Thâu tóm “đất vàng” Lê Duẩn: 2 bóng hồng khiến quan TP HCM “ngã ngựa“?

(Kiến Thức) - Trong phi vụ thâu tóm “đất vàng” Lê Duẩn (TP HCM), Bộ Công an mới khởi tố, bắt tạm giam thêm hai bóng hồng là bà Nguyễn Thị Thu Thủy và bà Lê Thị Thanh Thúy. Dư luận khá tò mò về việc hai bóng hồng đã khiến quan TP HCM “ngã ngựa” đau đớn như thế nào?.

Thâu tóm “đất vàng” Lê Duẩn: 2 bóng hồng khiến quan TP HCM “ngã ngựa“?
Hai bóng hồng rơi vòng lao lý
Như Kiến Thức đưa đưa tin, ngày 9/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1958), nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP HCM và Lê Thị Thanh Thúy (SN 1979), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm và Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue.
Cả hai bị can đều bị khởi tố, bắt tạm giam để để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Đây là diễn biến mới của quá trình điều tra mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại TP HCM; liên quan đến dự án tại khu đất số 8 -12 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM.
Thau tom “dat vang” Le Duan: 2 bong hong khien quan TP HCM “nga ngua“?
Bà Lê Thị Thanh Thúy và bà Nguyễn Thị Thu Thủy.
Trước đó, Bộ Công an đã bắt Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM), và hàng loạt lãnh đạo sở ngành, cá nhân khác liên quan đến hành vi giao đất không đấu giá, giao dự án cho doanh nghiệp không đủ năng lực, chấp thuận cho doanh nghiệp tham gia hợp tác sai quy định đối với khu đất 8 -12 Lê Duẩn.
Bóng hồng khiến quan TP HCM “ngã ngựa” được “ưu ái” như nào?
Trong số hai bóng hồng bị bắt nói trên, thì dư luận khá chú ý tới các thông tin liên quan đến bà Lê Thị Thanh Thúy (SN 1979), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm và Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue. Cùng với đó là câu hỏi mà dư luận tò mò muốn biết: Bóng hồng Thanh Thúy đã khiến quan TP HCM “ngã ngựa” được “ưu ái” như nào?
Theo tìm hiểu của PV, tháng 4/2010, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm được thành lập nhưng chỉ có 3 nhân sự, với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Công ty này do bà Thúy làm chủ sở hữu. Nhiều lần Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh. Từ đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đại lý và điều hành tour du lịch… đến kinh doanh bất động sản.
Thau tom “dat vang” Le Duan: 2 bong hong khien quan TP HCM “nga ngua“?-Hinh-2
 Khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TPHCM). (Nguồn ảnh: Tiền Phong).
Chỉ 5 tháng sau khi thành lập Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm, bà Thúy tiếp tục có mặt trong Công ty Lavenue với tư cách cổ đông sáng lập và sau đó là Chủ tịch HĐQT. Đáng nói chức vụ cao nhất và là đại diện pháp luật trong Công ty Lavenue lại không do người của Kinh Đô nắm, mà rơi hết vào tay của bà Lê Thị Thanh Thúy.
Thông tin trên báo Tiền Phong cho biết, bà Lê Thị Thanh Thúy xuất phát từ kinh doanh lĩnh vực quán bar, nhà hàng cao cấp ở trung tâm TPHCM. Đối với lĩnh vực bất động sản, từ ngày thành lập công ty đến khi tham gia vào dự án Lavenue, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm chưa thực hiện bất kỳ dự án nào… Và phi vụ “thâu tóm” đất vàng Lê Duẩn có thể nói lần dấn thân đầu tiên của bà Thúy vào lĩnh vực này.
Cụ thể, khu “đất vàng” Lê Duẩn có diện tích gần 5.000m2 thuộc sở hữu Nhà nước, trước đây do 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương thuê sử dụng làm trụ sở. Năm 2007, UBND TP HCM chủ trương thu hồi để đấu thầu chọn nhà đầu tư uy tín, kinh nghiệm xây dựng khách sạn 5 sao trên khu đất.
Tuy nhiên, giữa tháng 1/2011, bà Thúy ký văn bản đại diện Công ty Lavenue gửi UBND TP HCM đề nghị xin được giao đất vàng số 8 - 12 Lê Duẩn để thực hiện dự án Lavenue Crown (khách sạn 5 sao, khu căn hộ cao cấp).
Tháng 6/2011, ông Nguyễn Thành Tài, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP HCM đã ký quyết định giao khu đất vàng này cho Công ty Lavenue. Căn cứ vào tham mưu của Sở Tài chính, ông Tài duyệt giao quyền sử dụng đất và giá trị công trình trên đất tại số 8 Lê Duẩn (diện tích 3.433m2), theo giá thị trường hơn 621 tỷ đồng; duyệt đơn giá thuê đất tại số 12 Lê Duẩn (diện tích 1.463 m2) diện Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, giá 3,5 triệu đồng/m2/năm.
Đến tháng 9/2011, Công ty Lavenue chuyển hơn 621 tỷ đồng vào ngân sách TP HCM và chỉ 2 tháng sau, Sở TN&MT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Lavenue.
Việc bà Thúy dễ dàng tham gia phi vụ “xẻ thịt” đất vàng Lê Duẩn khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng tò mò việc ông Nguyễn Thành Tài ưu ái thế nào cho bóng hồng này?. Bởi chỉ sau 4 tháng Công ty Hoa Tháng Năm thành lập (tháng 4/2010), Công ty này có văn bản gửi Công ty Quản lý nhà xin tham gia vào dự án đất vàng, và vài ngày, ông Nguyễn Thành Tài đã chấp thuận, bỏ qua các bước cần thiết về chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản.

Chân dung đại gia Kinh Đô mua 5.000m2 đất vàng Lê Duẩn giá bèo

(Kiến Thức) - Doanh nghiệp mua 5.000 m2 đất vàng của siêu dự án Lavenue Crown (đường Lê Duẩn, quận 1, TP HCM) là Công ty TNHH Đầu tư Kido (trước đó quen thuộc với tên gọi Kinh Đô) của đại gia Trần Kim Thành.

Chân dung đại gia Kinh Đô mua 5.000m2 đất vàng Lê Duẩn giá bèo
Dư luận đang xôn xao về việc Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi lại toàn bộ khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TP. HCM) để thực hiện việc đấu giá và tăng thu cho ngân sách trên 2.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân là việc cho thuê đất vàng 8-12 Lê Duẩn vi phạm các quy định của Nhà nước như cho thuê/giao đất không qua đấu giá là trái quy định, áp mức giá rẻ hơn thị trường và không thông qua thường trực HĐND, UBND thành phố.

Khu đất số 8-­12 Lê Duẩn có diện tích 4.896 m2, thuộc sở hữu Nhà nước có giá giao và cho thuê hơn 700 tỷ đồng. Mức giá này được cho là quá rẻ so với mức giá thị trường đối với một khu đất vàng có tới 3 mặt tiền. Ban đầu, khu đất này do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc, là Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO).

Đến năm 2010, cả 4 công ty trên (sau này là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư KIDO).
Cái tên KIDO được nhắc đến trong vụ việc này với vai trò là cổ đông chiếm tới 50% cổ phần của dự án sau khi được chuyển nhượng đã khiến dư luận tò mò về "hồ sơ" của đại gia này.
Thông tin trên Dân Việt cho hay, Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành (sinh năm 1960 tại TP. HCM ) là người đại diện pháp luật và là tổng giám đốc.
Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện. Ảnh chụp màn hình: toprich.bizlive.vn.
Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện. Ảnh chụp màn hình: toprich.bizlive.vn. 

Khởi nghiệp doanh nhân Trần Kim Thành tái khởi nghiệp từ bánh kẹo sang dầu ăn. Nguồn: HTV9

Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (trước đây là Kinh Đô) vốn được biết đến là "vua" bánh kẹo trên thị trường Việt Nam, sau đó đã chấm dứt "mối tình" này khi quyết định bán mảng bánh kẹo cho các doanh nghiệp nước ngoài từ năm 2014. Tuy nhiên, KIDO vẫn "thống trị" mảng kem, nắm giữ tới 35% thị phần (theo thống kê của EuroMonitor) với hai thương hiệu nổi tiếng là Merino và Celano.
Vào thời điểm đó, KIDO còn toan tính "lấn sân" sang thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) và 65% cổ phần tại Dầu Tường An. Ngoài ra, KIDO đã mua lại 50% cổ phần tại Dabaco Foods nhằm thâm nhập vào thị trường thức phẩm chế biến sẵn.
Tập đoàn KIDO lớn mạnh ngày nay được sáng lập và lãnh đạo bởi một nhóm doanh nhân gốc Hoa gồm cặp vợ chồng ông Trần Kim Thành và vợ là Vương Bửu Linh; ông Trần Lệ Nguyên và vợ là Vương Ngọc Xiểm.
Dàn lãnh đạo đã sáng lập và điều hành KIDO.
 Dàn lãnh đạo đã sáng lập và điều hành KIDO.
Năm 2017, ông Trần Kim Thành xếp thứ 35 trong Danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. 

Ông Trần Kim Thành hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (KDC), Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF), Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (VOC) và là thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long.

Công ty TNHH Đầu tư KIDO được ông Trần Kim Thành thành lập năm 1993 và giữ vị trí tổng giám đốc. Hiện ông Trần Kim Thành đang nắm 156.000 cổ phiếu KDF, tương đương 00,28% vốn điều lệ, 276.000 cổ phiếu KDC, tương đương 00,13% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, ông Thành còn thông qua VOC sở hữu 22.232.000 cổ phiếu KDC, tương đương 24% vốn điều lệ. Công ty TNHH Đầu tư KIDO nơi ông Thành làm tổng giám đốc cũng nắm giữ 16.867.456 cổ phiếu KDC.

Vợ ông Thành là bà Vương Bửu Linh hiện cũng đang năm 2.000.000 cổ phiếu KDC, em trai Trần Lệ Nguyên đang nắm 28.930.867 cổ phiếu KDC, em trai Trần Quốc Nguyên cũng đang năm 660.707 cổ phiếu KDC, em trai Trần Vinh Nguyên cũng nắm 604.729 cổ phiếu KDC…

Với giá 35.700 đồng/cổ phiếu, hiện gia đình ông Trần Kim Thành sở hữu khoảng 2.726 tỷ đồng tài sản chứng khoán.

Ngoài đất vàng Lê Duẩn, “sức khỏe” những dự án khác của Kinh Đô ra sao?

(Kiến Thức) - Dù được đặt nhiều kỳ vọng nhưng mảng bất động sản của Công ty CP KIDO (HOSE: KDC) (trước kia là Kinh Đô) lại khá mờ nhạt. Không ít các dự án có sự tham gia của KDC bị trễ tiến độ, phải chuyển nhượng hoặc đang "trùm mền".

Ngoài đất vàng Lê Duẩn, “sức khỏe” những dự án khác của Kinh Đô ra sao?

Vụ việc Thanh tra Chính phủ phanh phui vụ mua đất công giá rẻ tại dự án Lavenue Crown đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Lavenue Crown vốn được kỳ vọng là biểu tượng mới của thành phố nhưng đến nay, dự án này vẫn dang dở, khiến khu đất vàng chỉ là bãi giữ xe, gây xót xa trong dư luận. 

Vụ đất vàng cho thuê rẻ mạt: ông Nguyễn Thành Tài có trách nhiệm. Nguồn: Tuổi trẻ.

Trong vụ việc này, Công ty KIDO (trước kia là Kinh Đô) được biết đến với vai trò đang là cổ đông chiếm tới 50% cổ phần dự án, sau khi được 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương chuyển nhượng phần góp vốn từ năm 2010.

Công ty TNHH Đầu tư KIDO được thành lập năm 2002. Năm 2005, KDC niêm yết trên HOSE. Hoạt động chính của KDC là bán buôn thực phẩm và mua bán nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, từ năm 2006, KDC đã thể hiện tham vọng lấn sân vào lĩnh vực bất động sản. Song, có vẻ như bước tiến này chưa được thành công như kỳ vọng, khi tên tuổi doanh nghiệp này gắn với hai dự án dang dở, phải chuyển nhượng cho đơn vị khác.

Dự án Tân An Phước

Thông tin trên VietnamBiz cho biết, KDC có văn phòng và nhà máy tại khu đất có tổng diện tích 49,420 m2 tại phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức. Khu đất này được UBND TPHCM giao cho Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô vào năm 2004 dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất của khu đất này cho KDC với giá chuyển nhượng bằng số tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước.

Năm 2006, KDC có kế hoạch xây dựng dự án tại khu đất này thành khu nhà ở cao tầng. Các căn hộ trong dự án này, một phần dành ưu tiên cho cán bộ, nhân viên của Công ty Kinh Đô (nay là Mondelez Kinh Đô) có nhu cầu về nhà ở, một phần làm quỹ tái định cư cho các dự án do KDC làm chủ đầu tư tại TPHCM, số còn lại sẽ đưa vào kinh doanh thu hồi vốn. Vốn đầu tư dự kiến cho dự án này tại thời điểm đó là 1,071 tỷ đồng.

Đến 2009, KDC đã đánh giá lại lô đất tại địa chỉ 6/134 QL13 Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, góp vốn vào Công ty Tân An Phước để phát triển dự án. Tại thời điểm đó, KDC cho biết đã hoàn tất việc tháo dỡ nhà xưởng, giải phóng mặt bằng, đồng thời gấp rút hoàn tất hồ sơ thiết kế và các bước để chuẩn bị khởi công trong quý 3/2010.

Tuy nhiên, đến khi KDC đã chuyển nhượng xong dự án này thì Tân An Phước vẫn là bãi đất gần như trống không (trừ khu văn phòng cũ ở một góc đường), cỏ mọc cao quá đầu người.

Ngoai dat vang Le Duan, “suc khoe” nhung du an khac cua Kinh Do ra sao?
 Cổng vào dự án tại địa chỉ tại 6/134 QL13 Hiệp Bình Phước, Thủ Đức (Hình ảnh ngày 15/11/2017). Ảnh: Vietnambiz.

Sau nhiều năm "lay lắt", đến tháng 11/2017, Hội đồng quản trị KDC đã họp và ra quyết định chuyển nhượng 80% vốn góp tại Công ty TNHH Tân An Phước cho các đối tác. Thương vụ này giúp KDC thu về 400 tỷ đồng, tính theo giá trị sổ sách trên báo cáo tài chính quý III. 2017 của KDC.

Như vậy, sau 12 năm với bao lần khởi công hụt, KDC đã chính thức từ bỏ dự án tại khu đất số 6/134, Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức.

SJC Tower

Tham vọng của KDC ở mảng bất động sản còn thể hiện ở việc góp vốn làm dự án Cao ốc văn phòng SJC– Lê Lợi (SJC Tower). Dự án này nằm tại khu tứ giác 4 mặt tiền đường Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rộng 4.000m2 với tổng mức đầu tư hơn 100 triệu USD. Tòa nhà này được thiết kế với 6 tầng hầm và 54 tầng nổi. Chủ đầu tư dự án SJC Tower là Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương.

Tuy nhiên, tháng 7/2017, KDC cũng phải chuyển nhượng 50% vốn góp tại đây cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) để thu về 425 tỷ đồng. Đây bị coi là một thương vụ sai lầm của KDC.

Bên cạnh đó, KDC còn góp vốn vào CTCP Địa ốc Kinh Đô (đã đổi tên thành CTCP Địa ốc KIDO, KIDO Land). Ông Trần Kim Thành – Chủ tịch HĐQT KDC và ông Trần Lệ Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT KDC lần lượt là Chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT của KIDO Land. Theo thông tin trên website, Địa ốc Kinh Đô có dự án Cộng Hòa Garden tọa lạc tại số 20 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM với quy mô 3ha gồm 5 block cao từ 13 – 15 tầng tổng diện tích sàn xây dựng hơn 130.000m2.

Con đường thâu tóm đất vàng của các đại gia bất động sản

Mua lại vốn, tham gia đầu tư dự án BT, hay tham gia cổ phần hóa… là cách làm của nhiều đại gia để sở hữu những khu đất vàng, đất kim cương giá trị hàng nghìn tỷ đồng.

Con đường thâu tóm đất vàng của các đại gia bất động sản
Bằng nhiều cách khác nhau, nhiều đại gia trong lĩnh vực bất động sản nghiễm nhiên nắm giữ các dự án trên đất vàng tại Hà Nội và TP.HCM. Sự việc đang được dư luận chú ý gần đây là khu đất có diện tích gần 5.000 m2 tại số 8-12 Lê Duẩn, trung tâm quận 1, TP.HCM đang bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi vì phát hiện ra nhiều sai sót trong quá trình giao và cho thuê đất. Theo kết luận thanh tra, dự án được giao đất không thông qua đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất...

Tin mới