Tháng mười, đọc sách về Hà Nội

Nhiều tựa sách hay về về văn hóa, lịch sử, cảnh sắc, phong tục của Thăng Long - Hà Nội đã được xuất bản và tái bản trong tháng mười.

Tháng mười, đọc sách về Hà Nội

Thang muoi, doc sach ve Ha Noi

Sách ký họa về Hà Nội. Ảnh: NXB Kim Đồng.

Hà Nội qua những trang viết

Cuốn sách mới nhất về Hà Nội Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ: Hà Nội thời cận đại vừa ra mắt. Với lối viết ngắn gọn, đặc tả các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long - Hà Nội trong giai đoạn từ thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XX, bộ sách đã góp phần phục dựng hình ảnh Thăng Long - Hà Nội với những nét giao thoa tinh tế giữa chất kinh kì và chất Kẻ Chợ. Độc giả sẽ được đắm chìm trong bức tranh sống động, về văn hóa - phong tục - lịch sử - con người Hà Nội xưa, thể hiện qua các khía cạnh đời sống xã hội và dân sinh theo biến thiên của thời cuộc.

Bắc Kỳ - Phong cảnh và ấn tượng là cuốn bút kí đượm chất thơ, ghi lại hình ảnh miền Bắc Việt Nam những năm 40 của thế kỉ XX dưới góc nhìn của một cô gái người Pháp. Cuốn sách sẽ đưa bạn đọc quay trở lại Bắc Kỳ cách nay gần một thế kỷ, đắm chìm trong những âm thanh đặc trưng của công việc lao động, đêm tối, tiếng động, tiếng ru hời; và tìm hiểu tâm lí, phong tục, tín ngưỡng, cách ăn chốn ở của người dân Hà Nội nói riêng và xứ Bắc Kỳ nói chung. Những trang viết đượm chất thơ và giàu xúc cảm của tác giả Hilda Arnhold giúp độc giả khám phá và cảm nhận “chất” Bắc Kỳ đầu thế kỉ XX với hình ảnh, âm thanh, mùi hương đầy tinh tế.

Thang muoi, doc sach ve Ha Noi-Hinh-2

Chuyện cũ Hà Nội là tập kí sự về Hà Nội của nhà văn Tô Hoài. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, mọi chuyện chính yếu của đời như ông từng nói là: “đều xảy ra ở nơi này và tôi viết bằng hồi ức về Hà Nội xưa cũ, tuổi trẻ của mình” và Chuyện cũ Hà Nội ông thực sự đã viết từ năm lên mười tới lúc già.

Trong tác phẩm, sự hiểu biết của Tô Hoài về Hà Nội thời Pháp thuộc rất phong phú, đặc biệt, sự quan sát tinh tế, văn chương hóm hỉnh, các mẩu chuyện trong tác phẩm như một bức kí hoạ về một con người, một hoàn cảnh... khiến người đọc rung động vì những tình cảm chân thành, nhân hậu.

Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất viết về Hà Nội, đặc biệt là nghệ thuật ẩm thực của người Hà Nội. Thạch Lam đã đặt vào cuốn sách tình yêu của ông với đất kinh kỳ và dẫn dắt người đọc bước vào hành trình hiểu và yêu mảnh đất này.

Có một Hà Nội trong tranh

Từ những trang viết, độc giả có thể chuyển sang ngắm nhìn những bức kí họa về một trong những đặc sản văn hóa không thể trộn lẫn của Hà Nội thông qua cuốn sách Hàng rong và tiếng rao hàng Hà Nội. Cuốn sách tựa như một bộ sưu tập, một cuốn album sống động và giá trị với những bức kí họa và tranh màu nước về Hà Nội đầu thế kỉ XX, với những hình ảnh thường ngày quen thuộc, nhưng độc đáo: những gánh hàng rong, những tiếng rao ê a đầy nhịp điệu. Cuốn sách dẫn dắt người đọc bước vào chuyến hành trình tìm hiểu quá khứ, được thể hiện tài tình qua những bức ảnh, những nét kí họa của các họa sĩ hàng đầu Đông Dương như Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Lưu Văn Đệ, Mai Trung Thứ...

Thang muoi, doc sach ve Ha Noi-Hinh-3

Ấn tượng Hà Nội - Từ kí họa những công trình thời Pháp tuyển chọn gần 150 bức tranh minh họa độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ chuyên và không chuyên có chung một tình yêu nồng nàn với Hà Nội. Không chỉ thế, cuốn sách còn ghi chép lại những nghiên cứu, khảo cứu của nhiều giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư và những chuyên gia, học giả hàng đầu Việt Nam về một giai đoạn lịch sử của Hà Nội gắn liền với những công trình kiến trúc thời Pháp. Cuốn sách là tác phẩm của Kí hoạ đô thị Hà Nội (Urban Sketchers Hanoi) - nhóm tác giả từng được trao tặng giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2019.

Hà Nội ngàn năm kí ức là cuốn sách pop-up 3D thú vị về Hà Nội. 11 danh lam thắng cảnh của thủ đô mến yêu, những di tích đã trở thành biểu tượng của Hà Nội sẽ được tái hiện trong cuốn sách qua nghệ thuật pop-up dựng hình 3D độc đáo, mang tới cho bạn đọc những trải nghiệm hình ảnh vô cùng sống động.

Hot teen Việt cực đáng yêu trong kí họa Chibi

Hot teen Việt cực đáng yêu trong kí họa Chibi
Một trong những hot teen được fan vẽ chibi nhiều nhất chính là hot girl Chi Pu.
Một trong những hot teen được fan vẽ chibi nhiều nhất chính là hot girl Chi Pu.  
Trong những hình vẽ chibi này Chi Pu vẫn thật xinh và đáng yêu phải không nào.
Trong những hình vẽ chibi này Chi Pu vẫn thật xinh và đáng yêu phải không nào. 
Hình chibi Vân Navy và Chi Pu
Hình chibi Vân Navy và Chi Pu 
Hình ảnh chibi siêu yêu của "búp bê lai" Macy Pine.
Hình ảnh chibi siêu yêu của "búp bê lai" Macy Pine. 
Có ai nhận ra hot girl Vân Shi đây không ?
Có ai nhận ra hot girl Vân Shi đây không ? 
Mái tóc xoăn rất đặc trưng của hot boy Vjc Ichi.
Mái tóc xoăn rất đặc trưng của hot boy Vjc Ichi.
Tâm Tít cực đáng yêu trong hình chibi
Tâm Tít cực đáng yêu trong hình chibi 
Chibi đầy cá tính của hot teen Lee Zin
Chibi đầy cá tính của hot teen Lee Zin 
Vẻ đẹp trong sáng và vui tươi của Khả Ngân gần như vẫn được giữ nguyên vẹn
Vẻ đẹp trong sáng và vui tươi của Khả Ngân gần như vẫn được giữ nguyên vẹn 
Một nét sắc sảo, thoảng chút u buồn của An Japan
Một nét sắc sảo, thoảng chút u buồn của An Japan 
Cô bạn Hà Lade xinh đẹp và nữ tính
Cô bạn Hà Lade xinh đẹp và nữ tính 
Nét đẹp trong sáng của hot girl Hoàng Yến
Nét đẹp trong sáng của hot girl Hoàng Yến 
Mái tóc màu khói một thời của Vương Anh
Mái tóc màu khói một thời của Vương Anh 
Gương mặt cực cute của Mẫn Tiên
Gương mặt cực cute của Mẫn Tiên 
Vân Navy
Vân Navy

Cha công tử Bạc Liêu biết trước hậu vận “thất bát“?

Cha công tử Bạc Liêu biết trước hậu vận “thất bát“?
Nhờ đâu mà từ một cậu bé chăn trâu để kiếm chén cơm thừa của chủ, Trần Trinh Trạch lại trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ, để rồi đứa con Trần Trinh Huy có sẵn một núi tiền để ăn chơi vô độ, nổi danh là Công tử Bạc Liêu?
Bàn thờ vợ chồng Hội đồng Trạch với 2 bức tượng đồng vẫn còn nguyên trong khách sạn Công tử Bạc Liêu.
 Bàn thờ vợ chồng Hội đồng Trạch với 2 bức
tượng đồng vẫn còn nguyên trong khách sạn Công tử Bạc Liêu.

“Đái ra quần” vì phải đi học Trong lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ, những vùng gần sông biển như Gò Công, Mỹ Tho, Rạch Giá, Hà Tiên được khai khẩn từ rất sớm, trước cả thời nhà Nguyễn. Vùng đất Bạc Liêu mới được khai khẩn từ sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Cha mẹ của ông Trần Trinh Trạch có mặt trong đoàn người từ miệt Gò Công tới khai khẩn vùng đất Bạc Liêu, được chính quyền thực dân đưa đến vùng đất Cái Dầy lập nghiệp bên một dòng kinh vừa mới được đào đắp. Do đông con, hầu hết còn nhỏ, nên ba má ông Trạch không khai khẩn được nhiều ruộng. Rồi dịch bệnh xuất hiện trong vùng, mấy đứa con liên tục bị bệnh hoạn, họ phải đem cầm cố hết ruộng đất để cứu chữa các con, nên trở thành bần cố nông, không mảnh đất cắm dùi. Vừa lớn lên cậu bé Trạch phải đi ở đợ, chăn trâu ở nhà ông bá hộ trong vùng, hằng ngày được lưng bụng bằng vài chén cơm thừa, ấm lòng bằng manh áo rách của con chủ thải ra. Sau 2 năm chăn trâu, có một việc tình cờ làm thay đổi số phận của cậu bé Trạch. Đó là vào năm 1881, chính quyền thực dân buộc các gia đình bá hộ ở Nam Kỳ phải cho con đi học trường Pháp trong kế hoạch “khai hóa” vùng đất chúng vừa chiếm đóng. Năm ấy cậu bé Trạch lên 8 tuổi, một buổi sáng, khi cậu bé vừa mở cửa chuồng trâu, tháo dây vàm, định dắt trâu ra đồng như mọi khi thì ông bá hộ ngăn lại nói: “Thôi khỏi, mày buộc trâu vô chuồng lại đi, rồi lên nhà trên ông dạy việc”. Cậu bé Trạch rụt rè làm theo, nghĩ rằng mình đã làm điều gì sai quấy nên chủ mới không cho giữ trâu, kêu lên la rầy hay bị đuổi cũng nên. Cậu bé rón rén bước lên nhà trên, nơi mà suốt 2 năm làm mướn ở đây cậu chưa một lần dám đặt chân lên. Ông bá hộ thấy cậu bé đến thì chìa ngay bộ quần áo mới và nói: “Đây là bộ quần áo may cho mày, đi thay đồ đi!”. Thấy bộ đồ trắng tinh như đồ của các con ông bá hộ mặc hằng ngày, cậu bé Trạch ngạc nhiên đứng chết trân. Ông bá hộ nói: “Từ nay mày khỏi chăn trâu, mà đi học thay cậu Hai!”.
Vợ chồng Công tử Bạc Liêu.
 Vợ chồng Công tử Bạc Liêu.

Đến đây, cậu bé Trạch không chỉ đứng chết trân, mà đái ra quần lúc nào không hay. Từ nhỏ tới lớn cậu chỉ biết ở đợ, chăn trâu, một chữ bẻ đôi cũng không đọc được. Còn cậu Hai con ông bá hộ trác tuổi với bé Trạch được học chữ thánh hiền, hằng ngày có thầy đồ tới dạy tận nhà. Bé Trạch quỳ xuống lạy ông bá hộ, vừa khóc: “Ông thương con cho con coi trâu, con không học được đâu ông ơi!”. Thời ấy nhiều người giàu có ở Nam Kỳ tuy buộc phải hợp tác với chính quyền thực dân, nhưng rất ghét Pháp. Họ không muốn cho con đi học trường Pháp, mà ở nhà mời thầy đồ tới dạy học chữ Nho. Để đối phó với chính quyền, ông bá hộ ở Cái Dầy mới nghĩ ra chuyện bắt đứa nhỏ ở đợ, chăn trâu đi học thế. Dù sợ đến đái ra quần, nhưng cậu bé Trạch rồi cũng phải đến trường theo ý chủ. Ngày hôm sau, cậu bé Trạch được gia nhân chở bằng ghe đi đến trường huyện cách đó mấy chục cây số để đi học, sau khi bị ông bá hộ dọa: “Mày học mà không xong, tao đuổi việc, chết đói đó con”. Cứ tưởng đi học thế một hai ngày, chẳng dè ông bá hộ bắt cậu bé Trạch học hoài, ở nội trú luôn ngoài trường huyện. Sau mấy ngày vừa học vừa run, cậu bé Trạch đã sớm thể hiện mình là đứa bé “sáng dạ”, học giỏi, được các thầy khen ngợi, ông bá hộ cũng lấy làm hài lòng. Cậu bé chăn trâu được học tới hết tiểu học, học cả tiếng Tây. Sự đi học nhờ lý do có một không hai ấy như là sự sắp đặt của số phận, để từ đó mà cậu bé chăn trâu vươn lên trở thành đại điền chủ giàu nhất xứ Nam Kỳ.
Thầy ký Trạch mê làm giàu
Học hết tiểu học, bằng cả chữ quốc ngữ và chữ Tây, Trần Trinh Trạch trở thành một trong số ít người giỏi cả chữ quốc ngữ và chữ Tây trong làng. Nhờ vậy mà ông được gọi ra làm thư ký làng. Từ công việc “biện làng”, thầy ký Trạch được rút lên làm thư ký trên quận, rồi rút lên tỉnh làm ở bộ phận thu thuế điền đất. Đi làm thầy ký, ông Trạch vẫn theo nếp nhà tóc để dài và buộc thành búi, nên mọi người đặt cho ông cái tên là “thầy ký Tó”. Thời ấy năm nào các chủ điền cũng phải lên tỉnh kê khai và đóng thuế ruộng đất, thầy ký Trạch là người luôn tận tình hướng dẫn họ làm việc ấy.
Ngôi nhà của Hội đồng Trạch, nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu.
 Ngôi nhà của Hội đồng Trạch, nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu.

Lúc ấy ở Bạc Liêu có ông bá hộ tên Phan Văn Bì có hàng ngàn hécta đất, ông mỗi năm đôi lượt lên tỉnh sao lục sổ bộ đất đai và đóng thuế điền địa. Thấy thầy ký Tó làm việc có trách nhiệm giúp đỡ mình và mọi người nhiệt tình, ông bá hộ Bì có cảm tình. Một lần, bá hộ Bì mời thầy ký Trạch về nhà chơi và dùng cơm trưa. Trong bữa cơm, ông bá hộ cố ý để cho thầy ký Trạch tiếp xúc với cô con gái thứ tư của mình tên là Phan Thị Muồi. Chuyện gì đến rồi cũng đến, thầy ký độc thân và cô con gái rượu của ông bá hộ giàu nhất làng đã phải lòng nhau. Một đám cưới linh đình kéo dài 3 ngày giữa thầy ký Tó và cô con gái của bá hộ Bì. Đám cưới xong, ông bá hộ Bì kêu thầy ký Trạch nghỉ làm việc vì lương bổng chẳng bao nhiêu, lại mang tiếng đi làm cho Tây. Ông bá hộ cho vợ chồng thầy ký Trạch mấy sở đất và cho vốn canh tác. Chỉ sau mấy mùa lúa trúng, vợ chồng ông Trạch phất lên thấy rõ, cất nhà đàng hoàng, mua sắm thêm ruộng. Không biết nhờ đâu mà một người xuất thân “bần cố nông” như Trần Trinh Trạch lại có tài năng thiên bẩm và sự đam mê làm giàu hơn người. Có chút chữ nghĩa, từng làm việc nhà nước, nay lại có chút vốn trong tay, thầy ký Trạch đăng ký đấu thầu và đã trúng thầu quản lý sở cầm đồ (Mont de Piété) của nhà nước. Thời ấy chính quyền thuộc địa không cho tư nhân mở tiệm cầm đồ, mà nhà nước giữ độc quyền, nhờ vậy mà một mình thầy ký Trạch nắm độc quyền hoạt động cầm đồ ở tỉnh Bạc Liêu. Cũng nhờ kinh nghiệm và quen biết từ những năm đi làm thầy ký cho Tây, ông Trạch lại trúng thầu quản lý hãng rượu Bình Tây, độc quyền phân phối rượu ở Bạc Liêu. Tất cả những thứ đó đã làm cho vợ chồng ông Trạch giàu có, vượt ra ngoài phạm vi của một làng, một huyện. Nhưng chính sáng kiến của ông Trạch trong việc vay tiền Chà Sết-ty trên Sài Gòn về cho dân chúng ở Bạc Liêu vay lại, mới làm cho sự giàu có của ông Trạch bắt đầu được cả tỉnh Bạc Liêu biết đến. Ông vay tiền của nhà nước ở Sài Gòn với lãi suất thấp, đem về Bạc Liêu cho tá điền vay lại “ba phân lời” lấy chênh lệch. Trong khi vợ chồng ông Trạch ngày càng ăn nên làm ra, thì các đứa con còn lại của ông bá hộ Bì (anh chị em vợ của thầy ký Trạch) lại mê cờ bạc, rượu chè, lâm vào nợ nần, phải bán dần đất để ăn chơi tiếp. Họ không bán cho người ngoài, mỗi khi có chuyện cần tiền là họ chạy tới vợ chồng thầy ký Trạch. Cứ vậy, hàng ngàn hécta ruộng ông bá hộ Bì chia cho cả chục đứa con lần lượt vào tay của vợ chồng đứa con thứ tư. Ông bá hộ Bì tuy có buồn khi các con bán hết đất đai, nhưng cũng tự an ủi vì đất không lọt ra người ngoài, mà vào tay vợ chồng cô Muồi con ông. Thâu tóm hàng trăm ngàn hécta đất Độc quyền cầm đồ, độc quyền phân phối rượu, độc quyền cho vay..., gia đình Trần Trinh Trạch phất lên như diều gặp gió. Nhưng chỉ đến khi ông Trạch trúng thầu giành quyền cung cấp muối cho cả Nam Kỳ thì sự giàu lên của ông mới nhanh như phi mã. Có tiền, ông thâu tóm thêm đất đai trong vùng, bằng cả mua bán sòng phẳng và ép buộc những người yếu thế. Cứ thế, đất đai của gia đình Trần Trinh Trạch cứ nới rộng mãi. Vào thập niên 1930 -1940, ông Trần Trinh Trạch đã sở hữu tổng cộng gần 200.000 hécta ruộng trồng lúa và làm muối ở Bạc Liêu và vùng lân cận. Thời ấy, nếu có ai đề nghị ông Trạch đem cơ ngơi của ông để đổi lấy vùng đất mà ngày nay là nước Singapore giàu có, chắc chắn ông sẽ lắc đầu từ chối. Diện tích đất mà ông Trạch sở hữu vào lúc cực thịnh rộng gấp 3 lần nước Singapore, đất đai ở Bạc Liêu vào thời đó cũng tốt hơn nhiều so với vùng đất ven biển của nước Singapore. Có tiền, có ruộng đất cò bay thẳng cánh, ông Trần Trinh Trạch cho xây ngôi nhà đẹp nhất miền Tây lúc đó (giờ là khách sạn Công tử Bạc Liêu, thuộc Cty Du lịch Bạc Liêu). Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế, có hai tầng, hai đại sảnh. Toàn bộ vật liệu xây dựng ngôi nhà đều được chở từ Pháp sang, các đồ trang trí bên trong ngôi nhà được nhập cảng từ Ý và Hoa Kỳ. Toàn bộ các đồ sứ, đồ gỗ lại được đưa từ Trung Hoa sang. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua, căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Cty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà và đưa vào kinh doanh văn hóa, du lịch, làm khách sạn “Công Tử Bạc Liêu”. Căn phòng của Công tử Bạc Liêu ở ngày trước (phòng 101) muốn thuê phải đặt trước từ 7-10 ngày, vì phòng này lúc nào cũng có khách, phần đông là Việt kiều. Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử mà vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều, nhưng với những gì còn sót lại và được bảo quản như hiện nay cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội đồng Trạch lúc bấy giờ. Hiện nay, cơ quan có trách nhiệm vẫn còn để một gian thờ vợ chồng ông Trần Trinh Trạch trong khách sạn Công tử Bạc Liêu như là cách người đời sau ghi ơn những người có công xây dựng nên tòa nhà đồ sộ và tuyệt đẹp này. Đó cũng là cách để ngành du lịch Bạc Liêu thu hút du khách. Trên bàn thờ vẫn còn 2 pho tượng đồng bán thân của ông Trạch và vợ, do một nhà điêu khắc từ Thụy Sĩ tên là Bernard chế tác vào năm 1933 vào dịp mừng “đáo tế” ông Hội đồng Trạch. Một tháng trước ngày mừng thọ này, cậu Ba Huy mời hẳn một điêu khắc gia lừng danh bên Thụy Sĩ sang Bạc Liêu để thực hiện 2 bức tượng bán thân kích thước cỡ người thật cho ông bà Hội đồng Trạch. Điêu khắc gia Bernard ở lại Bạc Liêu đúng 1 tuần lễ, làm việc với mỗi “người mẫu” 3 ngày để đo ni tấc, phác họa thần sắc... Xong, ông mang tất cả về Thụy Sĩ để mấy tháng sau trở lại Bạc Liêu với 2 chiếc thùng gỗ được bảo quản cẩn mật. Cậu Ba Huy đã làm một nghi thức đón nhận 2 bức tượng đồng thật hoành tráng, giống như nghi thức dành cho các danh nhân, nguyên thủ quốc gia, với hàng trăm khách mời là những quan chức trong vùng, những hào chủ có tiếng đến dự tiệc, tất nhiên là có cả cánh nhà báo. Sau diễn văn khai mạc do chính cậu Ba Huy đọc nói về công ơn cha mẹ, ông mời lần lượt ông rồi bà Hội đồng Trạch lên kéo tấm vải điều đỏ thắm phủ bức tượng trong tiếng vỗ tay vang dội của quan khách.
Linh cảm ngày khánh kiệt
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ bên trời Âu, tại An Nam thuộc địa, chính quyền thực dân Pháp giương lên khẩu hiệu “Rồng Nam phun bạc diệt Đức tặc” để kêu gọi giới điền chủ ủng hộ tiền bạc cho “mẫu quốc” trong cuộc chiến tranh Đức - Pháp. Ông Hội đồng Trạch vốn thừa tiền của đã “mua” chút công danh cho gia tộc bằng cách ủng hộ cho chính quyền Pháp một số tiền khá lớn. Số tiền ấy tương đương với khoảng 10 ngàn lượng vàng lúc bấy giờ (gần 400kg vàng). Chính quyền Pháp sau đó đã “ghi công” ông Trần Trinh Trạch bằng cách “ân thưởng Ngũ đẳng Bội tinh” (Légion d’honneur). Chính quyền thực dân cũng thu xếp cho ông Trạch đắc cử vào Hội đồng Tư vấn Mật viện, nên ông mới có danh xưng “Hội đồng Trạch”. Suốt cuộc đời ông Trần Trinh Trạch đã dùng bao thủ đoạn để làm giàu, để thu gom hàng trăm ngàn hécta đất đai ở xứ Bạc Liêu và vùng lân cận. Lúc tuổi đã già, ông Trạch như linh cảm hậu vận không mấy sáng sủa của dòng họ Trần Trinh, nên ông quay sang làm từ thiện để “tích đức” lại cho cháu con. Vào các dịp mừng thọ 50 tuổi (1923), 60 tuổi (1933) và 70 tuổi (1943), ông Trạch đều mở hầu bao ra để phân phát tiền của, lúa gạo cho người nghèo. Ông cũng cho xé hết giấy nợ của các tá điền, vì vậy cứ đến dịp mừng thọ của Hội đồng Trạch là cả vùng Bạc Liêu mừng như trẩy hội. Ông Trạch cũng ủng hộ những khoản tiền lớn để làm từ thiện trên phạm vi cả nước. Một nhà nghiên cứu người Pháp tên là Pierre Procheux đã viết về ông trên một tờ báo Pháp như sau: “Phần lớn các điền chủ lớn ở Nam Kỳ có hành vi giống như các nhà phú thương và ngân hàng Châu Âu thời Trung cổ hay là các đại gia Mỹ thuộc nhóm Big Business tự thấy có nghĩa vụ trích một phần tài sản giúp những kẻ thiếu may mắn đồng thời tham gia công cuộc xây dựng xã hội. Ông Trần Trinh Trạch nổi tiếng nhất về các đóng góp xã hội của ông như xây cất Cư xá Đại học Đông Dương ở Hà Nội và vận động lạc quyên giúp quỹ cứu trợ Pháp quốc”. Gia tộc Trần Trinh làm lễ thượng thọ cho ông Hội đồng Trạch rất lớn vào năm 1943, như thể họ linh cảm một kết cục sắp xảy ra, mặc dù lúc đó ông Trạch vẫn còn khỏe mạnh. Sau lễ thượng thọ, ông Trạch kêu con trai là Công tử Bạc Liêu Ba Huy đích thân lái chiếc Chevrolet đưa ông đi chơi Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tàu một chuyến gọi là “dối già”. Tại Vũng Tàu, một buổi chiều, sau khi tắm biển, ông Trạch trở lên khách sạn và thấy ớn lạnh trong người, rồi sốt cả đêm. Cậu Ba Huy vội lái xe đưa ông về Sài Gòn, nhưng đã không còn kịp, ông tắt thở trên đường đến bệnh viện, thọ 71 tuổi. Đám tang của ông cũng lại là một sự kiện lớn ở Bạc Liêu và cả Nam Kỳ. Tang lễ kéo dài đến 7 ngày với tất cả những nghi thức rườm rà tốn kém nhất mà người ta có thể nghĩ ra. Hàng chục ngàn người đã đi theo xe tang từ Nhà Lớn về xã Cái Dầy chôn cất ông. Từ một đứa trẻ chăn trâu với hai bàn tay trắng, một chút may mắn và ý chí làm giàu đã đưa ông Trần Trinh Trạch tới tột đỉnh giàu sang, đến khi nằm xuống vẫn là một trong những người giàu nhất Nam Kỳ. Thế nhưng, ông không thể ngờ rằng, cậu con trai mà ông đặt nhiều kỳ vọng và trao cho cả sản nghiệp là Ba Huy sau đó đã tàn phá núi gia sản với tốc độ còn nhanh hơn người cha Hội đồng Trạch trước đó gây dựng nên. Để đến khi Công tử Bạc Liêu nằm xuống thì núi tài sản khổng lồ đã vơi đi gần hết. Để rồi đến đời con cháu của Công tử Bạc Liêu, lại quay trở lại sống nghèo khổ như cái thời ông Trạch đi chăn trâu cho người! Bấy giờ, có nhà báo đã sáng tác bài vè ca tụng Trần Trinh Trạch, được đăng trên báo ở Sài Gòn như sau:
“Đất nhờ người nổi tiếng
Người nhờ đức nên danh
Mừng ông Hội đồng
Tánh thánh thông minh
Tư trời tài trí
Lúc tuổi trẻ ra làm thơ ký
Nơi pháp đình pháp lý làu thông
Đến thời kỳ quản hạt hội đồng
Ra tranh cử một thời luôn ba khóa
Mười hai năm nghị trường ngôn luận khá
Chức hội đồng tư vấn cũng trao ngay
Chuyện lợi dân ích quốc chẳng bao ngày
Bội tinh thưởng Ngũ đẳng tứ tam liên tiếp...”.
TIN BÀI LIÊN QUAN BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU

Những bức họa chân dung nổi tiếng về Đại tướng

(Kiến Thức) - Loạt bức vẽ chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến người xem cảm động tưởng nhớ về con người vĩ đại, đồng thời thán phục tài năng của người họa sĩ.

Những bức họa chân dung nổi tiếng về Đại tướng
Bức chân dung Đại tướng được Lê Công Quốc Huy (18 tuổi), sinh viên năm nhất khoa Kiến trúc, Đại học Duy Tân vẽ bằng bút chì. Bức họa nhận được rất nhiều lời khen khi được vẽ như thật đồng thời thể hiện được cái thần trong đôi mắt, dáng vẻ của Đại tướng. Tác giả Quốc Huy đã mất hơn 5 giờ đồng hồ vẽ liên tục để hoàn thành bức chân dung này.
Bức chân dung Đại tướng được Lê Công Quốc Huy (18 tuổi), sinh viên năm nhất khoa Kiến trúc, Đại học Duy Tân vẽ bằng bút chì. Bức họa nhận được rất nhiều lời khen khi được vẽ như thật đồng thời thể hiện được cái thần trong đôi mắt, dáng vẻ của Đại tướng. Tác giả Quốc Huy đã mất hơn 5 giờ đồng hồ vẽ liên tục để hoàn thành bức chân dung này.
Họa sĩ trẻ Nguyễn Quang Thắng (Thắng Kyo - sinh năm 1989) cũng nhận được rất nhiều lời khen với một bức họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 Họa sĩ trẻ Nguyễn Quang Thắng (Thắng Kyo - sinh năm 1989) cũng nhận được rất nhiều lời khen với một bức họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tin mới