Thế giới di động muốn "áp đặt cuộc chơi" khi đơn phương giảm tiền thuê?

“Nhìn xa hơn, chúng ta có thể thấy ông chủ của TGDĐ rất “cao tay”. Việc “tung” ra văn bản lập tức biến họ trở thành “cửa trên”, người áp đặt “cuộc chơi” và bên cho thuê phải “chạy theo” để đàm phán với họ” - luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo nói.

Việc Công ty Đầu tư Thế giới Di động (TGDĐ) ra văn bản, không trả tiền thuê mặt bằng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cho đối tác đang gây xôn xao dư luận. Phân tích sự việc dưới góc độ pháp lý, luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Công ty TAT Law firm) cho rằng đây là “lỗ hổng pháp lý, cần có cái nhìn công bằng cho cả 2 bên.” 
Theo luật sư Thảo, trong tình huống này, chúng ta cũng không nên đặt ra vấn đề kiện được hay không, kiện như thế nào, vì việc kiện tụng là hết sức đơn giản. Cứ có xung đột, có mâu thuận là có quyền kiện, tòa án sẽ thụ lý giải quyết, việc giải quyết của tòa án trên cơ sở hợp đồng của các bên và pháp luật hiện hành, dù những căn cứ đó có phù hợp hay chưa phù hợp với thực tế đời sống xã hội.
Đa phần, dư luận xã hội đánh giá cách hành xử của TGDĐ là đang “tự tung tự tác”, “tự biên tự diễn”, thậm chí là “ngang ngược”. Nhưng cần một góc nhìn xa hơn, để chúng ta có thể thấy ông chủ của TGDĐ rất “cao tay” khi “tung ra” cách hành xử như được coi là như “đúng rồi”. Bởi lẽ, nếu đi xin chủ nhà, sẽ rơi vào thế “cửa dưới”, khi đó sẽ phải van ông lạy bà, được giảm đồng nào thì hay đồng ấy. Việc “tung” ra văn bản, lập tức biến họ trở thành “cửa trên”, người áp đặt “cuộc chơi” và bên cho thuê phải “chạy theo” để đàm phán với họ. “Rõ ràng đây là một “nước cờ cao tay” – nữ luật sư nhận định.
The gioi di dong muon
  Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Công ty TAT Law firm) cho rằng nguyên nhân sự việc lùm xùm giữa Thế giới di động và chủ nhà cho thuê  là do “lỗ hổng pháp lý" trong hợp đồng.
“Trong sự việc này, chúng ta đừng nhìn một chiều như góc nhìn của phần lớn dư luận hiện nay. Ngoài góc nhìn của người cho thuê, thì phải có thêm góc nhìn của người đi thuê, mới đảm bảo tính hợp lý công bằng, để từ đó thay đổi những tư duy cũ, ngay cả pháp luật cũng cần thay đổi để bám sát các vấn đề thực tiễn của xã hội dân sinh.
Thời điểm này, thiết nghĩ giữa người đi thuê và người cho thuê cần phải tiến đến gặp nhau ở một điểm chung, cùng chia sẻ gánh nặng với nhau, tạo nên sự hài hòa lợi ích. Đảm bảo các bên hợp tác lâu dài, tránh trường hợp “ăn xổi ở thì”, “tát cạn bắt lấy”, theo kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” – luật sư Thảo phân tích.
Luật sư cho rằng, trong sự việc này có một lỗ hổng pháp lý lớn. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát nhanh chóng, lan rộng là một sự kiện khách quan, không thể lường trước được, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chứng minh sự kiện này là sự kiện bất khả kháng để doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê mặt bằng, thì còn phải chứng minh các yếu tố khác theo luật định, như: “không thể khắc phục được”, “mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Có ý kiến cho rằng, sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn yếu tố hợp đồng “không thể thực hiện được” và từ đó cho rằng bản thân COVID-19 không phải là sự kiện bất khả kháng. Thực tế, luật không quy định về yếu tố “không thể thực hiện được” đối với sự kiện, để xác định đó là sự kiện bất khả kháng.
Trong trường hợp vì COVID-19 dẫn đến cơ quan có thẩm quyền, ban hành quyết định hạn chế, cấm đoán (chẳng hạn như hạn chế lưu thông, cấm đi làm, giãn cách xã hội…) thì chính quyết định này cũng nên được xem là một sự kiện miễn trừ nghĩa vụ thanh toán. Mục đích của việc thuê mặt bằng là để kinh doanh, nhưng khi nhà nước giãn cách xã hội thì họ không thể kinh doanh được, không được kinh doanh thì sao họ phải trả tiền.
Bên cạnh đó, nếu hợp đồng có ghi nhận thỏa thuận ‘dịch bệnh’ là ‘sự kiện bất khả kháng’ thì hai bên có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết các tranh chấp tương tự, chúng tôi nhận thấy dịch bệnh như hiện nay là chưa có tiền lệ, nên chưa thấy có hợp đồng thuê mặt bằng nào đưa thỏa thuận này, làm căn cứ xác định sự kiện bất khả kháng.
Nếu hợp đồng không có thỏa thuận ‘dịch bệnh’ là ‘sự kiện bất khả kháng’, thì Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ xem xét 3 yếu tố của ‘sự kiện bất khả kháng’ quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là: khách quan, không thể lường trước và không thể khắc phục được để làm căn cứ giải quyết vụ việc.
Thực tế, các doanh nghiệp bị tác động do dịch bệnh hiện nay là điều không phải bàn cãi và các doanh nghiệp cũng không thể khắc phục được những khó khăn, ngay cả khi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, nên cần coi đại dịch COVID-19 là sự kiện bất khả kháng.
Vì vậy luật sư Thảo cho rằng sự việc này là bài học cho cả doanh nghiệp, người dân, đơn vị kinh doanh mặt bằng và nhà nước để xây dựng, kiện toàn các quy định pháp luật, hợp đồng kinh tế.
Theo luật sư Thảo, để hạn chế những mâu thuẫn, tranh chấp như trên, khi tiến hành thỏa thuận, giao kết hợp đồng, các bên cần xác lập điều khoản thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh tương tự như dịch COVID-19, để từ đó hạn chế phát sinh những tranh chấp. ở góc độ nhà nước, TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể, để xác định dịch bệnh COVID-19 hoặc các dịch bệnh tương tự, được coi là sự kiện bất khả kháng, để làm căn cứ giải quyết.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Hàng ngàn người dân tại TP. Hồ Chí Minh về quê trong đêm

Nguồn VTV.


Nghi can đâm bảo vệ Thế giới di động cướp điện thoại do thất nghiệp

(Kiến Thức) - Tại cơ quan Công an, Chiến khai nhận do thất nghiệp lại nợ nần nên đã đột nhập vào cửa hàng Thế giới di động tại Bắc Ninh, dùng dao đâm bảo vệ rồi cướp đi 10 điện thoại trị giá khoảng 150 triệu đồng.

Liên quan tới vụ đâm bảo vệ Thế giới di động, cướp hơn 10 điện thoại ở Bắc Ninh, thượng tá Nguyễn Văn Bình, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết đã bắt được nghi can Lê Anh Chiến (SN 1993, trú tại phường Đa Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).

Bí ẩn “yêu râu xanh” hiếp dâm hàng loạt phụ nữ bán vé số dạo

Từ giữa năm 2020 đến cuối năm 2020, hàng loạt phụ nữ bán vé số ở Đồng Nai bị hiếp dâm. Hành trình bắt tên "yêu râu xanh" bí ẩn đã được chương trình Hành trình phá án (của ANTV) dựng lại để làm bài học cảnh giác.

Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao
Năm 2020, Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai liên tiếp nhận được tin trình báo bị cưỡng hiếp, cướp tài sản của các phụ nữ bán vé số trên địa bàn. (Ảnh: ANTV)
Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-2
 Điểm chung của các vụ này là bị hại là những phụ nữ bán vé số dạo, hiện trường xảy ra thường xuyên thay đổi và diễn ra ở nơi vắng vẻ, ít người qua lại. (Ảnh: ANTV)
Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-3

Ngày 29/4/2020, chị L.M.H (SN 1993, quê quán tỉnh Bình Định) đến cơ quan công an trình báo về việc bị một thanh niên tiếp cận mua vé số rồi hiếp dâm sau đó cướp tài sản là sợi dây chuyền vàng. (Ảnh: ANTV)

Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-4

Vụ việc xảy ra tại lô cao su thuộc xã Long Đức, huyện Long Thành. (Ảnh: ANTV)

Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-5
 Do sự việc xảy ra ở lô cao su vắng vẻ lại quá bất ngờ nên nạn nhân chỉ nhớ được rất ít đặc điểm nhận dạng của đối tượng. Người phụ nữ này không biết hung thủ ai, ở đâu và không quen biết. (Ảnh: ANTV)
Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-6

Tiếp đến, ngày 14/9/2020, chị L.K.T (SN 1980, quê quán tỉnh Sóc Trăng) và ngày 16/11/2020 chị V.T.H (SN 1979, trú ở Đồng Nai) đến cơ quan Công an trình báo bị một thanh niên với cùng thủ đoạn, mua vé số nhưng nói quên mang theo tiền và yêu cầu bị hại lên xe để về nhà lấy tiền trả. (Ảnh: ANTV)

Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-7
 Tin lời, các bị hại đã ngồi sau xe, nhưng đối tượng đã chở đến khu vực lô cao su, vườn mì hoang vắng để thực hiện hành vi hiếp dâm, cướp tài sản gồm điện thoại, tiền, vé số…. (Ảnh: ANTV)
Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-8
 Công an tỉnh Đồng Nai đã xác lập chuyên án, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để điều tra làm rõ. (Ảnh: ANTV)
Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-9

Quá trình điều tra, lực lượng trinh sát hình sự của Công an huyện Long Thành và Phòng CSHS đã điều tra, khoanh vùng đối tượng, xác định được đối tượng nghi vấn là Nguyễn Thái Bình (SN 1978, quê quán ấp Tà Rom A, xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).

Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-10
 Ngày 28/12/2020, Ban chuyên án đã bắt đối tượng Nguyễn Thái Bình khi đối tượng này đang tạm trú khu phố Long Khánh 2, phường Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-11

Theo hồ sơ đối tượng Nguyễn Thái Bình đã bỏ đi khỏi địa phương tại Trà Vinh từ lâu. Bình đến khu phố 2, phường Tam Phước, TP Biên Hòa (Đồng Nai) làm thuê, mướn tự do. (Ảnh: ANTV)

Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-12

Tại cơ quan Công an, Bình quanh co chối tội tỏ vẻ như không biết gì. Với những chứng cứ, tài liệu cảnh sát thu thập được, Bình đã thừa nhận hành vi mình gây ra. (Ảnh: ANTV)

Bi an “yeu rau xanh” hiep dam hang loat phu nu ban ve so dao-Hinh-13

Lực lượng chức năng tiến hành thực nghiệm lại hiện trường. (Ảnh:CA ĐN)

 

Video: Những vụ hiếp dâm bí ẩn. (Nguồn Hành trình phá án  ANTV)

 

Tin mới