Thâu tóm loạt dự án vàng Hà Nội, tiềm lực đại gia Thanh Hóa đến đâu?

(Kiến Thức) - Việc đại gia “tỉnh lẻ” Thanh Hóa thâu tóm loạt dự án vàng Hà Nội, trong đó có khách sạn 4 sao Mercure khiến dư luận tò mò về tiềm lực thật sự của doanh nghiệp này.

Là doanh nghiệp tỉnh lẻ nhưng vài năm trở lại đây, Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa gây "sốc" khi bất ngờ thâu tóm hàng loạt dự án "đất vàng" tại Thủ đô với kinh phí đầu tư cả nghìn tỷ đồng. 
Điều đáng nói là mặc dù mạnh tay mua lại những dự án bất động sản (BĐS) "khủng" nhưng doanh nghiệp này chưa từng xây dựng dự án nhà ở hay khách sạn quy mô nào.
Thời gian gần đây, cái tên Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa được giới BĐS nhắc đến nhiều hơn khi có thông tin cho rằng, Khách sạn 4 sao Mercure (số 9 Cát Linh, Hà Nội) - một trong những dự án khủng của tập đoàn - bất ngờ có dấu hiệu dừng thi công và chưa biết khi nào mới đi vào hoạt động.
Điều này làm dấy lên câu hỏi về tiềm lực thật sự của vị đại gia đứng sau các cuộc thâu tóm đình đám này.  
Đại gia kín tiếng trong giới địa ốc
Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa được thành lập năm 1993, tiền thân là Công ty kiến trúc địa phương thành lập năm 1961. Năm 2005, công ty đổi tên thành Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa, do ông Trương Lâm (sinh năm 1953) làm Chủ tịch HĐQT.
Thau tom loat du an vang Ha Noi, tiem luc dai gia “tinh le” Thanh Hoa den dau?
 Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa. Ảnh: Nhà đầu tư.
Ông Trương Lâm thâu tóm gần như toàn bộ Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa trong một thương vụ âm thầm ngay khi đơn vị này chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần.
Ngoài Công ty Xây dựng Thanh Hóa, ông Trương Lâm còn sở hữu công ty TNHH Vận tải Hoàng Long – Thanh Hóa, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, cho thuê kho bãi, kinh doanh xăng dầu.
Thời điểm trước cổ phần hóa, Công ty Xây dựng Thanh Hóa có vốn điều lệ 15 tỷ đồng, do ông Ngô Văn Tuấn làm Chủ tịch HĐQT.
Năm 2006, Công ty Xây dựng Thanh Hóa được cổ phần hóa, vốn điều lệ tăng lên 30 tỷ đồng. Tại thời điểm này, Công ty Xây dựng Thanh Hóa ghi nhận khoản nợ khó đòi gần 2 tỷ đồng.
Mời độc giả xem video Choáng ngợp Biệt Thự 300 tỷ của Đại gia sắt vụn Thanh Hóa tại Hà Nội (Nguồn Tin Tức Việt Nam): 
Sau khi cổ phần hóa, ông Ngô Văn Tuấn được điều chuyển về làm Phó Trưởng ban Ban kinh tế Nghi Sơn, đánh dấu việc nhà nước chính thức rút khỏi doanh nghiệp.
Tại Thanh Hóa, Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa được biết đến với các dự án như Dự án KCN và đô thị Hoàng Long; Dự án khu dân cư Hồ Toàn Thành. Bên cạnh đó, công ty còn được giao xây dựng 30 trường học của tỉnh, 18 bệnh viện và trung tế...
Giới BĐS đánh giá, ông Trương Lâm là một đại gia khá kín tiếng khi hầu hết những thương vụ mua lại dự án vàng tại Hà Nội của doanh nghiệp do ông làm chủ chỉ được tiết lộ sau khi việc chuyển nhượng đã hoàn tất một thời gian dài.
Những dự án "vàng" tại thủ đô Hà Nội
Năm 2014, Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa gây tiếng vang trong giới BĐS khi mua lại dự án Sky Park Residence tại Hà Nội. Thương vụ này có giá khoảng 143 tỷ đồng.
Thau tom loat du an vang Ha Noi, tiem luc dai gia “tinh le” Thanh Hoa den dau?-Hinh-2
Sky Park Residence tại Hà Nội. Ảnh: Đất xanh.
Thời điểm này, vốn điều lệ của công ty là 165 tỷ đồng. Trong đó, ông Trương Lâm - Chủ tịch HĐQT sở hữu 156,7 tỷ đồng. Tháng 9/2017, công ty tăng vốn điều lệ thành 545 tỷ đồng (ông Trương Lâm chiếm 98,48%).
Dự án Sky Park Residence là khu Tổ hợp căn hộ cao cấp, nằm tại số 3 Tôn Thất Thuyết quận Cầu Giấy - một trong những vị trí đắc địa nhất ở Hà Nội hiện nay.
Quy mô dự án gồm hai khối nhà, trong đó, khối văn phòng thương mại cao 25 tầng, khối chung cư cao 35 tầng. Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án khoảng 1.600 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa còn chi hơn 100 tỷ đồng để mua lại khách sạn 4 sao Mercure (Đống Đa, Hà Nội).
Thau tom loat du an vang Ha Noi, tiem luc dai gia “tinh le” Thanh Hoa den dau?-Hinh-3
Khách sạn 4 sao Mercure tại số 9 Cát Linh. Ảnh: VnFinance. 
Đây là dự án khách sạn 4 sao, cao 15 tầng nổi và 3 tầng hầm trên khu đất 1.584m2, với 250 phòng. Theo kế hoạch, Mercure Hà Nội có tổng vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng.
Tiến hành xây dựng khách sạn từ quý II/2014, Mercure Hà Nội đã hoàn thiện xong phần thô từ đầu năm 2017, tuy nhiên có nguồn tin cho rằng, từ nhiều tháng nay, dự án này này bất ngờ có dấu hiệu dừng thi công và chưa biết khi nào mới đi vào hoạt động.
Nghi ngờ này khiến cho câu hỏi về tiềm lực cũng như năng lực thật sự của Tập đoàn xứ Thanh đang được nhiều người đặt ra.

Soi đất vàng HN bị đại gia Thanh Hóa thâu tóm

(Kiến Thức) - Skypark Residence nằm trên khu đất vàng Hà Nội có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1000 tỷ đồng vừa về tay một đại gia BĐS Thanh Hóa.

Skypark Residence là khu Tổ hợp chung cư, văn phòng và thương mại nằm trên đường Tôn Thất Thuyết (ô đất 25D khu đô thị mới Cầu Giấy), một trong những khu vực đắc địa tại Hà Nội. Dự án có quy mô hoành tráng gồm 2 tòa nhà cao 25 tầng là khối văn phòng thương mại và tòa chung cư cao 35 tầng nối liền với nhau bằng 3 tầng hầm để xe và khối đế 5 tầng.
 Skypark Residence là khu Tổ hợp chung cư, văn phòng và thương mại nằm trên đường Tôn Thất  Thuyết (ô đất 25D khu đô thị mới Cầu Giấy), một trong những khu vực đắc địa tại Hà Nội. Dự án có quy mô hoành tráng gồm 2 tòa nhà cao 25 tầng là khối văn phòng thương mại và tòa chung cư cao 35 tầng nối liền với nhau bằng 3 tầng hầm để xe và khối đế 5 tầng.

Tận mắt xem đại gia Thanh Hóa chăm bẵm hổ

Thấy người vào trại, nhiều con hổ nặng tới 2 tạ lại chồm lên nhe nanh gầm gừ. Sau 6 năm nuôi nhốt, trại hổ của ông Chiến mới được cấp phép.

Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du
 Trại nuôi 11 con hổ của gia đình Nguyễn Mậu Chiến (44 tuổi, ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) được đánh giá là địa điểm nuôi loài “chúa sơn lâm” lớn nhất khu vực.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-2
 Ông Chiến cho biết, đàn hổ này được mua về từ năm 2006. Đến năm 2012, ông mới được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép nuôi nhốt.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-3
 Nói về nguồn gốc đàn hổ, chủ trang trại cho biết, hồi năm 2006, trong một lần lên xã Na Mèo (huyện Quan Sơn) mua gỗ, ông bắt gặp cảnh người dân bắt được đàn hổ từ bên Lào đưa về nên đã mua lại đưa về quê.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-4
 Đàn hổ lúc đầu có 16 con, nặng 3-4 kg/con. Từ 2008 đến 2012, 5 con hổ lần lượt chết do bệnh nặng. Sau nhiều năm được chăm sóc, 11 con hổ còn lại đều trưởng thành, nặng từ 1,5 đến 2 tạ.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-5
 Trong số 11 con hổ, một số rất hung dữ, thấy người là chúng chồm lên, khiến những ai vào trang trại không khỏi rùng mình, hoảng hốt. Thời điểm đầu, ông Chiến thừa nhận nuôi trái phép.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-6
 Đến 2012, ông mới được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho phép nuôi. Trước đây, số hổ này được gia đình ông Chiến nuôi nhốt ngay tại nhà trong thôn 27, xã Xuân Tín.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-7
Không chỉ làm người dân lo lắng, mất ăn mất ngủ mỗi khi hổ đói ăn gầm lên mà chúng còn gây ô nhiễm môi trường cho khu dân cư.  
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-8
 Đến năm 2010, trại nuôi hổ được xây dựng ở khu vực cồn Tàu Voi.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-9
 Dù xa khu dân cư, nhưng người dân vẫn lo lắng vì hiểm họa mà đàn hổ gây ra là khôn lường vì khu vực nuôi nhốt hiện chỉ cách đê Cầu Chày khoảng 300 m. Nếu đê vỡ, nước tràn vào thì nguy cơ hổ thoát ra ngoài là rất lớn.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-10
Dù vậy, chủ trại hổ khẳng định hệ thống chuồng trại của mình rất kiên cố. Để nuôi được đàn hổ này, chủ nhân đã phải bỏ ra tiền triệu mỗi ngày để mua thức ăn.

Tin mới