạnh của nó được đánh giá là có thể đánh chìm tàu chiến cỡ 1.500 tấn.
Tên lửa hành trình C-705 được coi là phiên bản của dòng tên lửa chống hạm C-70X do Tổng Công ty CNHK Trung Quốc phát triển. Tên lửa này có trọng lượng khoảng 320kg, sử dụng một số thành phần chung với C-704 và C-602. Sức mạnh của nó được đánh giá là có thể đánh chìm tàu chiến cỡ 1.500 tấn.
C-705 đạt tầm bắn khoảng 140km và tăng lên 170kg nếu lắp thêm block động cơ phụ, mang đầu nổ nặng 110-130kg, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc TV, hồng ngoại kết hợp định vị vệ tinh. Quảng cáo là thế, nhưng vụ phóng của Hải quân Indonesia cho thấy có quá nhiều vấn đề với C-705. Hay nói cách khác, “quảng cáo không đi đôi với thực tế”.
C-705 đạt tầm bắn khoảng 140km và tăng lên 170kg nếu lắp thêm block động cơ phụ, mang đầu nổ nặng 110-130kg, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc TV, hồng ngoại kết hợp định vị vệ tinh. Quảng cáo là thế, nhưng vụ phóng của Hải quân Indonesia cho thấy có quá nhiều vấn đề với C-705. Hay nói cách khác, “quảng cáo không đi đôi với thực tế”.
Ngoài C-705, KCR-40 còn được trang bị bệ pháo phòng không cao tốc NG-18 CIWS do Trung Quốc chế tạo trên cơ sở mẫu AK-630 CIWS của Nga. Tuy nhiên, sự cố C-705 có thể khiến Indonesia không khỏi nghi ngờ trước năng lực tác chiến của NG-18.
Ngoài C-705, KCR-40 còn được trang bị bệ pháo phòng không cao tốc NG-18 CIWS do Trung Quốc chế tạo trên cơ sở mẫu AK-630 CIWS của Nga. Tuy nhiên, sự cố C-705 có thể khiến Indonesia không khỏi nghi ngờ trước năng lực tác chiến của NG-18.

GALLERY MỚI NHẤT