Thấy gì qua việc Nga tăng cường máy bay ném bom Tu-22M3?
Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga vừa nhận thêm vũ khí tấn công, đó là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3 Backfire, tăng cường thêm khả năng tấn công Ukraine từ xa.
Tiến Minh (Theo Sina)
Xem toàn bộ ảnh
Công ty chế tạo thiết bị hàng không Tupolev, được coi là báu vật của ngành hàng không Nga, một lần nữa long trọng bàn giao máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 Backfire, được sửa chữa và hiện đại hóa cho Quân đội Nga.
Việc bàn giao thêm 3 chiếc Tu-22M3 cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, trong lúc chiến trường Ukraine cần tăng cường hỏa lực tấn công tầm xa, không chỉ là sự thể hiện sức mạnh kỹ thuật, mà còn là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho việc tiếp tục nâng cao sức mạnh không quân của Nga.
Tu-22M3, với tư cách là chiếc máy bay ném bom có tính năng hiện đại hàng đầu thời Liên Xô, vẫn đóng một vai trò không thể thiếu trong Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, sau nhiều thập kỷ phục vụ và không ngừng được cải tiến về khả năng chiến đấu; đưa nó trở thành một máy bay chiến đấu chủ lực. Là thành phần quan trọng trong khả năng răn đe chiến lược của Nga.
Máy bay ném bom Tu-22M3 mới được nâng cấp và bàn giao lần này, không chỉ khôi phục được tốc độ và khả năng cơ động ban đầu, mà còn được tích hợp hệ thống điện tử hàng không và công nghệ kiểm soát vũ khí mới nhất, để đảm bảo rằng nó vẫn có thể duy trì mức độ cạnh tranh cao, trong môi trường chiến tranh hiện đại.
Máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 được biết đến với tốc độ bay đáng kinh ngạc là Mach 2,3, nhanh hơn nhiều so với nhiều loại máy bay chiến đấu đang hoạt động, mang lại cho nó khả năng xuyên phá và khả năng sống sót cao trên bầu trời.
Trên chiến trường, Tu-22M3 có thể nhanh chóng xuyên thủng mạng lưới phòng không của đối phương và thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác. Đây thực sự là “thanh kiếm phản công sắc bén” trong tay Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả chiến đấu của máy bay Tu-22M3, Quân đội Nga đã định vị nó là bệ phóng lý tưởng cho tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dagger). Quyết định này dựa trên khả năng chịu tải mạnh mẽ và đặc tính bay tốc độ cao của Tu-22M3.
Với khả năng mang tải của máy bay ném bom siêu thanh, cho phép Tu-22M3 mang theo số lượng tên lửa Kinzhal lớn hơn và phóng chúng khi cơ động tốc độ cao, tăng cường đáng kể tốc độ khả năng tấn công.
Tên lửa siêu thanh Kinzhal nổi tiếng với tốc độ khó đánh chặn và khả năng tấn công chính xác. Sự kết hợp của nó với máy bay Tu-22M3 chắc chắn là mối đe dọa kép đối với tuyến phòng thủ của đối phương.
Có thông tin cho rằng, Nga thường xuyên sử dụng vũ khí siêu thanh Kinzhal trên chiến trường Ukraine và máy bay ném bom Tu-22M3 cũng đã trực tiếp tham gia các hoạt động chiến đấu, tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.
Thông tin này càng nêu bật quyết tâm và sức mạnh của Nga trong việc xử lý các tình huống quốc tế phức tạp. Trong bối cảnh đó, Tu-22M3 không chỉ thực hiện các nhiệm vụ ném bom truyền thống, mà còn sử dụng tên lửa hành trình siêu âm Kh-32, được phóng đi từ máy bay Tu-22M3, để thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa nhằm vào Quân đội Ukraine.
Tên lửa Kh-32, một trong những vũ khí mạnh nhất của Tu-22M3, có tốc độ bay lên tới Mach 4,4 và tầm bắn hơn 1.000 km, cho phép nó vượt qua một quãng đường rất xa trong thời gian rất ngắn, để thực hiện đòn tấn công sâu vào phía sau của đối phương.
Việc đưa loại tên lửa này vào sử dụng không chỉ nâng cao khả năng tấn công tầm xa của máy bay Tu-22M3, mà còn mở rộng hơn nữa các lựa chọn chiến thuật của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, hỗ trợ mạnh mẽ trong việc tấn công các mục tiêu chiến lược của Nga, trong cuộc xung đột Ukraine.
Tóm lại, máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 Backfire và những vũ khí tiên tiến mà nó mang theo, đang trở thành một phương tiện quan trọng để Nga thể hiện sức mạnh quân sự và ý chí chiến lược của mình trong cuộc xung đột với Ukraine.
Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ và việc áp dụng chiến thuật linh hoạt, sự kết hợp giữa máy bay Tu-22M3 cùng tên lửa Kinzhal và Kh-32, chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động quân sự của Nga trong tương lai. (Nguồn ảnh: Sputnik, TASS, RIA Novosti, Wikipedia).