Thấy gì qua chuyến thăm của Nga trong khi Trung-Mỹ đối thoại?

(Kiến Thức) - Chuyến thăm của quan chức Nga trong bối cảnh đối thoại Trung-Mỹ diễn ra cho thấy Bắc Kinh muốn dựa vào Nga nếu quan hệ với Mỹ xấu đi.

Trong lúc đối thoại thường niên giữa Trung-Mỹ diễn ra, Chủ tịch Tập Cận Bình lại bận rộn tiếp đón vị khách Nga tới thăm Bắc Kinh: Chánh văn phòng tổng thống Nga Sergei Ivanov.

Trong cuộc gặp gỡ với ông Ivanov, Chủ tịch Tập nói rằng, mối quan hệ thân thiết của ông với Tổng thống Putin phần nào chứng tỏ những điểm đặc biệt của quan hệ Nga-Trung”, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) bắt tay với Chánh văn phòng tổng thống Nga Sergei Ivanov ở Bắc Kinh ngày 9/7.
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) bắt tay với Chánh văn phòng tổng thống Nga Sergei Ivanov ở Bắc Kinh ngày 9/7.
Đồng ý với phát biểu trên của ông Tập, đại diện Nga ca ngợi “sự kiện mở ra kỉ nguyên mới” khi nhắc tới những thỏa thuận được ký đôi bên trong chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc hồi tháng 5 (ở đó có hợp đồng khí đốt lịch sử mất 10 năm để đàm phán). Cả ông Tập và ông Ivanov đều nhất trí rằng, Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo như những cam kết đã đề cập trong cuộc gặp gỡ chuyến thăm của ông Putin.

Cùng với đó, Chánh văn phòng tổng thống Nga Ivanov biện hộ cho cuộc tập trận chung gần đây giữa Trung-Nga. “Chúng tôi là những quốc gia có chủ quyền. Chúng tôi không thực hiện các cuộc diễn tập quân sự để chống lại một ai đó. Đó chỉ là hình thức để thúc đẩy hợp tác song phương của hai nước mà thôi”, Ria Novosti dẫn lại.

Dư luận nghi ngờ rằng, không phải ngẫu nhiên ông Ivanov lại sang thăm Trung Quốc trùng với thời gian cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (SED) Mỹ-Trung diễn ra. Dường như, cuộc gặp của ông Tập với ông Ivanov là một lời nhắc nhở tới Mỹ rằng, Bắc Kinh không hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ tích cực với Washington. Thông qua những mối quan hệ với các nước khác, đặc biệt với Nga, Bắc Kinh sẽ có chỗ để nương nhờ một khi quan hệ Trung-Mỹ xấu đi. Cùng với đó, xét trên phương diện cá nhân, qua mối quan hệ thân thiết với ông Putin, Chủ tịch Tập Cận Bình còn nhắc khéo với Tổng thống Obama rằng, hai người bọn họ không tồn tại một mối thâm giao như vậy.

Quan hệ Trung-Nga: “Đồng sàng, dị mộng“

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Không nhiều thì ít, truyền thông Mỹ thường ngụ ý rằng động cơ sâu sắc của quan hệ Trung-Nga là chống Mỹ. Sẽ là quá đơn giản vội vàng khi kết luận như vậy. Moscow và Bắc Kinh có thể đang hưởng tuần trăng mật, nhưng không nhất thiết phải chống Mỹ.

Liệu Trung-Nga có xung khắc vì Biển Đông?

(Kiến Thức) - Ảnh hưởng gia tăng của Nga trong bối cảnh Đông Nam Á muốn kiềm chế Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?

Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?
Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh? 
Theo chuyên gia Sergei Luzyanin - Phó Giám đốc Viện Viễn Đông trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga-Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Moscow về mở rộng vai trò của Liên bang Nga ở Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt là trong các lĩnh vực hợp tác năng lượng và an ninh. Quan hệ Trung-Nha cũng không thể kiềm chế xu thế đa dạng hóa các mối quan song phương mà Nga vốn xây đắp thành công với người bạn cũ là Việt Nam, cũng như phát triển các hình thức hợp tác song phương mới với những thành viên khác của ASEAN.

Tin mới