Vì sao khối ngoại tháo chạy, thị trường phản ứng tiêu cực với Masan?

(Vietnamdaily) - Sau cái bắt tay nhận chuyển nhượng VinCommerce và VinEco của Masan từ Vingroup, thị trường phản ứng tiêu cực với cổ phiếu MSN của Masan.
 

Kết phiên 4/12, cổ phiếu MSN đứng ở mốc 62.500 đồng/cp. Vốn hóa của Masan bay gần 7.600 tỷ đồng chỉ sau 2 phiên giao dịch xuống còn 73.059 tỷ đồng.

Thanh khoản của MSN tiếp tục đột biến, tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 5,52 triệu cổ phiếu, lên cao nhất lịch sử giao dịch của cổ phiếu này và gấp gần 12 lần bình thường.

Giao dịch khớp lệnh của MSN đa phần là do khối ngoại bán ra. Nhà đầu tư nước ngoài bán 4,66 triệu đơn vị, chiếm 84,4% tổng khối lượng giao dịch. 

Tổng khối lượng bán ròng đạt 3,8 triệu cổ phiếu. Dù vậy, tính từ đầu năm đến nay, MSN vẫn được khối ngoại mua ròng trên 20 triệu cổ phiếu.

Một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, cổ phiếu MSN trong vài tháng trở lại đây có dấu hiệu giảm và bị khối ngoại bán ra nhiều chứ không phải mới xảy ra.

Có thể nói rằng diễn biến giá tiêu cực hơn trong 2 phiên gần đây có thể nguyên nhân đến từ việc các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận thông tin hợp tác giữa Vingroup và Masan không mấy tích cực và đó có thể xem như là tin xấu.

Còn với những nhà đầu tư nhỏ lẻ khi không nhận định được thông tin đó là có lợi hay hại thì nhanh tay bán ra để có thể giảm thiểu rủi ro.

Việc nhà đầu tư cho rằng thông tin hợp tác là xấu bởi vì lo ngại kết quả kinh doanh Masan sẽ bị ảnh hưởng khi nhận sáp nhập VinCommerce, đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Vinmart, Vinmart+.

Khởi điểm chỉ 7 siêu thị Vinmart và 10 siêu thị Vinmart+, đến tháng 11/2019, Vingroup đã xây dựng hệ thống bán lẻ có độ phủ lớn nhất tại Việt Nam với 115 siêu thị Vinmart và 2.438 cửa hàng Vinmart+ trên khắp các tỉnh thành.

Với sự phát triển của chuỗi Vinmart và Vinmart+, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup liên tục tăng trưởng. Một năm sau khi mua lại Ocean Mart và mở rộng hiện diện, tập đoàn thu về 6.515 tỷ đồng, tăng 13 lần. Doanh thu tiếp tục tăng 140% trong năm 2016 và chững lại trong 2017.

Năm 2018, tổng doanh thu thuần bán lẻ vượt 20.000 tỷ đồng, cao hơn 47% so với năm trước. Lũy kế 9 tháng 2019, con số này là 23.571 tỷ đồng, tăng 60%.

Tuy nhiên, vì đang trong quá trình mở rộng, doanh nghiệp vẫn đang ghi nhận lỗ ròng. 9 tháng đầu năm 2019, mảng này lỗ hơn 3.461 tỷ đồng. Ước tính trong 5 năm triển khai, Vingroup lỗ gần 17.500 tỷ đồng cho mảng bán lẻ.

Vi sao khoi ngoai thao chay, thi truong phan ung tieu cuc voi Masan?
Thị trường phản ứng tiêu cực với cổ phiếu MSN của Masan trong 2 phiên vừa qua.

Trái ngược với cổ phiếu MSN, sau thông tin thâu tóm, cổ phiếu MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) lại được hưởng lợi khi giao dịch khá sôi động trên thị trường.

Kết phiên 4/12, cổ phiếu MCH dừng tại mức giá 82.200 đồng/cp, tăng 3,7% so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện, vốn hóa của Masan Consumer đạt hơn 57.945 tỷ đồng, tăng hơn 4.700 tỷ đồng so với phiên 2/12.

Cũng liên quan đến thương vụ chuyển giao là Vingroup, khác với sự đứng giá trong phiên 3/12, cổ phiếu VIC của Vingroup bắt đầu giao dịch khởi sắc hơn và kết phiên 4/12 tại mức giá 115.500 đồng/cp, tăng nhẹ 0,43% so phiên 3/12, tương ứng tăng 500 đồng/cp.

Về việc MSN và VIC tiếp tục diễn biến trái chiều sau thỏa thuận sáp nhập, nhiều ý kiến cho rằng, cổ phiếu bên nhận sáp nhập sẽ chịu thiệt trong thời gian đầu. 

Trong thương vụ này, Masan đóng vai trò là bên nhận sáp nhập khi chiếm quyền kiểm soát trong công ty mới và chịu trách nhiệm chính về cơ cấu nhân sự, xử lý vấn đề tài chính, hoạch định chiến lược kinh doanh mới...

Theo thông tin chính thức được công bố sáng 4/12, cổ phiếu MML của Masan MeatLife - công ty thành viên của Tập đoàn Masan sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM vào ngày 9/12 với giá tham chiếu là 80.000 đồng/cp.

Khối lượng đăng ký giao dịch hơn 324 triệu cổ phiếu, theo đó Masan MeatLife được định giá gần 26.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).

Với những tin tức về thương vụ chuyển nhượng bom tấn này, cổ phiếu của Masan MeatLife khi được giao dịch trên UPCoM sẽ được hưởng lợi như cổ phiếu MCH hay rớt đài thảm hại như cổ phiếu MSN?

Những sự cố Masan dính phải trước khi thâu tóm Vinmart và VinEco của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

(Vietnamdaily) - Trước khi nhận chuyển nhượng Vinmart và VinEco từ Vingroup, Tập đoàn Masan có khá nhiều vụ tai tiếng.

Ngày 3/12, CTCP Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) và CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đã ký thỏa thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco.

KBC nhận hỗ trợ 100 tỷ đồng từ Vinatexin để bổ sung nguồn vốn

(Vietnamdaily) - Sau đợt huy động tiếp 700 tỷ từ trái phiếu và vay mượn, KBC tiếp tục nhận 100 tỷ hỗ trợ từ Vinatexin.

Ngày 3/12, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) thông báo sẽ nhận 100 tỷ đồng vốn hỗ trợ từ CTCP Đầu tư Vinatex - Tân Tạo (Vinatexin).

Đây là khoản hỗ trợ hoàn toàn bằng tín chấp, không có tài sản đảm bảo, có thể giải ngân làm nhiều lần, nhằm bổ sung vốn lưu động cho KBC.

Tin mới