"Phố Ông Đồ" là cách gọi dân dã của đường Văn Miếu (Hà Nội) mỗi dịp Tết đến, Xuân sang. Đây là nơi tụ hội của nhiều nho sĩ, họ tổ chức thành các quầy nhỏ: bán chữ, cho chữ, viết sớ…
Giữa nhịp sống phồn hoa đô hội, "phố Ông Đồ" gợi mở nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Hình ảnh ông đồ, thậm chí cả "cô đồ"… ngồi bên nghiên mực, đưa nét bút rồng bay phượng múa ra chữ “Tâm”, chữ “Tài”, chữ “Phát”,… đã thu hút hàng ngàn người đổ về đây.
Ngoài ý nghĩa là nơi đáp ứng nhu cầu mua tranh, mua chữ dịp Tết Âm lịch, "phố Ông Đồ" còn trở thành điểm hẹn thăm quan, chụp ảnh của các nam thanh nữ tú Hà thành.
Giữa nhịp sống phồn hoa đô hội, "phố Ông Đồ" gợi mở nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Hình ảnh ông đồ, thậm chí cả "cô đồ"… ngồi bên nghiên mực, đưa nét bút rồng bay phượng múa ra chữ “Tâm”, chữ “Tài”, chữ “Phát”,… đã thu hút hàng ngàn người đổ về đây.
Ngoài ý nghĩa là nơi đáp ứng nhu cầu mua tranh, mua chữ dịp Tết Âm lịch, "phố Ông Đồ" còn trở thành điểm hẹn thăm quan, chụp ảnh của các nam thanh nữ tú Hà thành.
Những ngày qua có nắng đẹp đã tạo điều kiện thuận lợi cho những ai nung nấu thực hiện bộ ảnh Xuân lung linh. "Phố Ông Đồ" vì thế cũng tấp nập các nhóm bạn trẻ tới chụp hình.
Tụ họp với nhau tạo dáng chụp hình |
Mượn cả tranh chữ làm “đạo cụ” |
Khơi dậy những nét duyên xưa |
Chụm đầu cùng nhau xem ảnh. |
Nép mình bên những quầy chữ Nho là một trong những tạo hình được các cô gái yêu thích. |
“Phó nháy” nhiệt tình đưa cô gái xem bức hình mới chụp. |
Khách vãn cảnh không ngạc nhiên gì khi bất chợt gặp những cô gái xúng xính áo dài |
Thiếu nữ thu hút ống kính của khách dạo chơi phố Ông Đồ. |
Hai cô gái tự biên tự diễn, không có phó nháy riêng. |
Hoa đào, áo dài, bút nghiên... và câu đối mừng xuân |