Thế giới suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân năm 1956

Thế giới suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân năm 1956

Vào năm 1956, thế giới từng suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân. Khi ấy, Ai Cập đe dọa quốc hữu hóa kênh đào Suez. Điều này gây ra cuộc khủng hoảng căng thẳng giữa các nước liên quan.

Xem toàn bộ ảnh
Nhân loại từng suýt xảy ra một cuộc  chiến tranh hạt nhân vào năm 1956. Nguồn gốc của sự việc này bắt nguồn từ việc vào tháng 10/1956, Ai Cập đe dọa quốc hữu hóa kênh đào Suez kết nối châu Âu và châu Á. Ai Cập khi ấy đang là đồng minh của Liên Xô. Ảnh: Keystone-France/Gamma-Keystone via Getty Images.
Nhân loại từng suýt xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân vào năm 1956. Nguồn gốc của sự việc này bắt nguồn từ việc vào tháng 10/1956, Ai Cập đe dọa quốc hữu hóa kênh đào Suez kết nối châu Âu và châu Á. Ai Cập khi ấy đang là đồng minh của Liên Xô. Ảnh: Keystone-France/Gamma-Keystone via Getty Images.
Ngoài Ai Cập, kênh đào Suez khi ấy còn do Anh và Pháp nắm giữ, quản lý và điều hành. Vậy nên, khi Ai Cập đe dọa quốc hữu hóa kênh đào Suez, Anh và Pháp phản đối. Đây là một trong những sự kiện lớn xảy ra trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Encyclopædia Britannica, Inc.
Ngoài Ai Cập, kênh đào Suez khi ấy còn do Anh và Pháp nắm giữ, quản lý và điều hành. Vậy nên, khi Ai Cập đe dọa quốc hữu hóa kênh đào Suez, Anh và Pháp phản đối. Đây là một trong những sự kiện lớn xảy ra trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Encyclopædia Britannica, Inc.
Đỉnh điểm của xung đột nổ ra vào ngày 5/11/1956. Vào ngày hôm đó, một vụ tấn công hạt nhân nhắm vào Liên Xô suýt xảy ra. Nếu không giải quyết mọi việc ổn thỏa thì Liên Xô cũng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công đáp trả. Khi đó, chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra và gây ảnh hưởng trên quy mô lớn. Ảnh: Fox Photos—Hulton Archive/Getty Images.
Đỉnh điểm của xung đột nổ ra vào ngày 5/11/1956. Vào ngày hôm đó, một vụ tấn công hạt nhân nhắm vào Liên Xô suýt xảy ra. Nếu không giải quyết mọi việc ổn thỏa thì Liên Xô cũng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công đáp trả. Khi đó, chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra và gây ảnh hưởng trên quy mô lớn. Ảnh: Fox Photos—Hulton Archive/Getty Images.
Cụ thể, vào đêm ngày 5/11/1956, Bộ tư lệnh Phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) nhận được các báo cáo cho thấy nhiều hoạt động đáng báo động đang xảy ra, bao gồm cả báo cáo cho biết nhiều máy bay chưa xác định rõ của bên nào đang bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: diplomacy.state.gov.
Cụ thể, vào đêm ngày 5/11/1956, Bộ tư lệnh Phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) nhận được các báo cáo cho thấy nhiều hoạt động đáng báo động đang xảy ra, bao gồm cả báo cáo cho biết nhiều máy bay chưa xác định rõ của bên nào đang bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: diplomacy.state.gov.
Không những vậy, máy bay Liên Xô hoạt động trên không phận Syria. Tiếp đến, một máy bay ném bom của Anh bị rơi ở Syria. Ảnh: nam.ac.uk.
Không những vậy, máy bay Liên Xô hoạt động trên không phận Syria. Tiếp đến, một máy bay ném bom của Anh bị rơi ở Syria. Ảnh: nam.ac.uk.
Ngoài ra, một số hoạt động bất thường của một biên đội Hải quân Liên Xô tại eo biển Dardanelles thuộc Thổ Nhĩ Kỳ cũng được Mỹ ghi nhận. Ảnh: nam.ac.uk.
Ngoài ra, một số hoạt động bất thường của một biên đội Hải quân Liên Xô tại eo biển Dardanelles thuộc Thổ Nhĩ Kỳ cũng được Mỹ ghi nhận. Ảnh: nam.ac.uk.
Trước những diễn biến này, giới chức Mỹ và các chuyên gia kiểm tra tỉ mỉ tình hình. Theo đó, họ xác định một nhóm thiên nga bay qua bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ; một máy bay hộ tống của Tổng thống Syria và một máy bay cường kích của Anh gặp các vấn đề kỹ thuật nên bị rơi; một cuộc tập trận thường xuyên của Hải quân Liên Xô. Ảnh: historyextra.
Trước những diễn biến này, giới chức Mỹ và các chuyên gia kiểm tra tỉ mỉ tình hình. Theo đó, họ xác định một nhóm thiên nga bay qua bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ; một máy bay hộ tống của Tổng thống Syria và một máy bay cường kích của Anh gặp các vấn đề kỹ thuật nên bị rơi; một cuộc tập trận thường xuyên của Hải quân Liên Xô. Ảnh: historyextra.
Về sau, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez được các bên liên quan cùng bàn bạc, thảo luận và đạt được sự thống nhất giúp hạ nhiệt căng thẳng. Ảnh: historylearning.
Về sau, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez được các bên liên quan cùng bàn bạc, thảo luận và đạt được sự thống nhất giúp hạ nhiệt căng thẳng. Ảnh: historylearning.
Mời độc giả xem video: Nga tập trận quy mô lớn, "soi" sức mạnh bộ ba vũ khí hạt nhân.

GALLERY MỚI NHẤT