Thật giả khóa dạy bán hàng, chốt nghìn đơn trên TikTok Shop

Mất tiền triệu cho khóa học "từ A đến Z", đảm bảo người bán chốt được nghìn đơn nhưng Mỹ Quyên chỉ nhận được những bài dạy sơ sài, không khác gì tài liệu miễn phí trên mạng.

Thật giả khóa dạy bán hàng, chốt nghìn đơn trên TikTok Shop

That gia khoa day ban hang, chot nghin don tren TikTok Shop

Các khóa học dạy bán hàng trên TikTok Shop xuất hiện ngày càng nhiều.

Đầu tháng 9, Mỹ Quyên, người bán mỹ phẩm online ở TP.HCM, đóng 1 triệu đồng để tham gia khóa dạy bán hàng trên TikTok Shop. Cô tình cờ biết đến các khóa học này khi lướt một số hội nhóm và thấy nhiều thành viên chia sẻ việc học hiệu quả, chụp ảnh khoe bán được hàng trăm, hàng nghìn đơn.

Sau khi nhắn tin với nhiều người tự nhận là “thầy giáo”, “chuyên gia” trong mảng kinh doanh online, đặc biệt là trên kênh TikTok Shop, Quyên đã chọn khóa online, một kèm một với mức giá 2 triệu đồng cho 10 buổi học.

Người dạy quảng cáo đây là khóa học “từ A đến Z”, hướng dẫn chi tiết từ cách đăng ký TikTok Shop, liên kết TikTok, đăng sản phẩm đến việc chạy quảng cáo, mở giới hạn, tạo landing page và livestream chốt nghìn đơn mỗi ngày.

“Hai bên thống nhất đóng trước 50% học phí, nếu sau một tháng không có hiệu quả sẽ được hoàn lại toàn bộ số tiền. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần theo học, tôi đã cảm thấy rất nghi ngờ về chất lượng giáo trình cũng như thái độ thiếu chuyên nghiệp của người dạy”, Quyên nói với Zing.

Chủ shop mỹ phẩm cho biết theo kế hoạch ban đầu, mỗi tuần sẽ có 2-3 buổi học. Tuy nhiên, người dạy liên tục hoãn lịch sát giờ. Ngoài ra, một số bài học không khác gì tài liệu miễn phí, có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet.

Cảm thấy không hài lòng với những gì nhận được, Quyên đề nghị được hoàn tiền sau hai tuần theo học. Tuy nhiên, phía người dạy không chấp nhận và yêu cầu cô trả nốt 50% học phí còn lại.

“Lúc đó, tôi biết đã bị lừa. Nghĩ lại thấy mình quá ngây thơ khi tin vào những bài review, quảng cáo trên mạng”, Quyên chia sẻ.

Tràn lan các khóa dạy bán hàng

Giữa tháng 4, TikTok ra mắt tính năng TikTok Shop, cho phép người dùng mua hàng thông qua các gian hàng của người bán trực tiếp trên ứng dụng. Để đăng ký, doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh, địa chỉ kho hàng, thẻ ngân hàng, số điện thoại di động. Riêng cá nhân cần chuẩn bị CCCD thay cho giấy phép kinh doanh.

Tuy nhiên, với nhiều người kinh doanh, cách thức vận hành và quản lý doanh thu của nền tảng chưa thực sự rõ ràng. Đánh vào tâm lý, nhu cầu muốn tìm hiểu kênh bán hàng mới, các khóa học về TikTok Shop nở rộ trong thời gian gần đây.

That gia khoa day ban hang, chot nghin don tren TikTok Shop-Hinh-2

Nhiều người chia sẻ doanh thu kèm lời giới thiệu các khóa học bán hàng.

Nếu tìm kiếm cụm từ “Hướng dẫn bán hàng trên TikTok Shop”, Google trả về gần 2 triệu kết quả trong vòng 0,59 giây, hầu hết đều là quảng cáo về các khóa học bán hàng, livestream trên nền tảng. Tương tự, YouTube cũng có hàng nghìn clip hướng dẫn “từ A đến Z”.

Trên Facebook, hàng trăm hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm chốt nghìn đơn hàng. Phần lớn trong số này được thành lập, điều hành bởi những người tự nhận mình là “thầy giáo”, “chuyên gia” trong lĩnh vực bán hàng, chạy quảng cáo, chốt đơn trên các nền tảng thương mại điện tử.

Những bài đăng phổ biến nhất trong các nhóm là khoe doanh thu, doanh số khủng kèm lời giới thiệu về độ uy tín, hiệu quả của một khóa học nào đó.

Từ kinh nghiệm bản thân, Mỹ Quyên cho rằng hầu hết bài đăng này đều không đáng tin cậy. “Nhiều lúc đó chỉ là ‘chiêu trò’ của những người quảng cáo khóa học. Họ thậm chí tự đóng vai chủ shop quần áo, mỹ phẩm rồi đăng bài hỏi nơi nào dạy người mới bắt đầu, sau đó dùng một nick khác tự trả lời, quảng cáo khóa học của mình”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Zing, những khóa học này có nhiều mức giá khác nhau từ 500.000 đồng cho đến 5-6 triệu đồng. Một số nơi giới thiệu “hoàn toàn miễn phí”, nhưng sau đó thường yêu cầu người học đóng tiền từ vài trăm cho đến 1 triệu đồng để mua các loại tài liệu hoặc được nghe giảng từ các "chuyên gia uy tín".

Hầu hết khóa học này đều online để đáp ứng nhu cầu học mọi lúc mọi nơi của học viên, đa số là những người làm hai công việc cùng lúc.

Nhiều nơi hứa hẹn trả lại tiền nếu người học cảm thấy không hiệu quả hay không bán được hàng trên nền tảng. Tuy vậy, vì chỉ là cam kết bằng miệng, học viên hiếm khi đòi lại được khoản tiền đã đóng.

That gia khoa day ban hang, chot nghin don tren TikTok Shop-Hinh-3

Một số người mất tiền vì các khóa dạy bán hàng kém chất lượng.

Chiêu lừa mua “giáo trình tổng hợp”

Đỗ Quỳnh Châu, chủ shop quần áo online, bắt đầu nghĩ đến chuyện bán hàng trên TikTok Shop hồi giữa tháng 8, sau khi nghe nhiều người quảng cáo có thể chốt cả trăm đơn hàng mỗi ngày.

Lúc đầu, cô thử tìm tòi thông qua các clip hướng dẫn trên mạng, nhưng nhanh chóng bỏ cuộc vì cảm giác như bị lạc vào ma trận đầy hỗn loạn. “Đây là kênh bán hàng còn khá mới nên tôi nghĩ tốt nhất mình nên tìm đến những khóa học bài bản hơn”.

Thông qua các bài review trên mạng xã hội, Châu đăng ký học một lớp online được giới thiệu dành cho người mới bắt đầu. Toàn bộ khóa học gồm 8 buổi có giá 1,5 triệu đồng, được quảng cáo do các “chuyên gia marketing và bán hàng online hàng đầu” trực tiếp đứng lớp.

Tuy nhiên, sau khi đóng 500.000 đồng, Châu chỉ nhận được một bộ tài liệu khá sơ sài, cung cấp vài thông tin cơ bản như cách mở gian hàng, đăng sản phẩm, quy trình bán hàng trên TikTok Shop. Người mở khóa học yêu cầu cô phải đóng toàn bộ số tiền 1,5 triệu đồng nếu muốn học trực tiếp với “chuyên gia”.

That gia khoa day ban hang, chot nghin don tren TikTok Shop-Hinh-4

Quảng cáo tài liệu hướng dẫn bán hàng trên TikTok Shop đầy rẫy trên các hội nhóm.

“Trong khi trước đó, họ nói rằng chỉ cần đóng trước 500.000 đồng. Sau khi hoàn thành khóa học và học viên bán được 100 đơn hàng đầu tiên trên nền tảng mới thu số tiền còn lại. Nhận thấy dấu hiệu lừa đảo nên tôi quyết định bỏ luôn, chấp nhận mất 500.000 đồng”, Châu cho hay.

Bên cạnh những trò lừa đảo về khóa học, một số người còn bị mắc bẫy bởi chiêu dụ mua tài liệu tổng hợp giáo trình của các chuyên gia.

Sau khi đăng bài hỏi về các khóa học bán hàng trên TikTok Shop, Trương Nhi, người bán mỹ phẩm online, nhận được nhiều bình luận, inbox giới thiệu về “bộ giáo trình tổng hợp” từ chương trình dạy của các “chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu, marketing, kinh doanh online”.

“Vì các khóa học hầu hết đều tốn tiền triệu và sợ mình không có thời gian theo được cả tháng nên tôi quyết định mua thử một bộ tài liệu với giá 250.000 đồng. Tuy nhiên sau khi tôi chuyển tiền, người bán cứ khất lần không chịu gửi. Cuối cùng, tôi phải dọa sẽ đăng bài bóc phốt lên các hội nhóm thì người này mới chịu gửi lại tài liệu”, Trương Nhi kể.

Khi được hỏi về chất lượng của “bộ giáo trình tổng hợp”, Nhi phàn nàn rằng nó không hề đáng tiền. “Không khác gì những thứ tôi có thể tìm miễn phí trên mạng, một số clip hướng dẫn thậm chí còn trực quan hơn”, cô cho biết.

TikToker thổi giá tô bánh canh, chủ quán bật khóc

Tô bánh canh có cua giá dao động từ 30.000-300.000 đồng, nhưng TikToker thổi lên 700.000 đồng. Chạy theo lợi nhuận quảng cáo, TikToker bốc phét để lôi kéo người xem; còn hậu quả thì nhà hàng, quán ăn gánh chịu.

TikToker thổi giá tô bánh canh, chủ quán bật khóc

“Tô bánh canh cua trị giá 700.000 đồng chỉ vỏn vẹn 3 càng cua có phải là tô bánh canh mắc nhất Sài Gòn?” - đây là thông tin mở đầu video của một TikToker khi review (đánh giá, nhận xét) đồ ăn tại quán bánh canh ở quận 6, TP.HCM cách đây ít lâu.

Theo TikToker này, cô được chủ quán chào hàng nên đã gọi tô bánh canh với giá 700.000 đồng có càng cua kích thước lớn để ăn thử. Về nhận xét, càng cua tuy ngon, chắc thịt nhưng giá mắc, ăn cho biết chứ xót tiền.

Những tưởng thông tin khi đăng tải lên mạng xã hội là bình thường nhưng lại ảnh hưởng lớn tới quán bánh canh nói trên. Bà Nguyễn Thị Loan, chủ quán, cho hay, bà bán hàng gần 30 năm nay với các nguyên liệu tự tay lựa chọn. Một ngày làm việc từ 6h sáng hôm trước đến 2h sáng hôm sau mới được nghỉ.

TikToker thoi gia to banh canh, chu quan bat khoc

Bà Loan bị ảnh hưởng tâm lý sau khi TikToker đến ăn và đăng tải review lên mạng xã hội (ảnh: Trần Chung)

Bà khẳng định, những gì Tiktoker review không đúng sự thật. Hôm đó, duy nhất ngoài chợ có 3 càng cua cỡ lớn tới 350gr, đem ra chào hàng khách còn lại ngày thường không có loại càng đó để bán. Bình thường, mức giá các tô bánh canh tại quán dao động từ 30.000-300.000 đồng/tô tùy yêu cầu của thực khách. Thế nhưng, sau khi thông tin về quán ăn vỉa hè bán với giá 700.000 đồng/tô bánh canh thì bà Loan ra đường không dám gặp ai bởi nhiều người nói quán bán giá trên trời. Trong khi thực tế, thuận mua vừa bán, quán vẫn có bán với giá 30.000 đồng/tô.

Bà Loan cho rằng, đa số TikToker đang chạy theo lợi nhuận quảng cáo, bốc phét để lôi kéo người xem. “Tôi học không hết tiểu học, chẳng cần bằng cấp gì nhưng hiểu cả. Nếu cô gái đó quay lại tôi sẽ tống cổ và không phục vụ. Trước đây sống nhẹ nhàng, thoải mái thì giờ mệt mỏi, bị ghét vì bán giá cao”, bà vừa nói vừa khóc.

Luật sư Bùi Trọng Hiển - Đoàn Luật sư TP.HCM - nhận định, việc các TikToker hay Youtuber quay và đăng tải các thông tin về món ăn, nhà hàng, cách phục vụ không sai về mặt pháp lý. Mọi cá nhân đều có quyền góp ý đối với chủ nhà hàng để nâng cao chất lượng món ăn, phong cách phục vụ. Dẫu vậy, nếu lạm dụng và lợi dụng quyền tự do mà cố tình review, đăng những video lên mạng xã hội với mục đích cố tình giảm uy tín và doanh thu của nhà hàng thì đó là hành vi trái pháp luật.

Trong trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, cố tình làm ảnh hưởng đến uy tín nhà hàng, nhẹ thì xử phạt hành chính, nặng thì truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Mức phạt từ 10-20 triệu đồng khi cung cấp thông tin giả mạo, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm cá nhân. Trong trường hợp, sự việc có dấu hiệu hình sự, mang tính chất, mức độ nghiêm trọng sẽ cấu thành tội phạm hình sự.

Theo vị luật sự này, với sự bùng nổ của các mạng xã hội, không tránh khỏi việc cố tình đưa ra thông tin sai, muốn nổi tiếng bất chấp thiệt hại của nhà hàng. Hoặc TikToker làm theo đơn đặt hàng của đối thủ trong kinh doanh với nhà hàng đó, mục đích dìm uy tín và cạnh tranh không lành mạnh.

TikToker thoi gia to banh canh, chu quan bat khoc-Hinh-2

Đánh giá của TikToker hay Youtuber là kênh tham chiếu được nhiều người quan tâm hiện nay (ảnh: Trần Chung)

Trong khi đó, luật sư Bùi Khắc Toản - Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, nếu thực sự dịch vụ, sản phẩm mà nhà hàng, quán ăn đưa ra phù hợp và đúng tiêu chuẩn, chất lượng công bố thì không có gì phải sợ điều tiếng dư luận. Chính người tiêu dùng sẽ đánh giá sản phẩm đó chính xác nhất. Còn nếu TikToker đưa thông tin sai sự thật thì hoàn toàn có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền điều tra, làm rõ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chung quan điểm, bà Huyền - chủ một quán bún nước nổi tiếng tại quận Phú Nhuận - cho rằng, món ăn ngon hay dở tùy cảm nhận của mỗi người. Người thấy hợp khẩu vị sẽ quay lại ăn, người chê, ăn không hợp là chuyện bình thường. Chủ quán không cần quá quan tâm khi có review tiêu cực xuất hiện trên một số trang mạng xã hội.

Về phía thực khách, Đăng Phùng (quận Bình Thạnh) nhìn nhận, các TikToker khi review nên nói thực tế, ăn sao thì nói vậy chứ không nói quá, nhằm mục đích lôi kéo người xem nội dung. Cá nhân Phùng không nghe theo TikToker khi chọn quán ăn.

Còn Thái Bảo (quận 3) khi muốn tìm một địa điểm ăn sẽ xem trước các thông tin review trên các trạng mạng xã hội, từ đó có được hình dung về đồ ăn, không gian quán và phương thức di chuyển. Thái Bảo dựa trên nhiều thông tin có được để so sánh, chọn quán chứ không quá quan trọng review trước đó ra sao. “Mình không muốn bị ảnh hưởng bởi đánh giá từ TikToker bởi mỗi người đều có quan điểm và cảm nhận khác nhau”, Bảo nói.

TikToker thoi gia to banh canh, chu quan bat khoc-Hinh-3

TikToker và quán ăn, từ đối tác tới đối đầuTừng là quan hệ đôi bên cùng có lợi, nhiều blogger ẩm thực và quán ăn giờ đây đối đầu nhau. Nhiều nhà hàng thậm chí cấm cửa TikToker vì clip review tiêu cực trên mạng xã hội.

Bản tin Facebook 16/9: Xuất hiện thêm đám cưới cô dâu “siêu lừa“

Bản tin Facebook ngày 16/9 có những tin hot như: Xuất hiện thêm đám cưới khác của cô dâu "siêu lừa", Cô gái làm clip cảm ơn anh xe ôm và cái kết "đắng", một nam TikToker àm ra các mẫu PowerPoint miễn phí cho mọi người,...

Bản tin Facebook 16/9: Xuất hiện thêm đám cưới cô dâu “siêu lừa“
Ban tin Facebook 16/9: Xuat hien them dam cuoi co dau “sieu lua“
 Trên mạng xã hội những ngày vừa qua liên tục xôn xao về phi vụ cô dâu “siêu lừa” xuyên thế kỷ của cô gái 27 tuổi tên V.A với profile hoành tráng khiến nhiều nạn nhân sập bẫy. 

Lan Ngọc gây choáng với cân nặng, hình ảnh gầy trơ xương

Diễn viên Lan Ngọc hiện đang có cân nặng đáng báo động. Nó cho thấy cô có vấn đề về tình trạng sức khỏe.

Lan Ngọc gây choáng với cân nặng, hình ảnh gầy trơ xương

Ít giờ trước, trên kênh TikTok cá nhân, Ninh Dương Lan Ngọc đã đăng tải đoạn clip ngắn khoe nhan sắc xinh đẹp, kèm theo chia sẻ: "Xin chào mọi người, sau một hành trình Ngọc đi tập cũng kha khá ngày, Ngọc đã sẵn sàng bước lên chiếc cân vì Ngọc cảm thấy cơ thể của mình bắt đầu ok rồi".

Ngay sau đó, quản lí của nữ diễn viên đã tiết lộ cân nặng không thể tin nổi của cô ở thì hiện tại: 48kg. Đây là một con số đáng báo động vì không đảm bảo đủ sức khỏe trong khi lịch trình làm việc của nữ chính Gái già lắm chiêu đang dày đặc.

Tin mới