Thành Cát Tư Hãn được mỹ nhân tài giỏi nào hậu thuẫn?

Thành Cát Tư Hãn được mỹ nhân tài giỏi nào hậu thuẫn?

Là nhà chinh phục nổi tiếng thế giới, Thành Cát Tư Hãn đã gây dựng nên đế chế Mông Cổ hùng mạnh. Đằng sau thành công của ông không thể không nhắc đến công lao của một mỹ nhân tài giải hậu thuẫn. Đó là Bột Nhi Thiếp.

Xem toàn bộ ảnh
 Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là một trong những nhà chinh phục thành công nhất trong lịch sử nhân loại. Ông đã sáng lập ra đế chế Mông Cổ. Trong thời gian từ năm 1206 đến khi qua đời vào năm 1227, ông đã chỉ huy quân đội chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ.
Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là một trong những nhà chinh phục thành công nhất trong lịch sử nhân loại. Ông đã sáng lập ra đế chế Mông Cổ. Trong thời gian từ năm 1206 đến khi qua đời vào năm 1227, ông đã chỉ huy quân đội chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ.
Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, lãnh thổ đế chế Mông Cổ trải dài từ châu Á sang châu Âu. Ông trở thành nhà cai trị có ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới khi đó. Người ta thường nói: "Đằng sau một người đàn ông vĩ đại luôn có bóng dáng của một người phụ nữ tuyệt vời". Câu nói này đúng với trường hợp của Thành Cát Tư Hãn. Mỹ nhân tài giỏi đứng sau hậu thuẫn ông lập nên đế chế Mông Cổ là Bột Nhi Thiếp.
Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, lãnh thổ đế chế Mông Cổ trải dài từ châu Á sang châu Âu. Ông trở thành nhà cai trị có ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới khi đó. Người ta thường nói: "Đằng sau một người đàn ông vĩ đại luôn có bóng dáng của một người phụ nữ tuyệt vời". Câu nói này đúng với trường hợp của Thành Cát Tư Hãn. Mỹ nhân tài giỏi đứng sau hậu thuẫn ông lập nên đế chế Mông Cổ là Bột Nhi Thiếp.
Bột Nhi Thiếp là người vợ chính thức duy nhất của Thành Cát Tư Hãn. Bà được chồng sắc phong danh hiệu là Quang Hiến Hoàng hậu. Dù có nhiều thê thiếp nhưng suốt cả cuộc đời, nhà sáng lập đế chế Mông Cổ chỉ công nhận Bột Nhi Thiếp là người vợ duy nhất. Điều này cho thấy bà có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Bột Nhi Thiếp là người vợ chính thức duy nhất của Thành Cát Tư Hãn. Bà được chồng sắc phong danh hiệu là Quang Hiến Hoàng hậu. Dù có nhiều thê thiếp nhưng suốt cả cuộc đời, nhà sáng lập đế chế Mông Cổ chỉ công nhận Bột Nhi Thiếp là người vợ duy nhất. Điều này cho thấy bà có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Bột Nhi Thiếp còn gọi là Borte (1161 - 1230) là con gái của một thủ lĩnh bộ tộc Hoàng Cát Lạt. Trong khi đó, Thiết Mộc Chân (Temujin - tên hồi nhỏ của Thành Cát Tư Hãn) là con trai của Dã Tốc Cai (Yesugei) thuộc gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Hai gia đình đã cho Bột Nhi Thiếp và Thiết Mộc Chân đính ước từ năm lên 10 tuổi.
Bột Nhi Thiếp còn gọi là Borte (1161 - 1230) là con gái của một thủ lĩnh bộ tộc Hoàng Cát Lạt. Trong khi đó, Thiết Mộc Chân (Temujin - tên hồi nhỏ của Thành Cát Tư Hãn) là con trai của Dã Tốc Cai (Yesugei) thuộc gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Hai gia đình đã cho Bột Nhi Thiếp và Thiết Mộc Chân đính ước từ năm lên 10 tuổi.
Đến năm 16 tuổi, Thiết Mộc Chân và Bột Nhi Thiếp kết hôn, chính thức trở thành vợ chồng. Các nhà nghiên cứu tìm được một số thông tin về vợ của Thành Cát Tư Hãn. Bà được mô tả có dung mạo xinh đẹp, thông minh, mạnh mẽ, biết cưỡi ngựa, bắn cung. Tài bắn cung của bà không kém nam giới.
Đến năm 16 tuổi, Thiết Mộc Chân và Bột Nhi Thiếp kết hôn, chính thức trở thành vợ chồng. Các nhà nghiên cứu tìm được một số thông tin về vợ của Thành Cát Tư Hãn. Bà được mô tả có dung mạo xinh đẹp, thông minh, mạnh mẽ, biết cưỡi ngựa, bắn cung. Tài bắn cung của bà không kém nam giới.
Không lâu sau khi kết hôn, các bộ tộc xảy ra chiến tranh. Bột Nhi Thiếp bị bộ tộc Miệt Nhi Khất bắt đi. Thiết Mộc Chân đã nhờ sự giúp đỡ của một số người bạn đem quân đi giải cứu vợ.
Không lâu sau khi kết hôn, các bộ tộc xảy ra chiến tranh. Bột Nhi Thiếp bị bộ tộc Miệt Nhi Khất bắt đi. Thiết Mộc Chân đã nhờ sự giúp đỡ của một số người bạn đem quân đi giải cứu vợ.
Bột Nhi Thiếp trở về nhà một thời gian thì mang thai và sau đó sinh hạ người con cả là Truật Xích (Dzhuchi). Do bà từng bị kẻ thù bắt nên một số người nghi ngờ rằng Truật Xích không phải con đẻ của Thành Cát Tư Hãn.
Bột Nhi Thiếp trở về nhà một thời gian thì mang thai và sau đó sinh hạ người con cả là Truật Xích (Dzhuchi). Do bà từng bị kẻ thù bắt nên một số người nghi ngờ rằng Truật Xích không phải con đẻ của Thành Cát Tư Hãn.
Bất chấp mọi lời đồn đại, Thành Cát Tư Hãn vẫn yêu thương mẹ con Bột Nhi Thiếp. Theo các ghi chép, Bột Nhi Thiếp sinh cho chồng 4 con trai. Không có thông tin nào về việc bà có mấy người con gái.
Bất chấp mọi lời đồn đại, Thành Cát Tư Hãn vẫn yêu thương mẹ con Bột Nhi Thiếp. Theo các ghi chép, Bột Nhi Thiếp sinh cho chồng 4 con trai. Không có thông tin nào về việc bà có mấy người con gái.
Trong suốt cuộc đời, Bột Nhi Thiếp có những đóng góp quan trọng vào các chiến thắng quân sự của Thành Cát Tư Hãn. Không chỉ là hậu phương vững chắc, chăm lo, quán xuyến mọi việc trong gia đình cũng như hậu cung có vô số thê thiếp, bà còn đưa ra một số gợi ý, đề xuất giúp chồng có những quyết định đúng đắn.
Trong suốt cuộc đời, Bột Nhi Thiếp có những đóng góp quan trọng vào các chiến thắng quân sự của Thành Cát Tư Hãn. Không chỉ là hậu phương vững chắc, chăm lo, quán xuyến mọi việc trong gia đình cũng như hậu cung có vô số thê thiếp, bà còn đưa ra một số gợi ý, đề xuất giúp chồng có những quyết định đúng đắn.
Do đó, Bột Nhi Thiếp có vị trị quan trọng trong lòng Thành Cát Tư Hãn. Bà được chồng yêu thương, tin tưởng và xem là người đồng hành tuyệt vời. Ba năm sau khi chồng qua đời, Bột Nhi Thiếp mất.
Do đó, Bột Nhi Thiếp có vị trị quan trọng trong lòng Thành Cát Tư Hãn. Bà được chồng yêu thương, tin tưởng và xem là người đồng hành tuyệt vời. Ba năm sau khi chồng qua đời, Bột Nhi Thiếp mất.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.

GALLERY MỚI NHẤT