Thành phố bỏ hoang trăm tỷ của đại gia Sapa kỳ lạ

Những tòa nhà với những căn phòng rộng đến nỗi đứng ở đầu này không nhìn thấy đầu kia dù mây không đặc lắm.

Thành phố bỏ hoang trăm tỷ của đại gia Sapa kỳ lạ

Thầy thuốc Trần Ngọc Lâm (Lào Cai), người có quen biết với bà Nguyễn Thị Thoa kể thêm: “Hồi tôi mới ở rừng xuống, gặp cô Thoa, cô ấy bảo: “Anh lên rừng sống làm gì cho khổ. Anh cứ ở Sapa với em, em cấp cho một căn biệt thự, mỗi tháng em cho vài chục triệu thoải mái sống.

Em cũng bị ung thư vòng họng đây, nhưng em không chết được đâu. Em toàn uống thuốc của Mỹ. Cứ thi thoảng lại sang Mỹ điều trị, nên còn lâu em mới chết được”.

Tuy nhiên, tôi vào rừng lấy thuốc để giữ mạng sống cho mình, chứ đâu phải vì tiền, nên tôi không đồng ý”.

Chân dung bà Thoa. Ảnh: Internet.
Chân dung bà Thoa. Ảnh: Internet.

Còn nhớ, hồi phóng viên gặp ông Phạm Văn Đăng, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên, khi nhắc đến người phụ nữ tên Nguyễn Thị Thoa, ông Đăng khá bức xúc: “Vườn Quốc gia là của Nhà nước, ấy thế mà chúng tôi xin đất để di thực các nguồn gien quý về để bảo tồn mà mãi không được duyệt.

Đùng một cái, người đàn bà tên Thoa lái máy ủi xúc hết cả đất rừng, bao quanh cả khu đất thuộc Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Chúng tôi không thể hiểu nổi vì sao người đàn bà ấy lại có thể chiếm được lượng đất rừng mênh mông bát ngát như thế. Tôi có thắc mắc, nhưng bà ta xòe sổ đỏ cho xem thì đành phải thua”.

Cách đây 2 năm, trở lại Sapa, nhạc sỹ Lê Trọng Hùng và “người rừng” Trần Ngọc Lâm dẫn tôi đi thăm “thành phố bà Thoa”. Cả sườn núi được coi là có view đẹp nhất Sapa đã mọc lên vô số biệt thự, những tòa nhà kỳ quái, xây dựng bằng đá vĩnh cửu.

Một tòa nhà khổng lồ, kỳ quái do bà Thoa xây dựng.

Một tòa nhà khổng lồ, kỳ quái do bà Thoa xây dựng.

Những tòa biệt thự khổng lồ, cao ngót chục tầng, thò ra thụt vào, chẳng giống nhà Pháp, cũng không ra nhà ta, chẳng giống nhà nông thôn mà cũng không ra nhà thành thị. Nhưng phải công nhận rằng, những tòa biệt thự này cực kỳ lớn, mỗi căn có tới ngót trăm phòng, đủ cho cả ngàn người trú ngụ.

Ở một khu khác cạnh đó, lại là những tòa nhà méo mó, xây lượn theo đường đi. Một đầu rộng mênh mông, nhìn vào trong sâu hun hút, nhưng một đầu lại nông choèn choẹt, hình tam giác, với những cái lỗ hình vuông trên tường chả khác gì lỗ châu mai trong các lô cốt mà Pháp xây dựng.

Khu vực gọi là “thành phố bà Thoa” được người đàn bà này mở một con đường nhựa rộng rãi, đủ hai xe tải tránh nhau đi vào. Tuy nhiên, lần này, tôi đi vòng vèo mà không thấy con đường rộng như đại lộ ấy đâu.

Ông Hùng bảo: “Cô ấy vốn làm một con đường nhựa dẫn vào khu vực, nhưng có người chê đường thấp quá, thế là cô ấy lại phá nhà, lấp đường, ủi núi, tôn cao lên mấy mét nữa. Giờ phải vòng lối khác để vào khu đô thị của cô ấy”.

Hai năm trước, tôi vào “thành phố bà Thoa”, tuy nhiên không gặp người đàn bà này. Thi thoảng người phụ nữ này mới xuất hiện. Mọi việc thi công “thành phố” giao cho các nhóm thợ.

Ông Hùng kể: “Các nhóm thợ này được cô Thoa tuyển từ khắp nơi về, được nuôi ăn, được trả lương theo tháng. Lúc nào sai việc thì làm, không thì cứ nằm dài ăn chơi. Thợ tử tế thì không sao, còn thợ có tính tắt mắt, đem sắt với xi măng đi bán thì cũng chả biết”.

Tôi hỏi một nhóm thợ đang thi công: “Các anh có biết đang xây dựng thứ gì không?”. Một người bảo: “Chúng tôi chỉ là công nhân làm thuê, trả lương thì làm, chứ chẳng biết mình đang xây cái gì”.

Một người thì bảo: “Cứ nhìn hình thái nhà cửa thế này, chắc là xây nhà tù”.

Nghe anh thợ này kể chuyện mới thấy chủ nhân của “thành phố” này vô cùng kỳ quặc. Bà Thoa xây dựng nhà cửa, toàn những tòa nhà rộng hàng ngàn mét vuông, song không hề có bản vẽ, thiết kế gì cả.

Thợ xây dựng nhà theo kiểu chỉ tay, nói mồm. Có lúc, bà Thoa đang ngồi trên đống đá, bà ta cầm hòn đá ném bụp một cái, xa cỡ chục mét, thế là công nhân cứ nhằm chỗ đó đào hố, đan thép, đổ cột bê tông.

Những cái cột bê tông to đến 1 mét vuông, làm trụ đỡ cho tòa nhà to như nhà chung cư ở thành phố lớn được xây dựng theo kiểu kỳ quái như thế.

Dấu tích đập phá tường ngăn rồi làm lại trong một tòa nhà.

Dấu tích đập phá tường ngăn rồi làm lại trong một tòa nhà.

Ông Hùng dẫn tôi đi vào “thành phố bà Thoa” để chiêm ngưỡng những tòa ngang dãy dọc chìm trong mây mờ. Những tòa nhà với những căn phòng rộng đến nỗi đứng ở đầu này không nhìn thấy đầu kia dù mây không đặc lắm. Chúng tôi đi đến mỏi chân mới hết “căn phòng” rộng vài ngàn mét vuông.

Hai năm trước, khi tòa nhà này đang xây dựng, tôi cùng một số người hiểu biết về xây dựng đã ghé qua xem xét. Tòa nhà rộng mênh mông này được chia làm từng căn phòng. Mỗi căn phòng rộng khoảng 5 mét và sâu… 50 mét, xuyên vào lòng núi.

Căn phòng sâu hoắm như thế, nhưng lại không có cửa sổ nào, chỉ có một lối vào nhỏ xíu, rộng cỡ nửa mét. Đầu căn phòng hướng ra thung lũng, cuối căn phòng sát vào vách núi.

Ông Hùng, ông Lâm hỏi về những tòa nhà kỳ quái này, song bà Thoa chỉ cười, lúc bảo xây cho đẹp Sapa, lúc bảo xây cho người nghèo ở.

Ngay cả đám thợ cũng không biết người phụ nữ này xây nhà kiểu kỳ quái ấy để làm gì. Một số thợ thấy xây nhà không cửa sổ, chia thành các phòng sâu hun hút như vậy thì đoán mò là xây… nhà tù.

Lần này, tôi trở lại đại công trường “thành phố bà Thoa”, không thấy những tòa ngang dãy dọc với những căn phòng sâu hun hút đâu nữa, mà chỉ thấy những căn phòng rộng ngút tầm mắt như thể chung cư khổng lồ chưa được chia phòng.

Ông Hùng bảo: “Mới năm ngoái, cô ấy lại sai thợ phá tanh bành mấy tòa nhà này để làm lại đấy. Có đợt, cô ấy cho phá hết tường gạch để xây bằng đá xẻ. Thế nhưng, xây đá xong cô ấy lại bắt thợ phá hết để xây gạch trát vữa. Cô ấy cứ xây xong, thấy ngứa mắt, không thích lại bắt thợ phá ra xây lại. Có lẽ, cô Thoa phải đổ cả trăm tỷ cho việc cứ xây lại đập ở cái khu này rồi”.

Mới đây, bà Nguyễn Thị Thoa đã bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo tố cáo của các nạn nhân, bà Thoa đã quỵt nợ của một số người. Bà Thoa đã dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, trong đó có việc các nạn nhân nhờ mua bán đất tại Sapa. Sau khi mua bán xong bà Thoa mượn lại sổ đỏ rồi thế chấp với ngân hàng vay tiền, hoặc chuyển nhượng mảnh đất đó cho người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhân mảnh đất đó. Bằng cách thức ấy, bà Thoa huy động rất nhiều tiền, có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng, để xây dựng những công trình kỳ quái ở Sapa.

Những “chiến tích” đáng nể của đại gia Hải Phòng (2)

(Kiến Thức) - Nổi tiếng bởi độ chịu chơi, giàu có, đại gia Hải Phòng còn được biết đến bởi những "chiến tích" gây sốc dư luận.

Những “chiến tích” đáng nể của đại gia Hải Phòng (2)
"Hải đồ cổ" là cái tên quen thuộc đối với người dân Hải Phòng. Người ta nói nhiều về ông với những mỹ từ như "vua đồ cổ", "đại tỷ phú", "đại gia đất Cảng"...
"Hải đồ cổ" là cái tên quen thuộc đối với người dân Hải Phòng. Người ta nói nhiều về ông với những mỹ từ như "vua đồ cổ", "đại tỷ phú", "đại gia đất Cảng"... 
Nhiều người nghĩ rằng "Hải đồ cổ" sống trong nhung lụa, biệt thự xa hoa, với thói ăn chơi "khác người", nhưng ít ai biết "ông trùm" của hàng vạn đồ gốm, sứ dát vàng cao cấp kia vẫn dùng điện thoại Nokia chưa đầy 2 triệu đồng, ở căn nhà 3 tầng tường vôi loang lổ.
Nhiều người nghĩ rằng "Hải đồ cổ" sống trong nhung lụa, biệt thự xa hoa, với thói ăn chơi "khác người", nhưng ít ai biết "ông trùm" của hàng vạn đồ gốm, sứ dát vàng cao cấp kia vẫn dùng điện thoại Nokia chưa đầy 2 triệu đồng, ở căn nhà 3 tầng tường vôi loang lổ.  
Tên thật của "Hải đồ cổ" là Bùi Xuân Hải. Ngoại trừ cặp kính gọng vàng thì trên người ông toàn đồ màu trắng. Đời ông đã có 4 lần vào tù ra tội. Tất cả đều là án kinh tế. Ngồi "bóc lịch" chẳng phải vì ông đi lừa đảo thiên hạ mà lần thì vỡ nợ do cơ chế tài chính bất cập, lần thì những tham vọng trong chiến lược làm ăn... vượt quá xa "khuôn" luật của xã hội đương thời.
Tên thật của "Hải đồ cổ" là Bùi Xuân Hải. Ngoại trừ cặp kính gọng vàng thì trên người ông toàn đồ màu trắng. Đời ông đã có 4 lần vào tù ra tội. Tất cả đều là án kinh tế. Ngồi "bóc lịch" chẳng phải vì ông đi lừa đảo thiên hạ mà lần thì vỡ nợ do cơ chế tài chính bất cập, lần thì những tham vọng trong chiến lược làm ăn... vượt quá xa "khuôn" luật của xã hội đương thời. 
Không những được lưu truyền như giai thoại về độ giàu có thủa xưa, "Hải đồ cổ" còn nổi danh với những ý tưởng táo bạo, khác người. Từ việc xây dựng khu "Tiểu Đồ Sơn" lừng lẫy một thời, đến việc viết "huyết tâm thư" gửi Chủ tịch nước để biến Việt Nam thành cường quốc trong vòng 30 năm nữa. Cuối năm 2011, "Hải đồ cổ" còn khiến dư luận choáng váng với việc trình làng bộ gốm sứ dát vàng vô cùng đẹp mắt.
 Không những được lưu truyền như giai thoại về độ giàu có thủa xưa, "Hải đồ cổ" còn nổi danh với những ý tưởng táo bạo, khác người. Từ việc xây dựng khu "Tiểu Đồ Sơn" lừng lẫy một thời, đến việc viết "huyết tâm thư" gửi Chủ tịch nước để biến Việt Nam thành cường quốc trong vòng 30 năm nữa. Cuối năm 2011, "Hải đồ cổ" còn khiến dư luận choáng váng với việc trình làng bộ gốm sứ dát vàng vô cùng đẹp mắt.
Đã từng có trong tay 3 tấn vàng nhưng vì làm ăn thất bại cộng với nhiều lần "bóc lịch" trong tù mà "Hải đồ cổ" bây giờ chỉ có tài sản "khiêm tốn". Giờ đây, gia sản của ông chỉ còn là khu đất hoang rộng chừng một hecta mà ông đấu tranh mãi mới giữ lại được. Cùng với đó là xưởng sản xuất gốm sứ cao cấp.
 Đã từng có trong tay 3 tấn vàng nhưng vì làm ăn thất bại cộng với nhiều lần "bóc lịch" trong tù mà "Hải đồ cổ" bây giờ chỉ có tài sản "khiêm tốn". Giờ đây, gia sản của ông chỉ còn là khu đất hoang rộng chừng một hecta mà ông đấu tranh mãi mới giữ lại được. Cùng với đó là xưởng sản xuất gốm sứ cao cấp. 
Quy trình làm gốm của "Hải đồ cổ" khá đơn giản. Đất được mua ở Hải Dương, Bát Tràng và nhập từ nước ngoài. Sau khi phân loại đất, thợ sẽ tạo hình ấm chén, bát đĩa rồi chạm trổ, đưa vào sơ nung và tráng men. Nếu làm ra hàng trắng, hàng bạch định thì vẽ toàn vàng, còn không thì vẽ sứ hoàn kim, vẽ xanh trắng rồi nung ở 1.300 độ để gốm tự động lên màu.
Quy trình làm gốm của "Hải đồ cổ" khá đơn giản. Đất được mua ở Hải Dương, Bát Tràng và nhập từ nước ngoài. Sau khi phân loại đất, thợ sẽ tạo hình ấm chén, bát đĩa rồi chạm trổ, đưa vào sơ nung và tráng men. Nếu làm ra hàng trắng, hàng bạch định thì vẽ toàn vàng, còn không thì vẽ sứ hoàn kim, vẽ xanh trắng rồi nung ở 1.300 độ để gốm tự động lên màu.  
Còn với gốm dát vàng, sau khi tạo hình bát đĩa, nhúng men thì vẽ vàng và nung 800 độ. Ông Hải cho hay, thông thường gốm vẽ vàng có tuổi thọ 8 năm mới bị nhạt màu.
Còn với gốm dát vàng, sau khi tạo hình bát đĩa, nhúng men thì vẽ vàng và nung 800 độ. Ông Hải cho hay, thông thường gốm vẽ vàng có tuổi thọ 8 năm mới bị nhạt màu. 
Ông Hải cho biết: "Kỹ thuật dát vàng này tôi đã nghiên cứu hơn 20 năm, đảm bảo độ sáng bóng và không bị bào mòn theo thời gian. Với kỹ thuật này, tôi kỳ vọng sẽ sử dụng để "dát vàng" nhiều công trình lớn ở Việt Nam sau này, đảm bảo sẽ không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới, thậm chí còn bền đẹp và ít tốn kém hơn nhiều".
Ông Hải cho biết: "Kỹ thuật dát vàng này tôi đã nghiên cứu hơn 20 năm, đảm bảo độ sáng bóng và không bị bào mòn theo thời gian. Với kỹ thuật này, tôi kỳ vọng sẽ sử dụng để "dát vàng" nhiều công trình lớn ở Việt Nam sau này, đảm bảo sẽ không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới, thậm chí còn bền đẹp và ít tốn kém hơn nhiều". 
Tượng phật bà là tác phẩm "Hải đồ cổ" yêu thích nhất
Tượng phật bà là tác phẩm "Hải đồ cổ" yêu thích nhất 
Ở đất Thủy Nguyên, Hải Phòng, người ta cũng biết đến cái tên Vũ Văn Miện, đại gia hiện đang sở hữu cây cảnh gần giống "siêu cây triệu đô" - Mâm xôi con gà.
 Ở đất Thủy Nguyên, Hải Phòng, người ta cũng biết đến cái tên Vũ Văn Miện, đại gia hiện đang sở hữu cây cảnh gần giống "siêu cây triệu đô" - Mâm xôi con gà. 
Vũ Văn Miện là đại gia kinh doanh than đất Thủy Nguyên, mới "vào ngạch cây" từ năm 2010 nhưng là người "mạnh tay" dám chi tiền với những cây cảnh già, đẹp mà ông được người ta mách bảo.
Vũ Văn Miện là đại gia kinh doanh than đất Thủy Nguyên, mới "vào ngạch cây" từ năm 2010 nhưng là người "mạnh tay" dám chi tiền với những cây cảnh già, đẹp mà ông được người ta mách bảo. 
Trong những năm qua, số tiền mà đại gia này đầu tư vào cây cảnh cũng lên tới gần 20 tỷ đồng để đổi lấy chừng 6 - 7 chục tác phẩm cây cảnh. Cây cảnh "nặng ký" nhất trong vườn cây tiền tỷ của ông Miện hiện đang có giá 3 - 4 tỷ đồng; cây thấp nhất giá cũng vài trăm triệu.
 Trong những năm qua, số tiền mà đại gia này đầu tư vào cây cảnh cũng lên tới gần 20 tỷ đồng để đổi lấy chừng 6 - 7 chục tác phẩm cây cảnh. Cây cảnh "nặng ký" nhất trong vườn cây tiền tỷ của ông Miện hiện đang có giá 3 - 4 tỷ đồng; cây thấp nhất giá cũng vài trăm triệu.

Chiêu, trò đánh đu showbiz của Liễu đại gia phố núi

(Kiến Thức) - Con đường vào showbiz của nữ đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu được trải bằng tiền tỷ.

Chiêu, trò đánh đu showbiz của Liễu đại gia phố núi
Ngay sau đám cưới tiền tỷ, xa hoa và có sự tham dự của nhiều ngôi sao đình đám của showbiz, tên tuổi của nữ đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu nhanh chóng gây được sự chú ý. Hồ sơ của nữ đại gia này nhanh chóng được lật mở và gây choáng bởi quyền lực và độ giàu có phủ khắp khu vực Đông Nam Á.
 Ngay sau đám cưới tiền tỷ, xa hoa và có sự tham dự của nhiều ngôi sao đình đám của showbiz, tên tuổi của nữ đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu nhanh chóng gây được sự chú ý. Hồ sơ của nữ đại gia này nhanh chóng được lật mở và gây choáng bởi quyền lực và độ giàu có phủ khắp khu vực Đông Nam Á.

"Bóc mẽ" chiêu siêu giảm giá cuối năm

(Kiến Thức) - Nhiều người thấy rẻ đã mua vài sản phẩm còn cửa hàng thì thầm cười vì giảm giá thế nào cũng vẫn có lãi.

"Bóc mẽ" chiêu siêu giảm giá cuối năm

Cuối năm là thời điểm các cửa hàng, trung tâm mua sắm "tích cực" giảm giá nhằm kích cầu và giải quyết lượng hàng tồn kho. Nhiều chiêu trò "câu khách" được đưa ra như: giảm giá từ 20 - 80%, có cửa hàng giảm tới 90%, bán giá gốc, thanh lý toàn bộ cửa hàng, mua một tặng một, mua một tặng hai... Nhiều cửa hàng còn treo biển "giảm giá thật" hoặc "bán lỗ vốn" để đánh vào lòng tin của khách hàng.

Tin mới