Thế giới đối mặt với cơn bão địa chính trị?

(Kiến Thức) - Thế giới đối mặt với cơn bão địa chính trị đảo lộn trật tự hiện hành, với một số nước đang thay đổi định hướng và đường lối chính sách đối ngoại.

Thế giới đối mặt với cơn bão địa chính trị?
 Đó là nhận định của Tổng biên tập tạp chí "Nước Nga trong vấn đề toàn cầu" (Russia in Global Affairs) Fyodor Lukyanov.
The gioi doi mat voi con bao dia chinh tri?
Tổng biên tập tạp chí "Nước Nga trong vấn đề toàn cầu" Fyodor Lukyanov. Ảnh russiancouncil.ru 
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, TBT Lukyanov lưu ý rằng các sự kiện chính trị quan trọng nhất đều đầy bất ngờ, khó dự đoán và gây ấn tượng bởi quy mô lớn:
"Rất nhiều sự kiện xảy ra gần như cùng một lúc. Cuộc trưng cầu dân ý rút khỏi EU của Anh. Donald Trump được đề cử làm ứng viên đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống Mỹ, mà đối với nhiều người đây là một sự kiện gây sốc và chưa từng có. Cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ và những hậu quả của nó. Người ta có ấn tượng rằng Ankara sẵn sàng thực hiện những thay đổi sâu rộng trong hệ thống các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, mà không chỉ riêng với Moscow. Triển vọng phát triển quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-NATO vẫn chưa rõ. Nhưng, rõ ràng là hai bên không thể duy trì mối quan hệ theo mô hình cũ, trong bối cảnh này những vụ giao tranh ở Syria đang gia tăng cường độ. Ngoài ra, còn có các vấn đề ở Ukraine và hiện nay có thể thấy rõ ràng rằng ‘quá trình Minsk’ đã lâm vào bế tắc. Tức là, khắp mọi nơi trên thế giới đang diễn ra những sự kiện rất nghiêm trọng".
Các sự kiện hồi cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 được cho là bước ngoặt lớn. Tuy nhiên, khi đó không ai đề xuất sáng kiến xem xét lại mô hình quản trị thế giới theo kiểu Chiến tranh lạnh. Một thay đổi duy nhất là thay cho trật tự thế giới dựa trên hai siêu cường đã xuất hiện trật tự đơn cực — chỉ dựa vào một siêu cường là Mỹ. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây dẫn đến những thay đổi về chất: kỷ nguyên toàn cầu hóa tự do sắp kết thúc.
Ông Fyodor Lukyanov giải thích:
"Ví dụ, việc người dân Anh bỏ phiếu lựa chọn Brexit chắc chắn là một cột mốc rất quan trọng đối với EU. Trước đây Liên minh Châu Âu đã có xu thế mở rộng. Và đột nhiên xuất hiện một cuộc thức tỉnh. Có lẽ, đây không phải là cuộc cuối cùng. Đảo chính quân sự bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một cơn sốc đối với EU cũng như đối với NATO. Một nước thành viên NATO đôi khi cư xử y như khối Bắc Đại Tây Dương không còn tồn tại”.
“Chúng ta đang chứng kiến một xu hướng quan trọng: các nguyên tắc cơ bản của nền chính trị thế giới sau Chiến tranh lạnh’ mà ở vị trí trung tâm là phương Tây đang thay đổi. Mô hình phát triển phương Tây mà các chính trị gia lên kế hoạch sau năm 1991 đã không thành công. Nói cách khác, quá trình đã từng bắt đầu sau sự sụp đổ của Liên Xô vẫn đang tiếp tục. Nhưng, chính hiện nay, trong năm 2016, quá trình chuyển hoá từ những sự thay đổi về số lượng thành những thay đổi về chất lượng tầm cỡ toàn cầu. Đây là kết quả chính của mùa hè chính trị năm 2016”.
Hiện nay, không chỉ phương Tây, Trung Cận Đông mà còn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng rơi vào tình trạng bất ổn. Trên lãnh thổ Hàn Quốc đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Có một tình huống phức tạp và rất đáng báo động xung quanh Biển Đông. Liệu ở khu vực này có thể xảy ra những thay đổi địa chính trị trong những năm tới? Ông Lukyanov nói:
"Bản thân hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Hàn Quốc không phải là một yếu tố quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất là hệ thống NMD là một bằng chứng mới về quá trình leo thang căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Xét theo những lời tuyên bố, cả hai bên đều không muốn như vậy. Nhưng, logic của các sự kiện dẫn đến điều đó. Một sự kiện quan trọng trong bối cảnh này là phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế ở La Haye về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, đây là một bản phán quyết đứng về phía Philippines. Sự kiện này chắc chắn sẽ sẽ có những tác động nhất định đến diễn biến tình hình. Mặc dù vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào với điều đó".
Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chưa ghi nhận những thay đổi về chất tương đương với các khu vực Châu Âu và Trung Đông. Nhưng ở vùng này cũng đang diễn ra những thay đổi quan trọng. Đây chỉ là vấn đề thời gian…

Lý do khiến Nga đem máy bay Tu-22M3 đến Iran

(Kiến Thức) - Việc Nga triển khai máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 ở Iran không chỉ nhằm “tiết kiệm thời gian và nhiên liệu" mà còn có mục tiêu địa chiến lược.

Lý do khiến Nga đem máy bay Tu-22M3 đến Iran
Có ý kiến cho rằng Nga triển khai máy bat ném bom chiến lược siêu âm tầm xa Tu-22M3 tại sân bay ở Iran là để giảm thời gian bay, mang được nhiều bom hơn và nâng cao khả năng phản ứng trong chiến dịch giải phóng Aleppo vì kết quả của trận chiến này có thể quyết định tương lai Syria.

Hé lộ mục tiêu địa chính trị của Nga ở Trung Đông

(Kiến Thức) - Mục tiêu địa chính trị của Nga ở Trung Đông là hợp tác với các nước trong khu vực để ngăn chặn IS lan sang Trung Á và Bắc Caucasus.

Hé lộ mục tiêu địa chính trị của Nga ở Trung Đông
Các động thái ngoại giao gần đây của Nga đã khiến cho một số nhà phân tích nhận định rằng Moscow đang “qua mặt” Washington ở Trung Đông.

Ai cuỗm tiền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un?

Tờ Korea Times hôm 21/8 dẫn một số nguồn tin cho hay một số quan chức ngoại giao Triều Tiên đã đào tẩu với số tiền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Ai cuỗm tiền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un?
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh tin đồn xoay quanh việc ông Thae Yong-ho, phó đại sứ của Triều Tiên tại Anh đã cuỗm 58 triệu USD khi đào tẩu khỏi Triều Tiên cùng gia đình. Điều đáng nói số tiền này lại thuộc về ông Kim Jong-un. Mặc dù chính phủ Hàn Quốc phủ nhận tin đồn trên nhưng theo một số nhà phân tích ông Thae chính là một trong những nhà ngoại giao nắm giữ bí mật tài chính của ông Kim.
Cũng theo tin đồn, nhiều nhà ngoại giao Triều Tiên đang làm việc tại châu Âu, đã đánh cắp chính số tiền mà ông Kim vốn dùng để nuôi tham vọng hạt nhân.

Tin mới