Thán phục dàn vũ khí tự chế của Quân đội Cuba

Thán phục dàn vũ khí tự chế của Quân đội Cuba

(Kiến Thức) - Vũ khí tự chế Quân đội Cuba là sự lai ghép cực kỳ độc đáo trên cơ sở các hệ thống pháo – tên lửa – thiết giáp do Liên Xô sản xuất. 

Xem toàn bộ ảnh
Dù những khó khăn rất lớn về kinh tế khiến Cuba khó có thể mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại. Dẫu vậy, “trong cái khó ló cái khôn”, Quân đội Cuba đã nỗ lực cải tiến các loại vũ khí cũ và tạo ra vô số vũ khí tự chế độc đáo, nhưng mạnh mẽ.
Dù những khó khăn rất lớn về kinh tế khiến Cuba khó có thể mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại. Dẫu vậy, “trong cái khó ló cái khôn”, Quân đội Cuba đã nỗ lực cải tiến các loại vũ khí cũ và tạo ra vô số vũ khí tự chế độc đáo, nhưng mạnh mẽ.
Một trong những loại  vũ khí tự chế Quân đội Cuba thuộc hàng độc đáo nhất là việc cải tiến lắp các kiểu tháp pháo khác nhau lên khung gầm cơ sở xe thiết giáp chở quân BTR-60 huyền thoại. Các sửa đổi này biến BTR-60 trở thành xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo phòng không…
Một trong những loại vũ khí tự chế Quân đội Cuba thuộc hàng độc đáo nhất là việc cải tiến lắp các kiểu tháp pháo khác nhau lên khung gầm cơ sở xe thiết giáp chở quân BTR-60 huyền thoại. Các sửa đổi này biến BTR-60 trở thành xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo phòng không…
BTR-60 trang bị tháp pháo của xe tăng chiến đấu chủ lực T-54A với pháo nòng xoắn cỡ 100mm. Cải tiến này tạo ra cho Quân đội Cuba mẫu “xe tăng bánh lốp” cơ động cao.
BTR-60 trang bị tháp pháo của xe tăng chiến đấu chủ lực T-54A với pháo nòng xoắn cỡ 100mm. Cải tiến này tạo ra cho Quân đội Cuba mẫu “xe tăng bánh lốp” cơ động cao.
Người Cuba còn đưa cả tháp pháo xe chiến đấu bộ binh BMP-1 lên khung gầm BTR-60 tạo nên xe chiến đấu bộ binh bánh lốp kiểu mới. Hỏa lực có pháo 73mm và tên lửa chống tăng AT-3.
Người Cuba còn đưa cả tháp pháo xe chiến đấu bộ binh BMP-1 lên khung gầm BTR-60 tạo nên xe chiến đấu bộ binh bánh lốp kiểu mới. Hỏa lực có pháo 73mm và tên lửa chống tăng AT-3.
Pháo hai nòng 37mm được lắp lên khung gầm BTR-60 tạo thành tổ hợp pháo phòng không tự hành.
Pháo hai nòng 37mm được lắp lên khung gầm BTR-60 tạo thành tổ hợp pháo phòng không tự hành.
Xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 được Cuba cải tiến lắp thêm pháo cối hạng nặng trở thành “tổ hợp cối tự hành”.
Xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 được Cuba cải tiến lắp thêm pháo cối hạng nặng trở thành “tổ hợp cối tự hành”.
Lĩnh vực pháo tự hành của Quân đội Cuba cũng được “đầu tư cải tiến mạnh mẽ”. Trong ảnh, khẩu pháo phòng không KS-19 100mm được tích hợp lên khung gầm xe tăng hạng trung T-34-85 trở thành tổ hợp pháo tự hành có thể phòng không và diệt thiết giáp.
Lĩnh vực pháo tự hành của Quân đội Cuba cũng được “đầu tư cải tiến mạnh mẽ”. Trong ảnh, khẩu pháo phòng không KS-19 100mm được tích hợp lên khung gầm xe tăng hạng trung T-34-85 trở thành tổ hợp pháo tự hành có thể phòng không và diệt thiết giáp.
Lựu pháo D-30 122mm được tích hợp lên khung gầm xe tải hạng nặng.
Lựu pháo D-30 122mm được tích hợp lên khung gầm xe tải hạng nặng.
Các sáng kiến cải tiến vũ khí của Quân đội Cuba chủ yếu góp phần tăng tính cơ động trên chiến trường.
Các sáng kiến cải tiến vũ khí của Quân đội Cuba chủ yếu góp phần tăng tính cơ động trên chiến trường.
Pháo hạng nặng M46 130mm được tich hợp lên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-1.
Pháo hạng nặng M46 130mm được tich hợp lên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-1.
Không chỉ cải tiến vũ khí lục quân, Quân đội Cuba còn tích cực nâng cấp vũ khí phòng không. Điển hình là việc thiết kế lắp đặt các thành phần tổ hợp tên lửa đối không lên khung bệ bánh xích.
Không chỉ cải tiến vũ khí lục quân, Quân đội Cuba còn tích cực nâng cấp vũ khí phòng không. Điển hình là việc thiết kế lắp đặt các thành phần tổ hợp tên lửa đối không lên khung bệ bánh xích.
Việc này được thực hiện với các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina và S-125 Pechora. Hầu như mọi thành phần chính gồm đài điều khiển hỏa lực, radar, đạn tên lửa đều đưa lên khung bệ bánh xích xe tăng T-54/55.
Việc này được thực hiện với các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina và S-125 Pechora. Hầu như mọi thành phần chính gồm đài điều khiển hỏa lực, radar, đạn tên lửa đều đưa lên khung bệ bánh xích xe tăng T-54/55.
Trong ảnh, bệ phóng tên lửa phòng không S-75 Dvina (SA-2) được đưa lên khung bệ xe tăng T-54/55. Loại vũ khí tự chế này đã “gây sốt” trên toàn thế giới khi nó lần đầu xuất hiện trong cuộc duyệt binh năm 2009.
Trong ảnh, bệ phóng tên lửa phòng không S-75 Dvina (SA-2) được đưa lên khung bệ xe tăng T-54/55. Loại vũ khí tự chế này đã “gây sốt” trên toàn thế giới khi nó lần đầu xuất hiện trong cuộc duyệt binh năm 2009.
Các bệ phóng đồ sộ của tổ hợp S-125 Pechora (SA-3) cũng được người Cuba “chịu khó” lắp lên xe tăng.
Các bệ phóng đồ sộ của tổ hợp S-125 Pechora (SA-3) cũng được người Cuba “chịu khó” lắp lên xe tăng.
Trong trang bị hải quân, Cuba đã mạnh dạn tháo cả dàn phóng bom chống ngầm RBU-6000 lắp lên xe tải biến thành tổ hợp phòng thủ bờ biển tầm gần.
Trong trang bị hải quân, Cuba đã mạnh dạn tháo cả dàn phóng bom chống ngầm RBU-6000 lắp lên xe tải biến thành tổ hợp phòng thủ bờ biển tầm gần.
Đáng kinh ngạc nhất trong dàn vũ khí tự chế hải quân Cuba là việc biến tàu đánh cá trở thành "tàu hộ vệ tên lửa khủng". Theo đó, nước này đã mua lại hai tàu đánh cá dài 106mm từ Tây Ban Nha và cải tạo lại lắp vũ khí trở thành tàu chiến tên lửa phục vụ tuần tra bảo vệ biển đảo.
Đáng kinh ngạc nhất trong dàn vũ khí tự chế hải quân Cuba là việc biến tàu đánh cá trở thành "tàu hộ vệ tên lửa khủng". Theo đó, nước này đã mua lại hai tàu đánh cá dài 106mm từ Tây Ban Nha và cải tạo lại lắp vũ khí trở thành tàu chiến tên lửa phục vụ tuần tra bảo vệ biển đảo.
Con tàu này được trang bị tháp pháo 57mm hai nòng, hai tên lửa chống hạm P-15 Termit, một bệ súng máy 12,7mm và hai bệ pháo 25mm. Ngoài ra nó còn có sân đáp trực thăng cỡ lớn nằm ở đuôi tàu.
Con tàu này được trang bị tháp pháo 57mm hai nòng, hai tên lửa chống hạm P-15 Termit, một bệ súng máy 12,7mm và hai bệ pháo 25mm. Ngoài ra nó còn có sân đáp trực thăng cỡ lớn nằm ở đuôi tàu.

GALLERY MỚI NHẤT