Thanh kiếm ngàn tuổi vẫn sắc lẹm: 8 chữ khắc lộ bí mật động trời!
Mặc dù đã hàng ngàn năm tuổi, thanh kiếm này vẫn giữ được nguyên vẹn hình dạng ban đầu, không bị gỉ sét và vẫn cực kỳ sắc bén.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Năm 1965, trong một ngôi mộ cổ ở Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, các nhà khảo cổ học phát hiện một thanh kiếm bằng đồng nguyên vỏ, dài 56 cm, rộng 4,6 cm, có 11 vòng tròn đồng tâm ở đáy chuôi kiếm.
Mặc dù đã hàng ngàn năm tuổi, thanh kiếm này vẫn giữ được nguyên vẹn hình dạng ban đầu, không bị gỉ sét và vẫn cực kỳ sắc bén.
Trong một thử nghiệm, thanh kiếm chém đứt 16 trang giấy chỉ với một nhát chặt, điều phi thường đối với thanh kiếm cổ bằng đồng.
Nguyên nhân thanh kiếm ngàn tuổi này được bảo tồn tốt là do có 3 tầng bảo vệ chống oxy hóa, bao gồm lớp sơn đen, lớp quan tài bọc đất sét trắng và lớp nước nhấn chìm ngôi mộ.
Trên thanh kiếm có 8 chữ khắc "Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm", là danh tính của chủ nhân kiếm theo kiểu chữ Điểu Triện.
Việt Vương Câu Tiễn là vị vua chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng với câu chuyện "nếm mật nằm gai" và chiến thắng quân Ngô.
Có giả thuyết cho rằng, thanh kiếm có thể là của Câu Tiễn hoặc là chiến lợi phẩm mà người của nước Sở đoạt được trong thời Chiến Quốc.
Thanh kiếm này được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc và được liệt vào danh sách cổ vật không được phép xuất cảnh từ Trung Quốc.