Thế nào để phân biệt đào rừng với đào trồng?

Đào rừng phải là đào mọc trong rừng tự nhiên, còn đào trong rừng sản xuất do bà con trồng sẽ không cấm khai thác, vận chuyển.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phải cấm tuyệt đối chặt đào rừng và các loại cây khác của núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết; đồng thời yêu cầu các địa phương phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm.

The nao de phan biet dao rung voi dao trong?

Người dân bán cành đào tại Mộc Châu,Sơn La dịp tết 2019. Ảnh: Tiền phong

Chia sẻ về câu chuyện đào rừng, trên Vietnamnet, anh Nguyễn Văn Hiếu (Ba Vì, Hà Nội) - người có gần 20 năm buôn bán mặt hàng này vào dịp tết Nguyên đán cho rằng, cần có sự phân biệt rõ về điều này. Thực tế, gọi 'đào rừng' như là 1 tên thương mại chung cho các loại đào phai chuyển từ miền núi về.

"Thực chất đào rừng có hai loại là đào rừng mọc tự nhiên trong rừng và đào rừng có giống từ cây đào rừng đã được người dân ươm trồng nhiều năm trên các vườn rừng, vườn đồi và vườn nhà mình", anh Hiếu nói.

Trước vấn đề này, trên báo Tiền phong, anh Vũ Văn Chính, quê ở Nam Định buôn đào rừng mấy năm qua cho biết, việc buôn bán đào rừng xuất phát từ nhu cầu của nhiều người muốn chơi “ngông”. Khi có khách đặt hàng, tiểu thương sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng thuê người địa phương lên rừng tìm về. Anh Chính cho hay, nếu Nhà nước có chủ trương, anh tuân thủ không buôn bán đào rừng; nhưng cần có tiêu chí xác định rõ thế nào là đào rừng, thế nào là đào nhà, yêu cầu những giấy tờ cụ thể gì để những người buôn bán như anh biết và thực hiện.

Còn trên VOV, ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai khẳng định, Lào Cai không có đào rừng. Lâu nay mọi người vẫn thấy bà con vùng cao mang đào xuống phố bán thực chất đều là đào được trồng trong vườn hộ gia đình.

"Chúng ta cứ gọi là đào rừng, còn tôi 30 năm nay ở Lào Cai chưa từng thấy đào rừng thật bao giờ", vị Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chia sẻ.

The nao de phan biet dao rung voi dao trong?-Hinh-2

Nhiều người dân thành phố có thú chơi đào từ vùng núi. Ảnh: Tiền phong

Trên báo Tiền phong, Phó chủ tịch UBND xã Nậm Có (huyện Mù Căng Chải, Yên Bái) Thào A Cu cho biết, trên địa bàn xã có khoảng 400 hộ trồng đào, tổng diện tích ước khoảng 15 héc ta. Đây chủ yếu là giống đào ta, được người dân trồng xen kẽ với ngô trong vườn nhà. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Có, tại địa phương này, những cây đào nhiều hoa, đẹp có tán đều do người dân tự trồng rồi chăm sóc. Các tiểu thương thường lên mua cả vườn đào rồi đến dịp cận tết mới thuê người chặt, đem về dưới xuôi bán. Nếu một cây đào có giá khoảng 5 triệu, thì chi phí thuê người chặt, chở về dưới xuôi sẽ mất khoảng 10 triệu. Còn đào rừng chủ yếu là những cây đào không có hoa, do phải cạnh tranh với các loài cây phát triển khác.

Phó Chủ tịch xã Nậm Có cho biết thêm, tại xã, trung bình hộ trồng đào mỗi năm thu thấp nhất khoảng 10 triệu đồng, cao nhất hơn 150 triệu đồng. Có nhiều hộ bán 1 cây đào trồng lâu năm trong vườn nhà có giá trị hàng trăm triệu đồng. "Chúng tôi ủng hộ tuyệt đối chủ trương cấm chặt, phá đào rừng của cấp trên. Nếu cơ quan nhà nước có chỉ đạo cấm chặt đào để tạo cảnh quan, xã sẽ tích cực vận động người dân", ông Thào A Cu nói.

Ngày 26/12, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giải thích như trên về chỉ đạo của Thủ tướng cấm chặt đào rừng chơi Tết.

Ông nói chỉ đạo của Thủ tướng nhằm cấm chặt phá đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết. "Còn người dân miền núi hay miền xuôi trồng được đào để bán dịp Tết thì cần khuyến khích, vì vừa để người dân có cây đẹp chơi Tết, vừa góp phần tăng thu nhập cho người trồng", ông Dũng nói và cho rằng việc nghiêm cấm chặt phá đào rừng tự nhiên không khó, chỉ cần các địa phương, bộ ngành vào cuộc nghiêm túc sẽ có hiệu quả.

Vấn đề đặt ra là làm sao để phân biệt đào rừng với đào vườn, đào Tây Bắc với đào đồng bằng, để không ảnh hưởng tới người trồng đào? Trả lời báo chí, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá thực hiện "không khó". Bởi các văn bản pháp luật đã quy định chặt chẽ việc chặt phá cây rừng nói chung, trong đó có đào rừng và các loại cây khác đã có, chỉ cần các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng là được.

Có thể nói việc cấm chặt phá đào rừng mang về chơi Tết là cần thiết, tuy nhiên, phải cấm tận gốc, tức là cấm nơi đầu nguồn, chứ một khi đã chặt hạ rồi, mang về xuôi bán, phạt cũng không có ích gì. Quan trọng nữa, những người trồng đào, đặc biệt là bà con vùng cao trồng đào ở các bìa rừng, vạt đồi hoàn toàn vẫn có thể mang đào đi bán, kiếm thêm thu nhập chính đáng. Bởi đào là loại cây dễ trồng, phát triển nhanh, chặt cành vẫn còn hoa chơi, đào cây đi thì trồng cây khác, cây rất mau lớn.

Đào rừng Sa Pa nở sớm, giá tăng cao bất ngờ

Có thêm tháng nhuận, đào rừng Sa Pa (Lào Cai) Tết này nở sớm, đẹp nhưng khan hiếm, dẫn đến giá cả tăng cao hơn mọi năm.

Từ khoảng mùng 10 tháng Chạp, thương lái từ Hải Phòng, Hà Nội bắt đầu đổ lên Sa Pa (Lào Cai) để tìm mua đào rừng, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
Từ khoảng mùng 10 tháng Chạp, thương lái từ Hải Phòng, Hà Nội bắt đầu đổ lên Sa Pa (Lào Cai) để tìm mua đào rừng, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất.  

Đào rừng thân mục giá hơn trăm triệu hút khách

Cây đào rừng thân mục cao hơn 3m, uốn lượn như mình rồng được chủ vườn ra giá hơn trăm triệu đồng, nhiều người đi đường dừng lại để chiểm ngưỡng vẻ đẹp của cây đào độc và lạ này. 

Dao rung than muc gia hon tram trieu hut khach
Còn ba tuần nữa là tới tết Nguyên đán Kỷ Hợi, tuy nhiên đường Lạc Long Quân (Hà Nội) đã cũng tấp nập “người mua kẻ bán” cây cảnh chơi tết. Những ngày gần đây, trên đường này xuất hiện cây đào cổ thủ, thân đã mục, rỗng nhưng có thế rất đẹp, được xếp vàng loài đào độc, lạ. Gốc đào bị mục ruỗng, thân cao hơn 3m, uốn lượn như mình rồng, ngọn vươn dài tạo thế rất đẹp.

Tin mới